Trụ cổng là một trong những yếu tố tạo nên sự đặc biệt của ngôi nhà nhưng nhiều người lại vô tình bỏ qua bởi vì chỉ xem nó là công trình phụ. Nhất là đối với các khu vực thành phố, diện tích đất không đủ để xây thêm cổng làm giảm bớt vẻ đẹp của ngôi nhà. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu những mẫu trụ cổng đẹp làm nổi bật thiết kế ngôi nhà được ứng dụng nhiều trong năm 2023. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Trụ cổng, cột cổng nhà là gì?

Trụ cổng nhà là hai cột nằm ở hai bên của cánh cổng chính dẫn vào nhà. Trụ cổng là phần trụ để cố định hai cánh cổng, là nơi tạo sự kiên cố cho cánh cửa lớn. Đây cũng là phần nối hàng rào với cổng tạo thành một thể thống nhất bao quanh và bảo vệ ngôi nhà.

Ảnh 1: Trụ cổng đóng vai trò là giá đỡ cho các cánh cổng

Trụ cổng là phần đóng quan trọng đối với mỗi bộ cổng rào của mỗi gia đình. Trụ cổng thẩm mỹ sẽ tạo ấn tượng đầu tiên khi nhìn vào tổng thể ngôi nhà đồng thời. Dù cho cánh cổng bề thế cầu kỳ đến đâu nhưng nếu trụ cổng không đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế sẽ làm thiếu sự hài hòa, cân đối.

THAM KHẢO THÊM:

  • Mua bán Liền kề Huyện Thanh Trì, Hà Nội mới nhất
  • Mua bán Căn hộ chung cư Huyện Thanh Trì, Hà Nội mới nhất
  • Mua bán Đất Huyện Thường Tín, Hà Nội mới nhất
  • Mua bán đất Hòa Bình mới nhất
  • Mua bán đất Bắc Ninh mới nhất
  • Mua đất Thái Nguyên mới nhất

Những yêu cầu khi thiết kế trụ cổng

Bất kỳ phần nào của ngôi nhà cũng cần đảm bảo các tiêu chuẩn về thiết kế. Điều này không chỉ đảm bảo về thẩm mỹ mà còn tạo sự an toàn cho ngôi nhà và những người sống trong gia đình. Những yêu cầu khi thiết kế trụ cổng không thể bỏ qua:

Vị trí và kích thước

Vị trí đặt cổng nhà cần chú trọng về vấn đề phong thủy. Chọn vị trí và hướng đặt cổng cần hợp tuổi và mệnh của gia chủ sẽ đem lại may mắn và tài lộc cho những người trong gia đình. Một số lưu ý trong việc đặt vị trí cổng:

  • Gia chủ mệnh Hỏa không nên xây cổng hướng Bắc. Theo quan niệm phong thủy hướng Bắc thuộc hành Thủy như ta biết Thủy khắc Hỏa sẽ không lợi cho gia chủ.
  • Gia chủ mệnh Kim không nên xây cổng hướng Nam. Bởi theo phong thủy hướng Nam thuộc hành Hỏa và Hỏa lại khắc Kim sẽ không lợi cho gia chủ.
  • Gia chủ mệnh Thủy không nên xây cổng hướng Đông Bắc và Tây Nam. Đây là hai hướng thuộc hành Thổ. Ta biết Thổ khắc Thủy sẽ không lợi cho gia chủ.
  • Gia chủ mệnh Mộc không nên xây cổng về phía Tây Bắc và Tây. Cũng theo quan niệm phong thủy hai hướng này thuộc hành Kim và Kim lại khắc Mộc nên sẽ không lợi cho gia chủ.
  • Gia chủ mệnh Thổ không nên mở cổng hướng Đông Nam và Đông. Theo quan niệm phong thủy hai hướng này thuộc Mộc ta đã biết Mộc khắc Thổ do vậy cũng không tốt.
Xem Thêm:   Mẫu bảng tiến độ thi công chi tiết nhất hiện nay
Ảnh 2: Vị trí đặt cổng cần hợp mệnh gia chủ

Kích thước của cổng nhà cũng cần phải tương xứng với kích thước nhà ở. Kích thước cổng nhà không bắt buộc phải theo tuổi, chỉ cần nhìn cân đối là được. Để có một kích thước cổng vừa phong thủy tốt và thẩm mỹ thông thường sẽ dựa theo kích thước lỗ ban để thiết kế cổng.

Thước lỗ ban là công cụ duy nhất để đo kích thước cổng về chiều cao và chiều rộng cổng nhà. Kích thước lỗ ban hay kích thước cổng sắt 2 cánh do các chuyên gia phong thủy đúc kết để lựa chọn kích thước cổng sắt thẩm mỹ, giúp mang lại nhiều may mắn cho gia chủ.

Hiện nay có hai loại thước được sử dụng là thước lỗ ban 52cm và thước lỗ ban 42,9cm với 39cm (thước cuộn rút ). Tương ứng với các loại cửa sẽ có kích thước cổng khác nhau.

Ảnh 3: Kích thước cổng cần tương xứng với ngôi nhà

Nếu kích thước cổng nhà theo lỗ ban cửa cổng này là 81cm x 212cm thì chiều rộng là 81cm tương đương với 0.81m, chiều cao là 212cm tương đương với 2,12m. Một số kích thước cổng hay thường gặp là:

Với khuôn cổng dày 4,5cm kích thước cổng nhà theo thước lỗ ban như sau:

  • Chiều cao: 212cm + 4,5cm bên trên = 216,5cm
  • Chiều rộng: 81cm + 4,5cm bên trái + 4.5cm bên phải = 90cm

Với khuôn cổng dày là 6cm kích thước cổng nhà theo thước lỗ ban như sau:

  • Chiều cao: 212cm + 6cm bên trên = 218cm
  • Chiều rộng: 81cm + 6cm bên trái + 6cm bên phải = 93cm

Màu sơn trụ cổng

Theo ngũ hành, mỗi người sẽ mang một bản mệnh khác nhau và phù hợp với những màu sắc nhất định. Chính vì thế việc lựa chọn được màu sắc cổng nhà phù hợp với bản mệnh sẽ mang đến vận khí tốt và tài lộc cho gia chủ. Cụ thể như sau:

Gia chủ mệnh kim là những người có ý chí lớn, nhiều hoài bão và biết nhìn xa trông rộng, kiên định với mục tiêu. Người mệnh kim nên sơn cổng nhà màu vàng, nâu đất, trắng, xám, ghi và tránh các màu xanh lục, đỏ, hồng, tím… vì đây đều là những màu xung khắc với gia chủ mệnh Kim.

Ảnh 4: Trụ cổng nhà đẹp cho người mệnh kim

Gia chủ mệnh mộc là người nhanh nhạy, tính cạnh tranh cao, đưa ra quyết định nhanh chóng và có đầu óc sáng tạo. Theo phong thủy người mệnh mộc phù hợp với màu đen, xanh lục, xanh lá cây… và khắc với các màu: trắng, xám, ghi…

Với gia chủ mệnh thủy nên lựa chọn màu sơn cho cổng là một trong các màu sau: trắng, xám, ghi, đen, xanh biển…Tránh sử dụng các màu đỏ, hồng, tím, vàng và nâu đất để sơn cổng cũng như lựa chọn các vật dụng khác trong gia đình.

Ảnh 5: Cổng nhà cho người mệnh thủy

Người mệnh hỏa là người mạnh mẽ trong cuộc sống, có ý chí kiên cường. Đối với gia chủ mệnh hỏa, sơn cổng nên chọn các màu tương sinh như xanh lục, màu tương hợp như đỏ, hồng, tím. Gia chủ mệnh hỏa tương khắc với các màu trắng, xám, ghi, đen, xanh nước… nên không nên lựa chọn các màu sơn này cho cổng nhà.

Người mệnh thổ nên lựa chọn các màu sắc sơn cổng theo màu tương sinh và tương hợp như sau: đỏ, hồng, tím, vàng và nâu đất.. Gia chủ mệnh thổ nên tránh sơn cổng bằng các màu đen, xanh nước, xanh lục… vì đây là các màu không may mắn.

Ngoài các tông màu truyền thống là trắng và đen, thì hiện nay có khá nhiều màu sơn mới, đa dạng dành cho kiến trúc trụ cổng ngôi nhà. Để lựa chọn sơn màu cổng đẹp, có thể chọn màu “tông xuyệt tông” với cổng nhà, nên tránh những màu sắc tương đồng với nhau làm giảm thẩm mỹ hoặc phối quá nhiều màu sắc gây rối mắt. Ví dụ như:

Xem Thêm:   30+ mẫu nhà trên cây đẹp và nổi tiếng nhất trên thế giới

Nếu cổng nhà màu trắng, trụ cổng thường sơn những tông màu trầm (đen, xám, ghi), màu nâu gỗ hoặc màu trắng cùng tông với cánh cổng.

Nếu cổng nhà màu xám, ghi hoặc vàng đồng, trụ cổng thường có thể đồng màu hoặc sơn màu trắng. Ngày nay, bên cạnh trụ cổng bằng kim loại, thì một số gia đình có thiết kế trụ cổng bê tông hoặc ốp gạch giả đá, gạch 3D,… mang lại không gian đầu sang trọng và lịch sự.

Phào chỉ trụ cổng 

Phào chỉ là dải hình ảnh vật liệu nổi lên bề mặt tường với nhiều họa tiết hoa văn khác nhau. Phào chỉ dùng để chuyển tiếp các bề mặt tường hay trang trí cho những nơi tiếp giáp giữa trần nhà và tường cạnh.

Ảnh 6: Thợ đắp phào chỉ trụ cổng bằng tay

Với các cột trụ, từ xa xưa phào chỉ đã được ứng dụng để chạm trổ trực tiếp lên trụ. Ngày nay, khi sử dụng các loại chất liệu khác nhau để làm trụ cổng thì phào chỉ cũng được lựa chọn từ các vật liệu tương ứng. Nhờ và phào chỉ trụ cổng đã làm tăng thêm vẻ đẹp kiến trúc cho ngôi nhà, tạo nên sự khác biệt trong kiến trúc giữa các công trình.

Ảnh 7: Bản vẽ phào chỉ trụ cổng cơ bản

Đèn trụ cổng

Để tăng thêm vẻ đẹp và sang trọng cho trụ cổng cùng với công năng chiếu sáng, đèn trụ cổng là một chi tiết không thể thiếu. Thị trường hiện nay khá đa dạng về các loại đèn trụ cổng nên việc tìm kiếm mẫu đèn ưng ý, phù hợp với chủ đề kiến trúc của ngôi nhà không quá khó khăn.

Ảnh 8: Mẫu đèn trụ cổng sang trọng

Ngoài việc sử dụng các loại đèn điện như truyền thống, đèn trụ cổng từ năng lượng mặt trời cũng là lựa chọn mới mẻ trong nội thất hiện đại của người Việt.

Ảnh 9: Mẫu đèn trụ cổng cổ điển

Những mẫu thiết kế trụ cổng đẹp

Như vậy để sở hữu được mẫu thiết kế trụ cổng đẹp cần phải đảm bảo các nội dung như phân tích ở trên. Dưới đây chúng tôi giới thiệu về các mẫu trụ cổng đẹp, độc đáo và mới nhất theo xu hướng 2021:

Trụ cổng bằng sắt

Trụ cổng bằng sắt đang dần được thay thế bằng các loại vật liệu khác trong nội thất của những ngôi nhà Việt hiện nay. Trước đây trụ cổng sắt khá được ưa chuộng. Hầu hết những trụ cổng này đều có thiết kế đa dạng, các họa tiết hoa văn được thiết kế khá cầu kỳ phù hợp với những ngôi nhà giàu có và bề thế.

Ảnh 10: Trụ cổng sắt sang trọng

Những chiếc trụ cổng sắt được thiết kế tinh tế với các họa tiết đẹp mắt làm cho ngôi nhà trở nên sang trọng.

Ảnh 11: Trụ cổng sắt cổ kính

Chỉ bằng những đường nét uốn lượn đơn giản, những chiếc cổng trụ bằng sắt làm cho không gian trở nên trang nghiêm cổ kính hơn bao giờ.

Ảnh 12: Trụ cổng sắt hiện đại

Hoặc những ngôi nhà phố thiết kế chiếc cổng sắt đơn giản giúp cho ngôi nhà trông hiện đại và đẹp mắt hơn.

Tuy nhiên dưới tác động của môi trường, những chiếc trụ cổng bằng sắt này rất dễ bị gỉ sét. Để bảo quản chúng, gia chủ phải thường xuyên sơn sửa. Do đó, với sự phát triển của các loại công nghệ mới mẻ, nhiều loại vật liệu mới ra đời, phù hợp với lối nội thất kiến trúc hiện đại đã dần thay thế những chiếc trụ bằng sắt.

Xem Thêm:   Bảng tra sức chịu tải của đất nền Chuẩn & Chính xác nhất hiện nay

Trụ cổng bằng inox

Trụ cổng bằng Inox được xem là bước tiến mới trong ngành công nghiệp sản xuất những vật liệu gia dụng gắn liền với đời sống của con người. Chất liệu inox rất bền và sáng màu dù thời gian sử dụng lâu so với sắt. Chính vì thế ứng dụng inox trong thiết kế trụ cổng đang rất phổ biến.

Từ inox, những người thợ lành nghề đã cho ra những chiếc trụ cổng với thiết kế từ đơn giản đến tinh xảo, phù hợp kiến trúc hiện đại của nhiều ngôi nhà. Dưới đây là một số mẫu trụ cổng bằng Inox:

Ảnh 13: Cổng bằng Inox cho ngôi nhà hiện đại

Những ngôi nhà phố hiện đại hiện nay rất ưa chuộng kiểu ổng và trụ cổng từ Inox.

Ảnh 14: Trụ cổng và cổng cầu kỳ

Vật liệu Inox tạo hình khá đơn giản nên cho ra những cánh cổng với hoa văn và thiết kế đa dạng.

trụ cổng
Ảnh 15: Trụ cổng và cổng bền và sáng bóng theo thời gian

Trụ cổng bằng nhôm đúc

Cũng như Inox, các hợp kim nhôm đúc cũng được ưa chuộng trong việc tạo nên những chiếc cổng đẹp và độc đáo. Những chiếc trụ cổng nhôm đúc từ các hợp kim có độ bền khá tốt, chống chịu được sự oxy hóa. Đồng thời khi kết hợp cùng với những cánh cổng to, có thiết kế ấn tượng sẽ tạo nên vẻ đẹp sang trọng cho toàn bộ ngôi nhà.

trụ cổng
Ảnh 16: Cổng trụ nhôm đúc phù hợp với những ngôi nhà biệt thự

Vật liệu nhôm đúc bền bỉ và có độ nặng lớn, do đó cần thiết kế khung khi đặt hệ thống cổng cho chắc chắn.

trụ cổng
Ảnh 17: Cổng nhôm đúc với họa tiết đẹp mắt

Một điều không thể bỏ qua trong thiết kế cổng bằng nhôm đúc đó là những hoa văn và họa tiết vô cùng cầu kỳ nổi bật.

trụ cổng
Ảnh 18: Trụ nhôm đúc sang trọng cao quý

Trụ cổng bằng nhôm đúc thường hay bắt gặp ở những ngôi nhà biệt thự, có diện tích khá rộng và bề thế. Các tác phẩm nghệ thuật trên cánh cổng cũng cho thấy rằng nó phù hợp với không sang sang trọng và bề thế. Chính nhờ sự đa dạng trong thiết kế, chất liệu dễ dàng tạo hình uốn nắn đã cho ra những trụ cổng nhôm đúc chất lượng nhất.

Trụ cổng bằng gạch đá

Đây là dạng trụ cổng phổ biến nhất hiện nay. Gạch đá dùng để làm trụ cổng khá đa dạng mẫu mã và màu sắc, giá thành lại rẻ và dễ thi công là lý do vì sao nó được ưa chuộng nhất. Với sự đa dạng về màu sắc hơn so với các loại vật liệu khác, trụ cổng làm bằng gạch đá khi kết hợp cùng với chủ đề nội thất của ngôi nhà khá dễ dàng.

trụ cổng
Ảnh 19: Trụ cổng bằng đá khá phổ biến hiện nay

Các loại đá granite, gạch nung, gạch Inax… là những loại đá sử dụng nhiều trong ốp trụ cổng.

trụ cổng
Ảnh 20: Trụ cổng ốp từ gạch nung

Với những thiết kế đa dạng và đầy màu sắc, những chiếc trụ cổng làm nổi bật ngoại thất căn nhà lên tầm cao mới.

 trụ cổng
Ảnh 21: Trụ cổng được ốp đá hoa cương sang trọng

Trụ cổng bằng gạch đá thường có các đường vân tinh xảo sẽ mang đến một không gian đầy sang trọng và lịch sự. Đồng thời, với những căn hộ có thiết kế ở mặt đường, dòng gạch này sẽ đảm bảo không bị bám bụi bẩn, dễ vệ sinh. Đây cũng chính là lý do vì sao trụ cổng bằng gạch đá luôn chiếm được thiện cảm của nhiều gia đình.

Trên đây là toàn bộ thông tin về trụ cổng và cách lựa chọn trụ cổng sao cho phù hợp nhất. Hãy luôn nhớ rằng cổng nhà là nơi tạo ấn tượng đầu tiên cho ngôi nhà của bạn. Mặc dù được xếp vào danh sách những công trình phụ nhưng vẫn góp phần tạo nên vẻ đẹp tổng thể của ngôi nhà. Do đó hãy cân nhắc thật kỹ tham khảo và lựa chọn mẫu cột cổng đẹp và phù hợp cho ngôi nhà của bạn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *