Kích thước cột nhà dân dụng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng khi xây dựng thi công nhà ở. Bởi vột nhà được xem như trụ cột chống đỡ cho cả chất lượng của ngôi nhà. Nếu kích thước cột nhà không phù hợp với diện tích của ngôi nhà thì không những làm mất đi thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và tuổi thọ của nhà ở. 

Cách tính kích thước cột nhà dân dụng

Theo cấu trúc xây dựng ta chỉ được biết chiều cao của cột, vì vậy cần dự tính kích thước cột nhà dân dụng. Tuy nhiên kích thước cột nhà dân dụng còn phụ thuộc vào chất liệu xây dựng.

Kích thước cột nhà bằng gạch, đá

Cột nhà bằng chất liệu gạch, đá có kết cấu chịu lực, kích thước và tiết diện nhỏ. Thông thường, loại cột nhà này thường được sử dụng cho nhà thấp tầng dân dụng hoặc trang trí đỡ dầm, sàn trong nhà phố.

Ảnh 1: Kích thước mỗi cột nhà dân dụng gạch, đá dựa vào tiết diện
Ảnh 1: Kích thước mỗi cột nhà dân dụng gạch, đá dựa vào tiết diện

Cột gạch đá thường có diện tích hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn hoặc hình tám cạnh, được đặt qua một bản bê tông cốt thép hoặc một lớp vữa xi măng mác > 50. Bề dày của cột khoảng 30mm và rải đều trên đỉnh cột hoặc đệm gỗ.

Xem Thêm:   Những điều bạn cần biết về cát vàng xây dựng (kèm bảng giá)

Kích thước mỗi cột gạch, đá dựa vào tiết diện. Nên sử dụng cột có tiết diện 220×220 với chiều cao của loại cột thấp, chịu tải trọng nhỏ. Với khả năng chịu lực không cao, bạn nên dùng cột có tiết diện 335 x 335; 450×450; 565×565; 680×680 đối với cột cao, chịu tải trọng lớn. Cần đặt ngang trong các mạch vữa ngang hoặc đặt dọc.

Kích thước cột nhà tre, gỗ

Cột nhà tre, gỗ thường được sử dụng nhiều trong các mẫu nhà theo kiến trúc cổ điển, khang trang hoặc các công trình nhà cấp 4, nhà tạm, kiến trúc đình chùa. Các loại cột tre, gỗ thường được làm từ tre gai hoặc gỗ thông thường. Tùy vào mục đích sử dụng mà kích thước cột tre, gỗ cũng khác nhau.

Ảnh 2: Cột nhà tre, gỗ sử dụng nhiều trong các mẫu nhà theo kiến trúc cổ điển
Ảnh 2: Cột nhà tre, gỗ sử dụng nhiều trong các mẫu nhà theo kiến trúc cổ điển

Với cột tre già, nên chọn những loại đường kính lớn hơn 100mm, chiều dài lớn hơn 2200mm. Cột nhà tre sử dụng cho nhà tạm thì nên chôn dưới đất 0.5-0.6m. Còn với công trình bình thường thì các loại cột nhà bằng chất liệu tre, gỗ phải được kê lên gạch, đá hay bê tông.

Đối với với cột nhà bằng gỗ, dạng hình tròn kích thước đường kính >100mm, dạng hình vuông với kích thước đường kính là 140x140mm, 160x160mm,… Các cột gỗ cần được liên kết chặt chẽ với nền móng để tránh các đợt gió bão.

Kích thước cột có bố trí cốt thép

Theo quy chuẩn trong xây dựng, kích thước cột bê tông cốt thép không nên mảnh quá, tỉ số giữa chiều cao và cạnh nhỏ hơn cột không được lớn hơn 40. Trong thiết kế thì cạnh nhỏ của cột thường lớn hơn 200mm và kích thước không thay đổi từ dưới lên.

Xem Thêm:   Top 15+ mẫu tủ rượu hiện đại & sang trọng thời thượng nhất
Ảnh 3: Kích thước cột bê tông cốt thép không nên mảnh quá
Ảnh 3: Kích thước cột bê tông cốt thép không nên mảnh quá

Cốt thép trong cột được đặt đối xứng với đường kính 12-22mm. Khoảng cách giữa các đai thường <15 lần đường kính cốt thép dọc lớn nhất và >500mm của cột. Đối với loại cột nhà có tiết diện hình chữ nhật thì cốt thép đặt cọc nhỏ với đường kính >250mm thì đường kính cốt thép dọc phải >16mm.

Đối với cốt thép dọc, lớp bảo vệ cốt thép >25mm và cốt thép đai >15mm. Chiều dày lớp bảo vệ cốt thép >25mm đối với cốt thép dọc và >15mm đối với cốt thép đai.

Khoảng cách giữa các cột nhà dân dụng

Như chúng ta đã thấy, cột nhà là bộ phận chịu áp lực của cả ngôi nhà. Vì thế, khi xây dựng và thi công nhà ở, bạn cần tính toán khoảng cách giữa các cột nhà sao cho hợp lý. Điều này quyết định đến tuổi thọ và tính tham mỹ của căn nhà. Tùy theo ngôi nhà mà bạn xây dựng có diện tích lớn hay nhỏ mà khoảng cách giữa các cột nhà cũng khác nha.

Ảnh 4: Khoảng cách giữa các cột nhà dân dụng không nên quá xa
Ảnh 4: Khoảng cách giữa các cột nhà dân dụng không nên quá xa

Đối với các dạng nhà dân dụng thì khoảng cách giữa các cột nhà thông thường sẽ rơi vào khoảng 4m-8m và được xác định theo phương ngang của ngôi nhà. Tùy thuộc vào vị trí các phòng hay các chức năng khác nhau mà phương dọc sẽ được bố trí xa hơn so với phương ngang.

Nhà dân dụng thường chỉ có 2 cột theo phương ngang, nên khoảng khoảng cách càng lớn thì thông thủy càng thấp, làm không gian sống cang bị hẹp lại.

Xem Thêm:   10 mẫu thiết kế cảnh quan chung cư đẹp và độc đáo

Những ảnh hưởng khi kích thước cột nhà dân dụng quá xa nhau

Cột càng ít thì làm móng càng ít, thời gian thi công sẽ được rút ngắn và càng tiết kiệm. Tuy nhiên, nếu kích thước giữa các cột nhà quá xa sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng:

  • Hạn chế chiều cao sử dụng của ngôi nhà: Khi khoảng cách giữa 2 cột nhà dân dụng càng xa nhau thì đà ngang đỡ sàn nối 2 cột với nhau càng lớn. Lúc này, chiều ngang của đà được tính như sau: hd= Lc / (12-16). Trong đó hd là chiều cao dầm, Lc là khoảng cách 2 cột
  • Ảnh hưởng đến móng có thi công: Cột nhà lớn đồng nghãi với việc tải trọng sẽ tập trung hết vào 2 cột. Lúc này, nhiều diện tích sẽ không làm móng được vì diện tích nhà không đủ lớn.
  • Làm mất thẩm mỹ khi cột quá lớn: Khoảng cách giữa các nhà lớn sẽ làm đà ngang lớn theo. Điều này sẽ khiến bản thân cột phải có kích thước lớn hơn để đỡ xà ngang sàn. Lúc này, tính thẩm mỹ của ngôi nhà cũng sẽ bị ảnh hưởng nhiều.
  • Đòi hỏi chuyên môn kết cấu kỹ sư: Với nhà nhịp lớn cần đòi hỏi người thiết kế đã từng có kinh nghiệm trong nghề, tham gia nhiều công trình. Độ phức tạp của khoảng cách các cột nhà quá xa nhau đòi hỏi nhiều yếu tố hơn so với khoảng cách cột thông thường.

Như vậy, chúng tôi đã gửi đến các bạn những thông tin quan trọng nhất của kích thước cột nhà dân dụng. Tuy nhiên, tìm hiểu về kích thước cột nhà dân dụng chỉ là một kiến thức rất nhỏ trong ngành xây dựng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *