Kiến trúc Ấn Độ cho đến ngày nay đều mang một vẻ đẹp huyền bí, tinh tế và độc đáo có một không hai trên thế giới. Vì vậy không lạ khi Ấn Độ cũng là một đất nước có nền du lịch khá phát triển. Tìm hiểu một số kiến trúc nổi bật của Ấn Độ trong bài viết sau!

Cụm thánh tích Mahabalipuram

Di tích Mahabalipuram tọa lạc ngay cửa con sông Palar, liền bên bờ vịnh Bengal (gần thành Madras) ở miền Nam Ấn Độ. Đây được biết đến là một cụm đền thờ hay Thánh tích nổi tiếng vào bậc nhất của Ấn Độ.

Ảnh 1: Mahabalipuram là một cụm kiến trúc có vẻ đẹp đặc biệt gồm những ngôi đền to, nhỏ khác nhau được sắp xếp nằm chen nhau
Ảnh 1: Mahabalipuram là một cụm kiến trúc có vẻ đẹp đặc biệt gồm những ngôi đền to, nhỏ khác nhau được sắp xếp nằm chen nhau

Tất cả những di tích hiện còn ở Mahabalipuram đều được xây dựng vào khoảng những năm 630 và 715, khoảng thời gian này là khi vương triều Palava đạt tới đỉnh cực thịnh ở miền Nam nước Ấn Độ.

Mahabalipuram là một cụm kiến trúc có vẻ đẹp đặc biệt gồm những ngôi đền to, nhỏ khác nhau được sắp xếp nằm chen nhau và tách trực tiếp vào những tảng đá lớn liền khối như các catha (thiên xa).

Mỗi thiên xa đều có hình khối và vóc dáng riêng của nó ví dụ thiên xa có thân vuông thì mỗi cạnh sẽ dài 8,85m và cao 12,2m bên cạnh đó còn có bộ mái ba tầng thu nhỏ dần về phía đỉnh.

Ảnh 2: Kiến trúc mang đậm nét văn hóa cổ xưa của Ấn Độ
Ảnh 2: Kiến trúc mang đậm nét văn hóa cổ xưa của Ấn Độ

Lăng mộ Humayun

Humayun là lăng mộ của hoàng đế Mogul Humayun tọa lạc ở Đông Nizamuddin, New Delhi, Ấn Độ. Lăng mộ này được tìm thấy vào năm 1533. Công trình lăng mộ này được sử dụng đá sa thạch đỏ có quy mô lớn.

Vào năm 1993, lăng mộ Humayun được công nhận là di sản thế giới.

Ảnh 3: Các chi tiết của kiến trúc đều là sự hòa quyện hài hòa giữa nét kiến trúc Ấn Độ và Ba Tư xưa
Ảnh 3: Các chi tiết của kiến trúc đều là sự hòa quyện hài hòa giữa nét kiến trúc Ấn Độ và Ba Tư xưa

Công trình kiến trúc này là một khoảng không gian rộng lớn với diện tích lên tới 216.000 m2, bên cạnh đó có một khu vườn xanh mát được thiết kế theo lối kiến trúc tiêu biểu của Ba Tư là Char Bagh.

Toàn bộ khuôn viên xanh ở trên diện tích của lăng mộ được chia làm 4 khu vực tương đương với 4 lối dẫn vào lăng mộ trung tâm. Kiến trúc của lăng một trung tâm được xem là kiệt tác kiến trúc của New Delhi, những chi tiết của kiến trúc đều là sự hòa quyện hài hòa giữa nét kiến trúc Ấn Độ và Ba Tư xưa.

Đền Taj Mahal

Đền Tạ Mahal có tên gọi thuở sơ khai là là Tat Bibica Rauza- nơi chôn cất Nữ hoàng của trái tim, tiếng Ba Tư có nghĩa là Vương miện của người Mogol. Đây là lăng mộ của vợ Hoàng đế Giahan – Hoàng hậu Argiuman Bano Begum.

Xem Thêm:   30+ mẫu nhà trên cây đẹp và nổi tiếng nhất trên thế giới
ảnh 4: Lăng mộ này được xem là biểu tượng của tình yêu bất diệt nổi tiếng tại Ấn Độ
ảnh 4: Lăng mộ này được xem là biểu tượng của tình yêu bất diệt nổi tiếng tại Ấn Độ

Lăng mộ này được xem là biểu tượng của tình yêu bất diệt nổi tiếng tại Ấn Độ. Năm 1983, Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc (Unesco) công nhận Đền Taj Mahal của Ấn Độ là Di sản văn hóa thế giới.

Đền Taj Mahal tọa lạc ở thành phố Agra bang Utar Pradesh, chính là phía bắc Ấn Độ. Taj Mahal được xây dựng bằng đá trắng trên một không gian rộng lớn, hài hòa làm tôn lên vẻ đẹp diễm lệ, thanh khiết của nó.

Đây là sự kết hợp độc đáo của kiến trúc Ấn – Hồi đặc trưng. Quần thể kiến trúc đền Taj Mahal được thiết kế có 5 hạng mục là cổng chính, vườn cây, nhà thờ Hồi giáo, khu nghỉ và phần lăng mộ chính. Đền Taj Mahal được xây trên một khu đất rộng 304m và dài 580m.

Ảnh 5: Taj Mahal được xây dựng bằng đá trắng trên một không gian rộng lớn càng làm nổi bật vẻ nguy nga của ngồi đền
Ảnh 5: Taj Mahal được xây dựng bằng đá trắng trên một không gian rộng lớn càng làm nổi bật vẻ nguy nga của ngồi đền

Harmandir Sahib (Đền Vàng)

Đền vàng Harmandir Sahib được biết đến là ngôi đền thiêng liêng nhất của đạo Sikh, tọa lạc ở thành phố Amritstar, Punjab của Ấn Độ. Đây cũng là công trình kiến trúc tiêu biểu của Ấn Độ được xây dựng từ tháng 12/1585 và hoàn thành vào tháng 8/1604.

Ảnh 6: Đền Harmandir Sahib được xây bằng nguyên vật liệu chính là đá cẩm thạch và lớp vàng lá phủ bên ngoài
Ảnh 6: Đền Harmandir Sahib được xây bằng nguyên vật liệu chính là đá cẩm thạch và lớp vàng lá phủ bên ngoài

Điều đang nhắc tới ở đây là phần mái vòm của thánh đường cũng như bên ngoài bề mặt được sử dụng 100kg vàng trát lên. Vì vậy ngôi đền toán lên một vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ và lộng lấy hơn bất cứ nơi nào.

Đền Harmandir Sahib được xây bằng nguyên vật liệu chính là đá cẩm thạch và lớp vàng lá phủ bên ngoài. Điều này khiến mọi đường nét kiến trúc của công trình đều tỏa sáng, đặc biệt về đêm.

Tuy nhiên, công trình vẫn có những bố cục khác biệt so với nhiều công trình chính của tôn giáo người Sikh. Ví dụ như thay vì đặt ở vị trí cao, đền Harmandir Sahib sẽ được xây ở vùng đất thấp, với hồ nước bao quanh.

Ảnh 7: Đền Harmadir sahib mang một vẻ đẹp lộng lẫy hơn bất cứ ngôi đền nào
Ảnh 7: Đền Harmadir sahib mang một vẻ đẹp lộng lẫy hơn bất cứ ngôi đền nào

Cung điện Mysore

Cung điện Mysore được xây dựng tại thành phố cùng tên ở bang Karnataka, miền nam Ấn Độ. Mysore được biết đến từng là nơi ở của Wodeyars, gia đình Hoàng gia thời xưa của thành phố này, có thời gian cai trị từ năm 1399 tới năm 1950.

Mysore là một trong những cung điện lộng lẫy xa hoa bậc nhất Ấn Độ. Công trình kiến trúc này là sự pha trộn hoàn hảo của nhiều phong cách khác nhau như: Ấn Độ giáo, Hồi giáo, Rajput và Gothic. Những chi tiết khắc họa cực kỳ tinh tế, tỉ mỉ tạo nên được vẻ đẹp lộng lẫy, nổi bật của Mysore.

Xem Thêm:   Bảng kê nguyên vật liệu xây nhà chuẩn & chi tiết từ A đến Z
Ảnh 8: Công trình kiến trúc này là sự pha trộn hoàn hảo của nhiều phong cách khác nhau
Ảnh 8: Công trình kiến trúc này là sự pha trộn hoàn hảo của nhiều phong cách khác nhau

Cung điện Mysore được hoàn thành vào năm 1912, theo ghi chép trước đó cung điện chính thức được ra đời vào thế kỷ 14, tuy nhiên vì một số lý do đã bị phá hủy và được xây dựng lại nhiều lần. Vào năm 1897 một trận hỏa hoạn khá lớn xảy ra, cung điện phải tu sửa lại lần cuối, hoàn thanh tu sửa năm 1912 và tồn tại cho đến ngày nay.

Đền Ranakpur

Đền Ranakpur Jain Ấn Độ được xây dựng ở ở sườn đồi thung lũng Arvallis, làng Ranakpur, Pali, tỉnh Rajasthan miền Tây Ấn Độ, đây là một trong các công trình kiến trúc phật giáo của Ấn Độ tồn tại từ thế kỷ 15. Được xây dựng bởi một thương nhân giàu có mộ đạo Kỳ Na tên Dharma Shah dưới sự bảo trợ của đức vua Rajput, Rana Kumbha.

Ảnh 9: Ngôi đền Ranakpur Jain được sử dụng nguyên vật liệu bằng đá cẩm thạch trắng, có diện tích khoảng 4,500m2
Ảnh 9: Ngôi đền Ranakpur Jain được sử dụng nguyên vật liệu bằng đá cẩm thạch trắng, có diện tích khoảng 4,500m2

Ngôi đền Ranakpur Jain được sử dụng nguyên vật liệu bằng đá cẩm thạch trắng, có diện tích khoảng 4,500m2 với 4 đền chính, 4 đại sảnh, 4 cửa ra vào, 67 vái vòm, 29 không gian cũng lễ tôn nghiêm và 1,444 cột chống bằng cẩm thạch.

Toàn bộ kiến trúc của đền Ranakpur Jain Ấn Độ đều được chạm trổ rất tinh xảo, khéo léo như đăng ten và các kiểu hình học cổ đại. Đặc biệt phần mái vòm được chạm trổ khéo léo tạo thành dãy đồng tâm mang lại hiệu ứng 3D như một bông hoa và một bánh xe với 12 nan hoa, các cánh hoa được xen kẽ với các thiếu nữ nhảy múa cầm nhạc cụ vô cùng ấn tượng.

Khu hang động Ajanta

Hang động Ajanta tọa lạc giữa lưng chừng núi, bên dưới hang động là lòng vực cùng dòng sông Waghora uốn khúc, nằm ở Tây Bắc của Ấn Độ. Nó nằm chính xác bên ngoài ngôi làng Ajinthā thuộc huyện Aurangabad.

Ảnh 10: các hang động này còn có bố cục như một ngôi chùa cho nên người dân Ấn Độ thường gọi nơi đây là các chùa hang
Ảnh 10: các hang động này còn có bố cục như một ngôi chùa cho nên người dân Ấn Độ thường gọi nơi đây là các chùa hang

Khu hàng động này được xem là một minh chứng lịch sử rất quan trọng trong sự phát triển của đạo Phật ở đất nước Ấn Độ. Ajanta được tạo dựng vào hai giai đoạn khác nhau.

Giai đoạn đầu bắt đầu khoảng vào năm 200 Trước công nguyên, giai đoạn thứ hai thì vào khoảng năm 600. Từ một dãy núi đá khổng lồ, người thi công đã đục đẽo, chạm khắc tạo nên những công trình kiến trúc mang tầm vóc kỳ vĩ hơn bao giờ hết, bên cạnh đó cũng thể hiện sự tỉ mỉ, tinh tế trong từng chi tiết.

Xem Thêm:   10 mẫu thiết kế cảnh quan chung cư đẹp và độc đáo

Ngoài ra, các hang động này còn có bố cục như một ngôi chùa, gồm có chánh điện, trai phòng, tăng xá,… cho nên người dân Ấn Độ thường gọi nơi đây là các chùa hang.

Ảnh 11: Khu hàng động này được xem là một minh chứng lịch sử rất quan trọng trong sự phát triển của đạo Phật ở đất nước Ấn Độ
Ảnh 11: Khu hàng động này được xem là một minh chứng lịch sử rất quan trọng trong sự phát triển của đạo Phật ở đất nước Ấn Độ

Đền Sri Ranganathaswamy

Ngôi đền được thiết kế xây dựng thiên về lối kiến trúc Dravidian, đây là một lối kiến trúc được hình thành ở phía nam Ấn Độ và phát triển mạnh mẽ nhất vào cuối thế kỷ 16.

Ngôi đến bắt mặt với thiết kế chiếc cổng đền mang đậm nét văn hóa đạo Hindu và thường được trang trí rất cầu kì với những màu sắc sặc sỡ. Chiếc cổng chính, còn được biết đến với tên gọi Rajagopuramcó nghĩa là đền tháp Hoàng tộc , cao tới 72 mét và bao gồm 11 tầng với kích thước nhỏ dần khi lên đến đỉnh.

Ảnh 12: Ngôi đến bắt mặt với thiết kế chiếc cổng đền mang đậm nét văn hóa đạo Hindu
Ảnh 12: Ngôi đến bắt mặt với thiết kế chiếc cổng đền mang đậm nét văn hóa đạo Hindu

Ngoài ra diện tích của ngôi đền cũng rất lớn, trải rộng trên diện tích hơn 6 héc ta vuông, với chu vi vòng ngoài dài hơn 4 cây số. Đền Sri Ranganathaswamy trở thành ngôi đền lớn nhất Ấn Độ và cũng là một trong những quần thể kiến trúc tôn giáo lớn nhất thế giới.

Đền Hoa Sen

Đền Hoa Sen là một đền thờ được hoàn thành vào năm 1986, như tên gọi của nó kiến trúc này được dựa theo hình dạng của một bông hoa và cũng chính điều này tạo nên nét đặc trưng nổi bật của đền Hoa Sen.

Ảnh 13: Đền Hoa Sen mang một lối kiến trúc độc đáo, nổi bật thu hút nhiều khách du lịch
Ảnh 13: Đền Hoa Sen mang một lối kiến trúc độc đáo, nổi bật thu hút nhiều khách du lịch

Tòa nhà của ngôi đền bao gồm 27 “cánh hoa” được làm bằng đá cẩm thạch, bố trí thành các nhóm ba thành chín cạnh với chín cửa mở ra một sảnh trung tâm với chiều cao của hơn 40 mét với sức chứa 2.500 người.

Ngôi đền này từng đoạt về cho mình những giải thưởng kiến trúc độc đáo xuất sắc nhất, xuất hiện hàng năm trên những trang bìa và tạp chí kiến trúc lớn.

Đền Khajuraho

Đền Khajuraho được xây dựng từ năm 950 đến 1050 dưới triều đại Chandela. Ngôi đền này nổi tiếng bởi phong cách kiến trúc khá giống với đền thờ Hindu. Ngồi đền nằm ở huyện Chhatarpur, Madhya Pradesh, cách khoảng 620km về phía đông nam New Delhi.

Ảnh 14: Khajuraho là ngôi đền lớn nhất và được trang trí cũng như thiết kế công phu nhất
Ảnh 14: Khajuraho là ngôi đền lớn nhất và được trang trí cũng như thiết kế công phu nhất

Năm 1986, Khajuraho được công nhận là di sản thế giới. Khajuraho là ngôi đền lớn nhất và được trang trí cũng như thiết kế công phu nhất, hầu hết các chi tiết ở trong ngôi đền đều mang một nét đẹp phức tạp của nghệ thuật Ấn Độ.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ mang lại cho bạn một góc nhìn mới về kiến trúc Ấn Độ. Một nền văn minh nghệ thuật cổ xưa, mang đậm những nét lịch sử không thể xóa mờ theo thời gian. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy để lại comment dưới bài nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *