Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh được nhắc đến rất nhiều hiện nay. Đặc biệt với dáng vẻ ngoan cường, uy nghi – Cây được ưa chuộng đặt trên bàn làm việc. Hơn nữa khi xét về ý nghĩa phong thủy thì đây cũng là một loài cây mang nhiều may mắn. Tuy nhiên nếu trồng cây trong nhà ở thì sao? Cây lưỡi hổ có nên trồng trong nhà không? Đây là thắc mắc mà các chủ nhà tìm hiểu loại lựa chọn cây nên trồng trong nhà. Vậy hãy theo dõi bài viết sau để biết câu trả lời.

Thông tin cơ bản về cây lưỡi hổ 

Cây lưỡi hổ có nguồn gốc từ Nigeria, Châu Phi
Cây lưỡi hổ có nguồn gốc từ Nigeria, Châu Phi
  • Tên gọi khác:  Cây lưỡi cọp, cây lưỡi hùm, cây hổ vĩ mép vàng,…
  • Tên khoa học:  Cây có tên là Sansevieria Trifasciata
  • Thuộc họ:  Cây thuộc họ Măng Tây
  • Nguồn gốc:  Cây lưỡi hổ ngày nay được nhiều khách chơi cây cảnh xanh ưa chuộng. Tại Việt Nam cây được chưng trồng rất phổ biến. Song xét về nguồn gốc thì loại cây này xuất xứ Châu Phi. Ở Nigeria, vùng nhiệt đới Tây Phi.
  • Đặc điểm hình thái: Cây mọc thành bụi. Mỗi bụi có 5 – 6 lá thẳng cao trung bình 30 – 80cm. Phần lá cứng, nhọn đầu. Thân lá mặt bóng, mọng nước. Có Màu xanh pha thêm vài đốm trắng với viền 2 bên vàng. Cây có hoa thuôn dài, màu trắng nhưng hiếm khi thấy
  • Lợi ích:  Cây trồng trong nhà giúp trang trí không gian đẹp. Đồng thời cùng với đó mang đến hiệu quả lọc sạch không khí, hỗ trợ chữa bệnh như viêm họng, viên tai,…Đặc biệt cây còn giúp tăng cường oxy ban đêm. Nhờ đó giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi hiệu quả.

Có nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà không?

Cây lưỡi hổ là loại cây cảnh xanh đẹp. Tuy nhiên nhiều người vẫn e ngại không biết có nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà không.  Vậy ở đây để dễ dàng quyết định bạn hãy tìm hiểu chi tiết cây lưỡi hổ để trong nhà có tốt không. Cụ thể bạn hãy xem xét toàn diện dựa trên nhiều yếu tố như sau: 

Cây lưỡi hổ để trong nhà có tốt không?
Cây lưỡi hổ để trong nhà có tốt không?
  •  Về phong thủy:  Để xác định trồng cây lưỡi hổ trong nhà có tốt không trước tiên bạn hãy xét tính phong thủy. Theo đó khi trồng cây trong nhà sẽ giúp trừ tà. Những xui xẻo, rắc rối trong công việc, cuộc sống của bạn sẽ được giải trừ. Đồng thời may mắn, hạnh phúc sẽ được mang tới.  Công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió với nhiều thành công.
  • Về giá trị thẩm mỹ:  Cây lưỡi hổ mọc với thế rất đẹp. Cùng với đó lá cây có sự pha trộn màu sắc bắt mắt. Vậy nên xét riêng về tính thẩm mỹ thì có nên trồng cây lưỡi hổ trong nhà không hoàn toàn là “có”. Với sự hiện diện của cây trong nhà cả không gian sẽ thêm phần ấn tượng. Cả nhà sẽ được sống trong không gian gần gũi với thiên nhiên.
  • Về môi trường:  Cây lưỡi hổ trồng trong nhà có tốt không? Tiếp theo, bạn hãy xét về yếu tố môi trường. Theo đó bạn có thể ghi nhớ loài cây này đã được Nasa công bố có tác dụng điều hòa không khí. Nổi bật là hấp thụ được 107 độc tố khác nhau. Vì thế trồng cây trong nhà sẽ là giải pháp giúp môi trường sống trong lành, sạch mát hơn.
  • Về sức khỏe:  Cây lưỡi hổ để trong nhà có tốt không nếu xét trên phương diện công dụng sức khỏe thì đáp án là có. Không chỉ thế, chuyên gia còn khuyên mọi người chưng trồng cây trong nhà. Bởi vì loài cây cảnh này là thần dược có thể hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả. Chẳng hạn bệnh về da, tiêu hóa, hen suyễn, viên vọng, viên tai,… 
Xem Thêm:   99+ mẫu giường tầng sắt đẹp được ưa chuộng hiện nay

Bản mệnh hợp cây lưỡi hổ trong phong thủy

Để cây lưỡi hổ trong nhà có tốt không về cơ bản đã được lý giải ở trên. Theo đó bạn chỉ cần ghi nhớ câu trả lời là tốt, kể cả xét về tính phong thủy, thẩm mỹ, sức khỏe hay môi trường. Tuy nhiên bạn nên lưu ý dựa trên luật ngũ hành thì trồng cây lưỡi hổ trong nhà có được không còn tùy thuộc bản mệnh. Theo đó nếu bạn thuộc mệnh Thổ hoặc mệnh Kim thì có thể xem loài cây này như bùa hộ mệnh.  

Người mệnh Kim, mệnh Thổ rất hợp để trồng cây lưỡi hổ trong nhà
Người mệnh Kim, mệnh Thổ rất hợp để trồng cây lưỡi hổ trong nhà
Mệnh Thổ Mệnh Kim
Cây lưỡi hổ có lá màu xanh, viền vàng nên tương sinh với mệnh Thổ. Vì thế khi trồng cây trong nhà sẽ phát huy được vận thế của mình. Con đường công danh sự nghiệp, cuộc sống gặp nhiều thuận lợi. Cụ thể cây lưỡi hổ sẽ là bùa hộ mệnh cho bạn khi sinh vào các năm như sau:

  • Mậu Dần – 1938, 1998
  • Kỷ Mão – 1939, 1999
  • Bính Tuất – 1946, 2006
  • Canh Tý – 1960, 2020
  • Tân Sửu – 1961, 2021
  • Mậu Thân – 1968, 2028
  • Kỷ Dậu – 1969, 2029
  • Bính Thìn – 1976, 2036
  • Đinh Tỵ – 1977, 2037
  • Canh Ngọ 1990 , 1930
  • Tân Mùi – 1991, 1931
Cây lưỡi hổ sẽ mang tới may mắn người mệnh Kim. Cũng giống mệnh Thổ loài cây này có thể giúp người mệnh Kim đạt được nhiều thành công. Cụ thể, nếu bạn sinh thuộc những năm sau đây thì phù hợp trồng cây:

  • Canh Thìn – 2000
  • Tân Tỵ – 2001
  • Quý Dậu – 1993
  • Nhân Thân – 1992
  • Giáp Tý – 1984, 2026
  • Ất Sửu – 1985, 1925
  • Canh Tuất – 1970
  • Tân Hợi 1971
  • Quý Mão – 1963, 2023
  • Nhâm Dần – 1962, 2023
  • Ất Mùi – 1955, 2015
  • Giáp Ngọ – 1954, 2014
Xem Thêm:   Kí hiệu trong bản vẽ xây dựng và cách đọc bản vẽ xây dựng chuẩn

 

Lưu ý khi trồng cây lưỡi hổ trong nhà

Cây lưỡi hổ để trong nhà có tốt không? Câu trả lời là rất tốt. Song khi bạn trồng cây phải chú ý đến vị trí. Đồng thời bạn cần biết cách trồng cây đúng kỹ thuật. Cùng với đó tuân thủ kỹ thuật chăm sóc đúng cách. Như vậy thì cây lưỡi hổ khi trồng trong nhà sẽ phát huy tốt giá trị vốn có. Cụ thể ở đây để dễ dàng trồng được loài cây này bạn hãy lưu ý đến 3 vấn đề quan trọng như sau:

Trồng cây lưỡi hổ trong nhà khá dễ nhưng cần chú ý đúng kỹ thuật
Trồng cây lưỡi hổ trong nhà khá dễ nhưng cần chú ý đúng kỹ thuật

Vị trí

Cây lưỡi hổ ngày nay dường như được trồng ở nhiều vị trí khác nhau. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là bạn nên trồng loài cây này ở đâu trong nhà. Về cơ bản, bạn có thể trồng cây ở một vài vị trí lý tưởng như là:

  • Phòng khách: Đây là không gian trang trọng rất thích hợp để bạn chưng trồng cây lưỡi hổ. Trong đó bạn có thể đặt một chậu cây ở góc phòng để tạo điểm nhấn. Hoặc bạn đặt chậu cây cạnh kệ tivi hay ngay hai bên lối ra vào cửa,…Như vậy thì không gian phòng khách sẽ trở nên đẹp mắt hơn. Đồng thời cây cũng sẽ mang tới may mắn cho cả gia đình.
  • Phòng ngủ:  Trồng cây lưỡi hổ trong phòng ngủ là một vị trí bạn có thể chọn. Bởi vì với sự có mặt của loài cây này trong không gian phòng ngủ sẽ giúp hút khí độc, cấp oxy.
  • Bàn làm việc: Bạn có thể chọn loại cây lưỡi hổ mini để chưng trên bàn làm việc. Khi đó loại cây này sẽ điều hòa không khí, hút khí độc của các thiết bị điện tử,…Nhờ vậy bạn sẽ có được không gian làm việc thoải mái.
  • Một số vị trí khác: Ngoài ra, bạn cũng có thể trồng cây trong nhà tắm, phòng đọc sách,…
Xem Thêm:   20+ mẫu lam gỗ - Vách ngăn phòng khách và bếp đẹp nhất

Cách trồng

Cây lưỡi hổ rất dễ trồng. Theo đó, bạn có thể chọn trồng cây từ giống cây con. Thực chất đây là cách trồng từ mầm cây mẹ theo hình thức tách bụi. Hoặc bạn chọn cách trồng theo hình thức giâm cành. Tức là bạn cắt một lá cây lưỡi hổ non, khỏe từ bụi cây mẹ. Sau đó cắt thành từng khúc rồi chờ phần cắt héo mặt khô thì đem đi trồng. Thông thường cách này khá lâu.  

Bạn có thể trồng cây theo hình thức giâm cành hoặc cây con
Bạn có thể trồng cây theo hình thức giâm cành hoặc cây con

Đặc biệt cây lưỡi hổ không kén chọn đất trồng. Tuy nhiên để cây trồng tốt nhất bạn nên chuẩn bị đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng. Hoặc bạn cũng có thể trồng cây theo phương pháp thủy canh.

Cách chăm sóc

Cây lưỡi hổ thích bóng râm. Loài cây này có thể phát triển tốt ở cả không gian thiếu ánh nắng. Hơn nữa lá cây chứa nước nên có thể chống chọi với tiết trời khô hạn. Vì thế trên thực tế khi trồng cây bạn rất dễ chăm sóc.

Song ở đây bạn chú ý loài cây này sẽ sinh trưởng tốt nhất trong nền nhiệt 15 – 30 độ C. Nếu cây trồng ở vị trí tối thiếu ánh sáng bạn có thể đem cây ra phơi vào buổi sáng. Thông thường khoảng 2 lần/1 tuần là được. Riêng về yếu tố phân bón bạn chỉ cần bổ sung định kỳ 6 tháng/1 lần. Bởi vì  cây lưỡi hổ không cần phân bón nhiều.

Đặc biệt cây ít sâu bệnh. Chỉ cần bạn không tưới quá nhiều nước dẫn đến tình trạng cây bị lún gốc, thối nhũn là được.  Ngoài ra, trường hợp bạn trồng cây thủy canh thì phải đảm bảo chỉ để mép rễ cây tiếp xúc với nước. Đồng thời định kỳ nên thay nước cho cây 1 lần trong 1 tuần.

Cây lưỡi hổ để trong nhà có tốt không ? Câu hỏi này không khó để đưa ra lời giải đáp. Đặc biệt nếu dựa vào những thông tin được cung cấp trên đây thì chắc chắn bạn sẽ biết chính xác đáp án là gì. Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *