Với mỗi công trình xây dựng thì phần móng chính là nền tảng vô cùng quan trọng. Móng cũng bao gồm có nhiều loại và liệu bạn đã hiểu rõ về móng cốc chưa? Những kiến thức về móng cốc là hết sức cần thiết để giúp ứng dụng vào quá trình xây dựng. Hãy cùng chúng tôi khám phá chủ đề này ngay sau đây!

Móng cốc là gì?

Thế nào là móng cốc?
Móng cốc hay còn có tên gọi khác là móng đơn được sử dụng rất phổ biến tại các công trình nhà ở dân dụng

Móng cốc là một trong những loại móng sử dụng trong các công trình xây dựng. Loại móng này thường chỉ sử dụng ngay dưới phần cột công trình và áp dụng phổ biến với dự án có tải trọng nhỏ từ 3 tầng trở xuống, nhà kho hay các loại nhà xưởng nhỏ,.. sức chịu lực của móng sẽ được thiết kế và phân phối cho phù hợp với từng đặc điểm của công trình xây dựng.

Bên cạnh đó, tốt nhất là chỉ nên xây móng trên nền đất đứng để mang lại hiệu quả tối ưu. Với nền đất mềm hơn thì cần sử dụng thêm cọc tre gia cố nhằm đảm bảo sự an toàn và nâng cao chất lượng móng.

Cấu tạo móng cốc

Cấu tạo của móng cốc rất đơn giản thường có một bê tông cốt thép hình trụ chắc chắn với công dụng chính là chịu tải trọng của cả công trình để phân tán nó trọng tải này xuống nền. Về chi tiết cấu tạo cụ thể móng cốc trong xây dựng được chia làm những bộ phận sau:

Bê tông lót móng

Lớp bê tông lót móng thường có độ dày khoảng 100mm và được tạo nên từ bê tông đá 4×6 hoặc làm từ bê tông gạch vỡ, xi măng mác 50 – 100. Phần này có tác dụng làm sạch và phẳng hố móng hạn chế mất nước xi măng và còn đóng vai trò như khuôn đổ bê tông móng.

Xem Thêm:   Tiêu chuẩn thiết kế tầng hầm để xe chung cư & nhà cao tầng

Móng

Móng còn có tên gọi khác là bản móng có đáy hình chữ nhật với hình dạng vát có độ dốc vừa phải và được tính toán kích thước chuẩn xác nhất. Trong quá trình thiết kế các nhà kiến trúc sư sẽ cân nhắc để sao cho móng phù hợp với tổng thể của công trình nhất.

Cổ móng

Minh họa cấu tạo móng cốc
Minh họa cấu tạo móng cốc

Điểm đặc biệt của cổ móng chính là phần kích thước. Phần này sẽ có kích thước bằng với cột tầng trệt nhưng mỗi phía sẽ được mở rộng thêm khoảng 2,5cm để gia tăng lớp bê tông bảo vệ cốt thép bên trong cổ móng. Để biết thêm chi tiết người chủ cần phải tham khảo thêm ý kiến của những kiến trúc sư có chuyên môn về xây dựng.

Giằng móng

Giằng móng còn có tên gọi khác là đà kiềng với mục đích sử dụng đỡ tường ngăn bên trên và hạn chế độ lún lệch giữa các bộ phận khác trong công trình. Trong quá trình giằng sẽ phải kết hợp với khâu dầm móng để giảm độ lệch cho tâm của móng. Và phải có sự tính toán chính xác như bước dầm kết cấu chung.

Cột

Cột móng chính là khung của mỗi công trình xây dựng. Đây là một trong những bộ phận đóng vai trò rất quan trọng trong thiết kế tổng thể công trình. Tùy vào kích thước, mặt bằng xây dựng, độ bền và sức chịu lực chủ đầu tư sẽ đưa ra phương án làm cột phù hợp nhất.

Phân loại móng cốc trong xây dựng

Móng đơn được phân loại theo nhiều tiêu chí
Móng đơn được phân loại theo nhiều tiêu chí

Móng đơn trong xây dựng cũng được thiết kế với muôn hình vạn trạng nhằm thỏa sức tư duy sáng tạo của các kỹ sư, mang lại kết quả xây dựng công trình hiệu quả nhất. Vì vậy mà móng đơn cũng bao gồm nhiều loại và được phân chia theo từng tiêu chí như:

Phân loại theo trọng tải

Theo tiêu chí trọng tải, móng đơn được chia thành các loại như sau:

  • Móng đơn tải trọng đúng tâm.
  • Móng chịu tải trọng lệch tâm.
  • Móng cho các công trình có kích thước chiều cao lớn như tháp nước, ống khói hay các bể chứa,…
  • Móng có thể chịu được lực ngang lớn như các công trình tường chắn hay đập nước,…
  • Móng chịu được tải trọng và lực theo hướng thẳng đứng, các moment nhỏ.
Xem Thêm:   8 + Ý tưởng trang trí noel cho văn phòng công ty đẹp & độc đáo

Phân loại theo cách chế tạo

Phân theo cách chế tạo, móng đơn sẽ được chia thành móng toàn khối và móng lắp ghép.

  • Với móng toàn khối: có thể sử dụng từ nhiều loại vật liệu khác nhau tùy vào đặc tính của công trình và được thực hiện ngay tại vị trí cần xây dựng. Loại móng này dễ thi công nhưng cần phải thật cẩn trọng vì việc thực hiện trực tiếp nếu gây ra lỗi sẽ ảnh hưởng nhiều đến công trình tổng thể.
  • Với móng lắp ghép: loại móng này sẽ được chế tạo theo từng phần khác nhau, sau đó đem đến vị trí xây dựng và thực hiện lắp ghép theo thiết kế. Tuy thời gian thực hiện lâu hơn và có phần phức tạp nhưng đạt hiệu quả rất cao.

Phân loại theo độ cứng của móng

Theo cách phân loại này, móng đơn được chia thành các dang như:

  • Móng tuyệt đối cứng: thông thường có cấu tạo từ bê tông hoặc gạch đá, độ biến dạng gần như bằng 0.
  • Móng cứng hữu hạn: có tỷ lệ kích thước chiều dài/ngắn <= 8.
  • Móng mềm: độ biến dạng của móng thường cung cấp với đất nền, tỷ lệ cạnh dài/ngắn > 8.

Quy trình thi công móng cốc

Các bước trong quy trình thi công móng đơn cần phải được thực hiện liên kết với nhau
Các bước trong quy trình thi công móng đơn cần phải được thực hiện liên kết với nhau

Khi thực hiện đổ móng đơn, sự cẩn thận và an toàn vẫn luôn là yếu tố được đặt lên hàng đầu, mỗi giai đoạn đều phải được thực hiện chuẩn xác nhằm đem đến hiệu quả tốt nhất. Quy trình thi công móng đơn thược thực hiện cụ thể qua các bước sau:

Chuẩn bị

Để tiến trình thi công móng diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng, nhà thầu công trình cần phải chuẩn bị kỹ càng các yếu tố như:

  • Dọn dẹp mặt bằng gọn gàng.
  • Chuẩn bị nhân công thực hiện.
  • Chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu cần thiết và dự trù nếu có.

Đào hố

Vì móng cần phải được xây dưới đất nên việc cần thiết tiếp theo là đào hố. Với công đoạn này, nhà xây dựng cần phải đào đúng kích thước về cải chiều rộng, chiều dài và chiều sâu để tránh gây ảnh hưởng đến toàn bộ công trình về sau.

Xem Thêm:   8+ ý tưởng trang trí phòng khách bằng gỗ đẹp nhất

Thực hiện đóng cọc

Để đảm bảo chất lượng cho móng thì cần đóng thêm các cọc xuống hố đã đào, nhất là với các nền đất có tính chất xốp hoặc mềm.

San phẳng mặt hố

Cần san phẳng mặt hố và làm tăng độ bằng phẳng của nền bằng cách thực hiện rải một lớp đá dăm mỏng.

Bê tông lót

Lớp bê tông lót thường có độ dày khoảng 10mm giúp hạn chế mất nước cho lớp vữa, cố định và tăng độ phẳng cho lớp móng.

Thực hiện đổ móng

Đây là bước cuối cùng giúp hoàn tất công đoạn thi công móng đơn. Công đoạn này là việc trộn bê tông theo tỷ lệ tiêu chuẩn và đổ xuống hố theo khung đã chuẩn bị sẵn. Cần lưu nguyên tắc đổ từ từ xa lại gần, nếu có hiện tượng bị ứ đọng nước thì cần hút ra để đảm bảo chất lượng.

Lưu ý khi thiết kế móng cốc

Lưu ý khi thiết kế móng cốc
Lưu ý khi thiết kế móng cốc

Những lưu ý cần thiết trong quá trình thi công móng cốc mà bạn cần nắm được, cụ thể như sau:

  • Trong quá trình để bê tông phải đảm bảo rằng hố không bị ngập nước. Vì nếu còn được đọng lại sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của bê tông cũng như độ bền của móng cốc khi đưa vào sử dụng.
  • Khi đã tháo cốp pha thành công bạn nên giám sát và giữ chất lượng móng thật tốt để thực hiện những công đoạn tiếp theo để không làm gián đoạn thi công.
  • Với những công trình nhà phố, nhà liền kề hoặc mặt bằng móng không được đẹp người ta thường thi công móng cốc lệch tâm.
  • Một điều nữa khi thi công móng đơn mà bạn cần phải lưu ý đó chính là phải tính chuẩn xác trọng tải của móng bao gồm các chỉ số như: trọng tải lên kết cấu móng, chiều rộng mặt đáy. cường độ tiêu chuẩn đất nền, tải trọng một bên của móng cốc là gì… và còn nhiều thông số khác nữa.
  • Thép để làm móng đơn phải được gia công và có kích thước, chất lượng tốt nhất; đảm bảo đúng kích thước trong bản vẽ; độ méo, bẹp hay biến dạng không được vượt quá mức cho phép là 2%; không hoen gỉ.

Bản vẽ móng cốc tham khảo

Để có cái nhìn tổng quát và cụ thể hơn, bạn có thể tham khảo bản vẽ móng đơn sau đây:

Bản vẽ móng đơn mẫu 1
Bản vẽ móng đơn mẫu 1
Bản vẽ móng đơn mẫu 2
Bản vẽ móng đơn mẫu 2

Trên đây là một số thông tin về móng cốc hay còn gọi là móng đơn mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý đọc giả. Hy vọng bài viết bổ ích này đã giúp các bạn giải đáp được những thắc mắc của mình và có những giây phút khám phá chủ để móng đơn thật thú vị!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *