Công viên đóng một vai trò quan trọng tại các đô thị. Không chỉ là một địa điểm vui chơi, giải trí mà công viên còn là lá phổi của thành phố, giúp điều hòa khí hậu. Vì vậy, thiết kế cảnh quan công viên rất được quan tâm và chú trọng. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về các lợi ích, nguyên lý thiết kế cùng những ý tưởng cảnh quan độc đáo để bạn tham khảo. Cùng theo dõi nhé!

Lợi ích của thiết kế cảnh quan công viên mang lại

Công viên chiếm một vị trí vô cùng quan trọng tại các thành phố lớn. Dù là công viên văn hóa hay công viên vui chơi… thì chúng đều cho thấy được lợi ích to lớn đối với xã hội. Cụ thể như sau:

Lợi ích với xã hội: Cải thiện sức khỏe thể chất của cư dân, mang lại môi trường tốt cho việc nghỉ ngơi, thư giãn, góp phần nâng cao khả năng học tập và lao động. Đồng thời, tạo cơ hội các cá nhân trong cộng đồng tương tác, giao lưu.

Lợi ích với môi trường: Bảo vệ các loài động vật, thực vật và sự đa dạng sinh học. Nâng cao chất lượng không khí, giảm lượng rác, chất độc và chất thải sinh hoạt chảy vào nguồn nước.

Ảnh 1: 5 lợi ích của thiết kế cảnh quan công viên mang lại
Ảnh 1: 5 lợi ích to lớn của thiết kế cảnh quan công viên mang lại

Lợi ích kinh tế: Tạo một môi trường làm việc lành mạnh và hiệu quả. Cung cấp những điểm thu hút du lịch. Nâng cao sức thu hút các dự án nhà ở dân cư. Làm tăng giá trị các tài sản địa ốc gần đó.

Xem Thêm:   Khe lún là gì? Khoảng cách khe lún quy phạm là bao nhiêu?

Lợi ích cộng đồng: Tại các công viên thường tích hợp các hình thức giải trí vui chơi giải trí, đặc biệt là công viên giải trí, công viên văn hóa. Vì thế, nó giúp dân cư thành phố cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm thiểu tình trạng stress.

Lợi ích cá nhân: Là địa điểm lý tưởng để rèn luyện sức khỏe với khoảng không gian rộng, sạch đẹp, không khí trong lành. Các hoạt động giải trí lành mạnh thường xuyên được diễn ra tại công viên như chạy, đi bộ, đá cầu, câu cá, dã ngoại,…

Nguyên lý thiết kế cảnh quan công viên

Công viên là một công trình lớn nên việc thiết kế cảnh quan công viên cây xanh cần dựa trên những nguyên tắc nhất định. Để đạt được mục đích sử dụng, tiết kiệm chi phí thi công, hài hòa với tổng thể quy hoạch của thành phố, bạn cần nắm được những nguyên lý thiết kế sau:

Chú ý mục đích sử dụng

Công viên được chia thành một số loại với mục đích sử dụng khác nhau như: công viên văn hóa, công viên giải trí, công viên bảo tồn… Vì thế, tùy vào mục đích sử dụng mà thiết kế cảnh quan cần đảm bảo đáp ứng được giá trị cốt lõi của nó.

  • Đối với các công viên thông thường để tạo ra một không gian xanh, nơi thư giãn của dân cư không thể thiếu cây canh, hồ nước, đường đi, sân chơi, cảnh quan trang trí.
  • Công viên văn hóa đòi hỏi những hạng mục dành cho các hoạt động văn hóa, sự kiện, thể thao, hội trợ,…
  • Công viên bảo tồn cần đảm bảo giữ được sinh thái tự nhiên, hạn chế sự can thiệp của con người vào tài nguyên vốn có trong cảnh quan chung.
  • Với mỗi một mục đích sử dụng, các công viên sẽ có những hạng mục, đối tượng sử dụng và sự bố trí khác nhau.
Ảnh 2: Mục đích sử dụng của công viên
Ảnh 2: Mục đích sử dụng của công viên

Đảm bảo sự thân thiện với môi trường

Một nguyên tắc “bất di bất dịch” khi thiết kế cảnh quan công viên là đảm bảo sự thân thiện với môi trường. Những trang thiết bị, cơ sở vật chất đi kèm phải thật sự an toàn và thân thiện với môi trường. Bởi mục đích tạo ra công viên chính là tạo ra một địa điểm vui chơi, thư giãn và làm đẹp đô thị.

Xem Thêm:   Khái niệm chi tiết về đầu hồi nhà là gì?
Ảnh 3: Công viên thân thiện với môi trường
Ảnh 3: Công viên thân thiện với môi trường

Bên cạnh đó, công viên còn giúp gia tăng chất lượng không khí, đời sống của cư dân. Do đó, cần phải đảm bảo sự hài hòa với thiên nhiên trong cảnh quan, hạn chế ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Tính toán chi phí thi công & vận hành

Chi phí đầu tư quyết định đến quy mô, tính hiện đại của công viên. Nếu một công viên có ngân sách thi công lớn thì thiết kế cảnh quan sẽ quy mô hơn, các bộ phận của công viên cũng sẽ được chăm chút tỉ mỉ hơn.

Ngược lại, với một khoản ngân sách eo hẹp thì việc thiết kế cũng cần tính toán sao cho phù hợp nhưng vẫn đáp ứng mặt thẩm mỹ, chức năng của nó.

Ảnh 4: Tính toán kỹ lưỡng chi phí thi công
Ảnh 4: Tính toán kỹ lưỡng chi phí thi công

Phối hợp hài hòa công trình xây dựng

Khi thiết kế cảnh quan công viên, bạn cần lưu ý việc phối hợp các loại công trình xây dựng lại với nhau. Điều này giúp gia tăng sự phù hợp về mặt thẩm mỹ, mục đích. Tuy nhiên, cảnh quan này vẫn đảm bảo thuận tiện khi đưa vào vận hành.

Ảnh 5: Phối hợp hài hòa các loại công trình xây dựng
Ảnh 5: Phối hợp hài hòa các loại công trình xây dựng

Các công trình trong công viên cần được bố trí hợp lý, phân khu rõ ràng, đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng, tiết kiệm diện tích.

Sử dụng đa dạng thảm thực vật

Nguyên tắc cuối cùng bạn cần biết cần chính là đảm bảo sự đa dạng về thảm thực vật cho công viên. Các tầng trong thảm thực vật của công viên giúp cải tạo được không khí cho thành phố.

Không những thế, chúng còn làm tăng vẻ đẹp, tạo bóng mát cho công viên. Tuy nhiên, người thiết kế phải hiểu rõ về thảm thực vật để đảm bảo được sự hài hòa cũng như tránh gây lộn xộn trong cảnh quan.

Ảnh 6: Đảm bảo sự đa dạng về thảm thực vật cho công viên
Ảnh 6: Đảm bảo sự đa dạng về thảm thực vật cho công viên

Thiết kế cảnh quan công viên theo từng phân khu chức năng

Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, đặc thù sinh hoạt, quy mô và tính chất của mỗi công viên mà có thể phân chia thành các khu vực khác nhau. Một công viên đầy đủ chức năng sẽ bao gồm các khu vực sau:

Xem Thêm:   10 ngôi nhà cổ đẹp và nổi tiếng nhất Việt Nam

Không gian cảnh quan công viên

Đây là khu vực chiếm tỉ lệ lớn nhất trong mỗi công viên. Việc nghiên cứu các giải pháp tổ chức thiết kế cảnh quan là cực kỳ quan trọng. Không chỉ là nơi tham quan trong không gian phạm vi công viên mà còn phải tính đến tầm nhìn, cảnh quan khu vực. Hơn nữa, nó cũng sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành cảnh quan trong cả đô thị.

Ảnh 7: Không gian cảnh quan công viên
Ảnh 7: Không gian cảnh quan công viên

Giao thông trong thiết kế công viên

Giao thông trong công viên là đường đi, khu vực di chuyển. Bên trong công viên sẽ có những loại hình chính gồm:

  • Đường trục chính
  • Đường liên tục
  • Đường trục phụ, đường khu vực
  • Đường phục vụ và có thể kết hợp với những dạng đường trên
  • Bãi đỗ xe
Ảnh 8: Giao thông trong thiết kế công viên
Ảnh 8: Giao thông trong thiết kế công viên

Khu vui chơi tập luyện

Khu vực này là nơi diễn ra các hoạt động mang tính chất vận động, vui chơi và thể dục thể thao. Người ta có thể lựa chọn đưa vào các loại hình thiết bị tập luyện và vui chơi cho trẻ em khác nhau. Tất cả đều nhằm mục đích đáp ứng được tối đa nhu cầu của mọi lứa tuổi.

Ảnh 9: Khu vui chơi tập luyện
Ảnh 9: Khu vui chơi tập luyện

Ngoài ra, công viên còn có thể kết hợp bố trí các vườn cảnh đẹp, đa dạng các loại cây. Vừa tạo được cảnh quan sân vườn bắt mắt, vừa góp phần giáo dục lứa tuổi nhỏ tìm hiểu thêm về các loại thực vật trong thiên nhiên.

Khu nghỉ tĩnh

Công viên cũng có thể bố trí tách biệt hẳn với những khu chức năng khác với mục đích phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, yên tĩnh cho người sử dụng. Tuy nhiên, nó phải được nối liền thông qua tuyến đường liên tục. Có thể bố trí chòi nghỉ hoặc công trình kiến trúc nhưng phải được cấp phép và phù hợp với cảnh quan chung.

Ảnh 10: Khu nghỉ tĩnh trong công viên
Ảnh 10: Khu nghỉ tĩnh trong công viên

Khu phục vụ

Khu phục vụ giữ chức năng chính là quản lý và điều hành công viên. Khu vực này có thể kết hợp thêm các loại hình dịch vụ giải khát, nhà vệ sinh để phục vụ du khách.

Ảnh 11: Khu phục vụ trong công viên
Ảnh 11: Khu phục vụ trong công viên

Mẫu thiết kế cảnh quan công viên đẹp và ấn tượng nhất

Tuy dựa trên những nguyên tắc thiết kế chung, nhưng các công viên trên thế giới lại mang trong mình những vẻ đẹp độc đáo và ấn tượng riêng. Dưới đây là một số thiết kế công viên đẹp để bạn chiêm ngưỡng.

Ảnh 12: Công viên giải trí Disneyland Paris
Ảnh 12: Công viên giải trí Disneyland Paris
Ảnh 13: Công viên Gardens By the Bay, Singapore lung linh xế chiều
Ảnh 13: Công viên Gardens By the Bay, Singapore lung linh xế chiều
Ảnh 14: Công viên Keukenhof Gardens – Hà Lan
Ảnh 14: Công viên Keukenhof Gardens – Hà Lan
Ảnh 15: Công viên cây xanh One City - Trung Quốc
Ảnh 15: Công viên cây xanh One City – Trung Quốc
Ảnh 16: Công viên Ocean Park - Hồng Kông
Ảnh 16: Công viên Ocean Park – Hồng Kông
Ảnh 17: Công viên hoa Dubai Miracle Garden đầy màu sắc
Ảnh 17: Công viên hoa Dubai Miracle Garden đầy màu sắc
Ảnh 18: Công viên Tongva - Los Angeles Hoa Kỳ
Ảnh 18: Công viên Tongva – Los Angeles Hoa Kỳ

Như vậy, bài viết trên đây của chúng tôi đã gợi ý những mẫu thiết kế cảnh quan công viên đẹp nhất thế giới cùng những thông tin liên quan khác mà bạn có thể kham khảo. Ngoài ra, để chiêm ngưỡng thêm những ý tưởng xây dựng độc đáo khác, bạn đừng quên truy cập website của chúng tôi ngay tại đây!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *