Công thức tính móng đơn được áp dụng phổ biến trong xây dựng nhà ở. Được xem là phần quan trọng, là nền tảng định hình cho sự bền vững của ngôi nhà, phần móng luôn được thi công kỹ lướng nhất. Nếu dựa theo công thức này quy trình thực hiện móng sẽ chính xác. Bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp toàn bộ nội dung và công thức tính thể tích móng đơn hợp lý nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Móng đơn là gì?

Móng đơn hay còn gọi móng cốc là loại móng chịu một cột lớn hoặc là 1 chùm các cột đứng gần nhau với tác dụng chịu lực. Móng đơn thường dùng để gia cố hay xây dựng các công trình có tải trọng tương đối nhẹ như: nhà kho, nhà từ 1 đến 4 lầu, nhà dân sinh.

Vì kết cấu những ngôi nhà này không quá phức tạp nên xây dựng bằng móng đơn sẽ tiết kiệm chi phí đáng kể so với móng băng, thời gian hoàn thiện cũng nhanh hơn.

Ảnh 1: Bản vẽ mặt cắt móng đơn

Móng này sẽ gồm có 3 loại đó là: móng mềm, móng cứng hoặc móng kết hợp và móng nằm riêng lẻ. Tùy vào công trình, chúng ta có thể lựa chọn hình dáng của móng sẽ bao gồm như: hình vuông, hình tròn hay hình chữ nhật.

Cấu tạo của móng đơn bê tông

Móng đơn có cấu tạo là 1 trụ dài được làm bằng thép và bê tông. Đối với nền đất thịt, nhiều bùn lầy, đất yếu thì phần đáy móng sẽ được đặt lên 1 lớp đất đã pha đá với chiều sâu ít nhất 1m để đảm bảo.

Đây là phương pháp cấu tạo giúp cho việc gia cố nền đất trở nên tốt hơn, tránh đất sạt lở làm ảnh hưởng đến công trình, nhất là khả năng chịu lực của móng. Thông thường, cấu tạo chi tiết của móng đơn bê tông sẽ bao gồm các phần:

  • Giằng móng (hay còn gọi là đà kiềng): Có tác dụng đỡ tường ngăn bên trên và làm giảm độ lún lệch giữa các móng trong công trình. Nếu giằng móng được kết hợp làm dầm móng để giảm độ lệch tâm móng thì phải tính toán nó như một dầm trong kết cấu khung.
  • Cổ móng: Kích thước cổ móng có thể bằng với cột tầng trệt nhưng thường được mở rộng thêm mỗi phía 2,5cm để tăng lớp bê tông bảo vệ cốt thép trong cổ móng.
  • Bản móng: Thường có đáy dạng chữ nhật, bị vát có độ dốc vừa phải, được tính toán để có kích thước hợp lý. Thông thường khi thiết kế bản móng các kiến trúc sư sẽ cân đối sao cho phù hợp nhất với tổng thể công trình.
  • Lớp bê tông lót: Thường dày 100, bê tông đá 4×6 hoặc bê tông gạch vỡ, vữa xi măng mác 50÷100, có tác dụng làm sạch, phẳng hố móng, chống mất nước xi măng, ngoài ra nó còn làm ván khuôn để đổ bê tông móng.
Xem Thêm:   25+ cách trang trí cửa sổ đẹp thật bắt mắt ấn tượng nhất
công thức tính móng đơn
Ảnh 2: Bản vẽ chi tiết cấu tạo móng đơn

Cấu tạo của móng đơn tuy đơn giản nhưng đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao. Trong bất kỳ một công trình, không thành phần nào là không quan trọng. Phần móng vững chắc chính là nền tảng đầu tiên để xây nên một ngôi nhà vững chắc.

Vì vậy khi thiết kế và thi công nên đặt chữ tâm lên hàng đầu, đảm bảo chất lượng công trình cũng như đảm bảo an toàn, toàn diện hiện tại và sau này.

Công thức tính thể tích móng đơn dựa vào hình dạng đáy móng

Tính toán móng đơn sẽ được áp dụng các nhà dân dụng, nhà xí nghiệp, mố trụ cầu nhỏ, móng mố trụ cầu, móng trụ điện, tháp ăng ten … Khi gặp phải trường hợp chịu tải trọng lớn cần phải mở rộng đáy móng. Tăng cả chiều dài móng và chiều sâu chôn móng. Tuy nhiên móng cốc (móng đơn) chỉ nên dùng trong trường hợp đất nền có sức chịu tải.

Để khắc phục thì gia cố nền đất bằng cừ tràm sẽ là giải pháp tối ưu nhất bới nó có thể giúp tăng khả năng chịu tải của đất lên tới 8 tấn/1m2. Mọi tính toán về độ chịu tải cừ tràm đều liên quan mật thiết với móng. Vì vậy tính toán móng đơn kết hợp gia cố cừ tràm là giải pháp hàng đầu của các nhà thầu.

Biến dạng nền không quá lớn thì chúng ta áp dụng lý thuyết đàn hồi tính các đặc trưng biến dạng. Tận dụng khả năng làm việc của nền trong giai đoạn biến dạng tuyến tính.

Đối với công thức tính thể tích móng đơn do nhà thầu thiết kế có hình dạng như thế nào: hình chóp. hình trụ thẳng, đa diện. Mỗi hình dạng sẽ có một công thức tính thể tích riêng. Từ đó áp dụng để tính toán chính xác được số liệu cần thiết nhất.

Xem Thêm:   20+ ý tưởng trang trí tường phòng khách đẹp & hiện đại
công thức tính móng đơn
Ảnh 3: Mặt bằng thực hiện móng đơn

Công thức tính thể tích móng đơn theo hình dạng của đáy móng:

  • Nếu đáy móng hình tam giác: S = (b.h)/2.
  • Nếu đáy móng hình chữ nhật: S = a.b. + Hình tròn: S = πR² Áp dụng với đáy móng có hình tròn.
  • Nếu đáy móng hình vành khuyên: S = (π (D² – d²))/4.
  • Nếu đáy móng hình thang: S = ((a + b)/2)*h
  • Nếu đáy móng hình vuông: S = a2.
  • Nếu đáy móng hình lập phương: V = a3; Sxq = 4.a2
  • Nếu đáy móng hình hộp: V = a.b.c; Sxq = 2.(a.c + b.c).
  • Nếu đáy móng hình đống cát: V = (h/6).[a.b + (a + a1).(b + b1) + a1.b1].
  • Nếu đáy móng hình ống: V = (π/4).h.[D²- d²]; Sxq = π.h.D.
  • Khi tải trọng đặt đúng tâm: P≤ R
  • Khi tải trọng lệch tâm: P≤ 1.2 R

Trong đó: ký hiệu a,b là các cạnh, V là thể tích, S là diện tích, đáy lớn là D, đáy nhỏ d, π = 3.14, h ký hiệu chiều cao, R là bán kính…

Công thức tính móng đơn

Công thức tính đơn giản: R = m(A.y.b + B.q + D.c)

Trong đó:

  • b là chiều rộng bề mặt đáy của móng
  • q: Tải trọng một bên móng
  • c: Lực dính theo đơn vị của lớp nền đất;
  • A, B, D: Thông số phụ thuộc vào các góc ma sát trong của đất;
  • M: Hệ số ở mức điều kiện có thể làm việc của nền móng đơn

Các bước thi công móng đơn đúng kỹ thuật

Bước 1: Công tác chuẩn bị

Để tránh sơ suất trong thi công cần có công tác chuẩn bị thật kỹ càng. Đây là một trong những bước tiền đề quan trọng đầu tiên trong vấn đề thi công móng đơn. Cần kiểm tra các yêu cầu về số lượng nhân công, thời gian, nguyên vật liệu để sẵn sàng dành cho công tác thi công được tiến hành thuận lợi.

Bước 2: Thực hiện đóng cọc

Trước khi đóng cọc phải nhìn vào bản vẽ thi công để giúp xác định được chính xác vị trí và khoảng cách tại các ô cọc cùng nhau. Tại địa hình có nền đất yếu, cần có biện pháp đổ bê tông móng tốt để đảm bảo độ mềm lún của đất, có thể gia cố móng bằng các cọc tre, cọc gỗ…

công thức tính móng đơn
Ảnh 4: Quá trình thực hiện đóng cọc móng đơn

Bước 3: Đào hố móng

Sau khi đã cố định phần cọc, thực hiện những bước tiếp theo đó là đào đất tại hố móng xung quanh phần cọc đó. Người thực hiện đào hố móng cần phải hiểu được độ nông, sâu, diện tích đủ rộng để giảm sự cố khi thi công móng đơn. Đặc biệt là đảm bảo yêu cầu về kích thước so với tải trọng của công trình và làm móng được khô ráo, thoáng mát.

Xem Thêm:   Khái niệm biệt phủ và những đặc điểm trong thiết kế biệt phủ

Bước 4: Làm phẳng mặt hố móng

Hố móng sau khi đào phải được làm phẳng để quá trình thi công tiếp theo được tiến hành thuận lợi, dễ dàng hơn. San phẳng hố móng bằng cách sử dụng những loại đá có kích thước tương đồng nhau. Sau đó sử dụng những dụng cụ thi công chuyên nghiệp như máy đầm, đầm tay để san đầm bề mặt hố móng.

Bước 5: Kiểm tra độ cao và lớp bê tông vừa đổ lót móng

Bê tông lót móng được hiểu là lớp bê tông dùng tại lót dưới lớp bê tông móng, giằng móng hoặc các kết cấu kiện tiếp xúc với đất để giúp hạn chế bê tông lớp trên mất nước và bề mặt bằng phẳng, đà giằng, đáy móng.

Bước 6 : Ghép cốp pha móng

Đặt cốp pha theo lưới thép đã được gia công chuẩn bị từ trước.

Bước 7: Đổ bê tông móng

Bê tông được đổ vào móng sau khi đã hoàn thiện công tác cốp pha cho móng đơn. Bê tông sử dụng để đổ móng cần đạt đúng tiêu chuẩn theo quy định từng hạng mục công trình.

công thức tính móng đơn
Ảnh 5: Thực hiện đổ bê tông móng

Bước 8: Tháo dỡ cốp pha móng

Sau khi bê tông đạt độ liên kết cố định khoảng từ 1 – 2 ngày là có thể tháo cốp pha.

Bước 9: Cắt đầu cọc

Thực hiện đập phá đầu cọc bê tông phần dư và để lại thép chờ để nối với kết cấu phía trên.

Bước 10: Bảo dưỡng bê tông móng đơn sau khi đổ.

Nếu như quá trình thi công móng không đảm bảo sẽ làm gây nên những vấn đề có tác hại nghiêm trọng như: sụt lún, thấm sàn, nứt sàn bê tông, tuổi thọ cho toàn bộ công trình thấp. Do đó, để tránh sự cố khi thi công móng đơn, chủ đầu tư cần phải chú ý tính toán, nghiên cứu kỹ lưỡng một cách chính xác, khoa học nhất.

Trên đây là toàn bộ những nội dung về quá trình tính toán và thực hiện thi công móng đơn trong xây dựng. Công thức tính móng đơn chúng tôi vừa cung cấp là công thức chuẩn được nhiều kiến trúc sư áp dụng tính toán trong quá trình thiết kế công trình nhà ở dân dụng. Hy vọng với những thông tin trên sẽ hỗ trợ bạn lựa chọn được phương án thi công chuẩn cho nhà ở của mình nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *