Nắm bắt được những kiến thức về bậc chịu lửa của công trình là điều cực kỳ quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh tình trạng hỏa hoạn ở nước ta đang ngày cành hoành hành. Vậy bậc chịu lửa trong công trình là gì? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết dưới đây nhé!
Bậc chịu lửa công trình xây dựng là gì?
Theo quy định tại Mục 1.5.19 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ Xây dựng ban hành thì Bậc chịu lửa được quy định như sau:
Bậc chịu lửa là đặc trưng chịu lửa của nhà và công trình theo tiêu chuẩn được xác định bằng giới hạn chịu lửa của các kết cấu xây dựng chính.
Cách xác định bậc chịu lửa công trình xây dựng
Việc nắm rõ được các bậc chịu lửa trong công trình cũng cần phải tỉ mỉ và cẩn thận. Để xác định được bậc chịu lửa cho công trình xây dựng, trước tiên chúng ta cần hiểu một vài thuật ngữ sau:
Giới hạn chịu lửa
Thời gian (tính bằng giờ hoặc bằng phút) từ khi bắt đầu thử chịu lửa theo chế độ nhiệt tiêu chuẩn các mẫu cho tới khi xuất hiện một trong các trạng thái giới hạn của kết cấu và cấu kiện như sau:
- Mất khả năng chịu lực;
- Mất tính toàn vẹn;
- Mất khả năng cách nhiệt.
Tuổi thọ công trình
Khả năng của công trình xây dựng đảm bảo các tính chất cơ lý và các tính chất khác được thiết lập trong thiết kế và đảm bảo điều kiện sử dụng bình thường trong suốt thời gian khai thác vận hành.
Độ bền vững
Đặc trưng tổng quát về độ bền, độ ổn định của nhà và công trình trong suốt thời gian khai thác sử dụng.
THAM KHẢO THÊM:
- 1000+ Mẫu ảnh nhà cấp 4 đẹp: [HOT 2023] được lấy từ thực tế
- Mua bán đất Hòa Bình mới nhất
- Mua bán đất Bắc Ninh mới nhất
- Mua bán đất Thái Nguyên mới nhất
- Mua bán đất Bắc Giang mới nhất
- Mua bán đất Hưng Yên mới nhất
- Mua bán biệt thự Quảng Ninh mới nhất
Xác định bậc chịu lửa
Để xác định được bậc chịu lửa cho công trình xây dựng các bạn căn cứ vào một số bảng sau để hiểu cho dễ nhé.
1. Bảng 2 TCVN 2622-1995 để biết được bậc chịu lửa của công trình áp dụng cho cột, sàn, tường …
2. Căn cứ phụ lục C TCVN 2622 -1995 tra vật liệu tương ứng có giới hạn chịu lửa là bao nhiêu (nếu cấu kiến bạn không chỉ rõ được giới hạn chịu lửa) đối chiếu với bảng 2 TCVN 2622 để tra ra bậc chịu lửa công trình.
3. Từ bậc chịu lửa và hạng sản xuất của công trình để tính ra khoang cháy cho phép tương ứng, nhà xây được tối đa bao nhiêu tầng …
=> Tính toán hệ thống PCCC tương ứng.
Chi tiết bạn xem thêm trong Phụ lục F/QC 06 và H/QC 06 – về khoang cháy.
Các bạn nên kết hợp TCVN 2622-1995 và QCVN 06-2010 để xác định đúng nhất về bậc chịu lửa cho công trình xây dựng của mình.
Trường hợp đối với nhà khung thép mái tôn mà các bạn không đưa ra được giới hạn chịu lửa thì bên PCCC sẽ áp vào nhà bậc V, diện tích khoang cháy là 1200m2 cho xây tối da 1 tầng. Nếu công trình của bạn lớn diện tích trên bạn cần làm tăng bậc chịu lửa của công trình bằng cách thay thế vật liệu hoặc sơn chống cháy cột, kèo… hoặc bọc lại để có thể tăng khoang cháy.
Việc sử dụng sơn chống cháy cho công trình xây dựng đã trở nên phổ biến tại các nước. Đây được xem là giải pháp chống cháy tổng thể tốt nhất hiện nay. Sử dụng sơn chống cháy sẽ:
- Giúp cho bậc chịu lửa của công trình được tăng lên kéo dài thời gian vận hành sử dụng.
- Giảm chi phí vận hành xây lắp lâu dài cho nhà đầu tư
- Kết cấu đảm bảo ổn định, an toàn.
- Thời gian thi công nhanh
- Chi phí hợp lý
- Sơn chống cháy hầu như không chiếm không gian của công trình xây dựng (màng sơn
- chống cháy rất nhỏ chỉ dao động từ 0,3mm- trên 1mm).
- Sơn chống cháy còn tạo ra tính thẩm mỹ cao
- Phạm vi sử dụng của sơn chống cháy rất đa dạng phong phú thích hợp chống cháy cho nhiều bề mặt như: sắt thép, gỗ, bê tông,… tùy vào từng mục đích chống cháy của khách hàng mà chọn lựa sơn chống cháy phù hợp.
Hiện nay, việc sử dụng sơn chống cháy cho công trình xây dựng đã trở nên phổ biến tại các nước. Sử dụng sơn chống cháy sẽ giúp bậc chịu lửa của công trình được tăng lên kéo dài thời gian vận hành sử dụng, giảm chi phí vận hành xây lắp lâu dài cho nhà đầu tư, kết cấu đảm bảo ổn định, an toàn.
Thời gian thi công nhanh, giá thành rẻ, hầu như không chiếm không gian của công trình xây dựng( màng sơn chống cháy rất nhỏ chỉ dao động từ 0,3mm- trên 1mm), có thể phối màu theo lựa chọn của CĐT, vừa tạo được điểm nhấn trang trí vừa có tác dụng chống cháy nổ.
Vừa rồi là tất cả những thông tin và kiến thức về bậc chịu lửa của công trình. Hy vọng rằng, qua bài viết của chúng tôi, các không chỉ các kiến trúc sư trong tương lai, mà quý độc giả đã có được cho mình kiến thức vững chắc, qua đó ngăn ngừa được tình trạng hỏa hoạn trong công trình. Đừng tiếc một like và một share cho bài viết của chúng tôi nhé!