Bản vẽ móng cọc ép nhà dân hiện nay được sử dụng cho thi công nhà, biệt thự, công trình… Để có một công trình đẹp như ý muốn và bền theo thời gian, mỗi gia chủ cần phải đưa ra nhiều quyết định khi xây dựng. Nhưng có lẽ phần bản vẽ kết cấu móng cọc vẫn là quan trọng nhất. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này dưới bài viết dưới đây

Vì sao cần sử dụng bản vẽ móng cọc ép nhà dân?

Nhiệm vụ của móng cọc ép là giúp cho ngôi nhà trở nên vững chắc, chịu được lực và bền với thời gian. Dù có gặp thời tiết nắng nóng hay bão lớn đều không phải lo lắng. Nhất là trong các đô thị thì móng cọc lại càng trở nên quan trọng hơn.

Đối với khu vực đất lún, đất yếu và tùy vào quy mô công trình xây dựng mà có những bản vẽ móng cọ ép nhà dân khác nhau.

Ảnh 1. Thiết kế móng cọc nhà dân chính xác đẹp
Ảnh 1. Thiết kế móng cọc nhà dân chính xác đẹp

Có bản vẽ giúp nhà thi công dễ dàng hơn trong việc xây dựng. Bên cạnh đó có thể dễ dàng tính toán và lựa chọn được vật liệu cần thiết khi thi công.

Dựa vào bản vẽ, khi công trình xảy ra vấn đề có thể biết được nguyên nhân. Từ đó mà tìm ra những phương án khắc phục hay truy cứu trách nhiệm.

Móng cọc ép nhà dân là gì? Khi nào dùng móng cọc

Móng cọc ép nhà dân là bộ phận được đặt trên đầu cọc tạo thành nhóm liên kết với đài và giằng móng tạo thành khối móng vững chắc.

Bản vẽ móng nhà dân được sử dụng với nhà có tải trọng lớn, địa hình phức tạp, nền đất yếu…

Ảnh 2. Bản vẽ móng cọc nhà dân
Ảnh 2. Bản vẽ móng cọc nhà dân

Móng cọc được dùng trong các trường hợp sau:

  • Lớp đất bề mặt yếu, không dùng để chịu tải trọng công trình, vì thế tải trọng này cần đi qua lớp đất yếu để truyền vào lớp đất hoặc đá bên dưới có khả năng chịu lực.
  • Tải trọng công trình lớn và tập trung cục bộ chẳng hạn như nhà cao tầng.
Xem Thêm:   Đơn giá xây dựng năm 2023 là bao nhiêu tiền 1 m2?

Móng cọc có khả năng chịu tải cao hơn so với móng nông.

Có hai loại móng cọc, mỗi loại có đặc điểm làm việc riêng.

Thiết kế bản vẽ móng cọc ép nhà dân

Để giảm bớt nổi lo lắng của khách hàng cũng như mong muốn chia sẻ cho bạn một phần công việc trong giai đoạn bận rộn này. Chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn những bản thiết kế trong thi công nhà ở hiện nay.

Đầu tiên là Bản vẽ móng băng chuyên dụng:

  • Cấu tạo móng băng đều sử dụng vật liệu là bê tông cốt thép để mang đến sự gắn kết và chịu lực cao.
  • Phù hợp với xây nhà nhiều tầng
  • Có độ chịu lực của nền cao
  • Lún đều dàn trải không gây nứt rạn
  • Móng băng dùng được cho đa số thiết kế, trừ những công trình lớn được chỉ định sẵn
  • Thiết kế móng băng trong bản vẽ móng cọc ép nhà dân có dạng dải dài
  • Chúng có thể nằm độc lập hoặc là cắt nhau hình chữ thập, để đỡ tường hoặc cột trụ
  • Thi công loại móng này bằng cách đào móng xung quanh khuôn viên công trình hoặc đào song song
  • Cấu tạo móng băng nông hơn các loại khác, chiều sâu trộn móng 2-3m
  • Với những móng phức tạp như công trình nhà ống hiện đại, cao tầng chiều sâu móng 5m
  • Móng băng được phân loại thành 2 loại là móng cứng và móng mềm.
Ảnh 3. Sử dụng bản vẽ móng cọc ép nhà dân
Ảnh 3. Sử dụng bản vẽ móng cọc ép nhà dân

Móng đơn cho những căn nhà đơn giản:

  • Móng đơn không chỉ sử dụng trong xây nhà mà nó còn được ứng dụng trong các công trình nhà xưởng, phòng trọ…
  • Khác biệt của loại móng cọc đơn này chính là nằm ở cột điện, các cột trụ và mố cầu
  • Về thiết kế và cấu tạo, móng đơn có hình vuông, tròn hoặc chữ nhật
  • Có ba loại móng là móng cứng, móng mềm hoặc kết hợp cả hai loại
  • Đây là loại móng có thiết kế đơn giản nhất trong các bản vẽ móng cọc ép nhà dân
  • Ưu điểm của nó là chịu lực tốt, kích thước hình dáng có thể điều chỉnh dễ dàng. Hơn nữa móng đơn lại có giá thành rẻ và tiết kiệm hơn các loại móng khác.
Xem Thêm:   Ý nghĩa và tác dụng của lông công trong phong thủy

Bản vẽ về móng bè

  • Móng bè còn được gọi là móng liền
  • Chúng được sử dụng cho các hạng mục nhà ống, nhà lô 3 tầng trở lên
  • Loại móng này được thiết kế xây dựng trên nền đất yếu mềm chiếm >75% diện tích đất nhà
  • Đây là loại móng có kích thước và diện tích lớn nhất
  • Ưu điểm của chúng là xây được trên nền đất yếu, giảm tải công trình, không sụt lún…

Bản vẽ cấu tạo phần móng cọc:

  • Đây là loại móng có kết cấu khác biệt nhất trong các bản vẽ móng cọc ép nhà dân
  • Móng cọc gồm đài cọc và đài móng thiết kế để truyền tải trọng xuống nền đất cứng hơn
  • Thiết kế móng cọc sử dụng các cọc bê tông lớn đóng sâu xuống đất
  • Ngoài cùng bê tông có thể sử dụng cọc tre hoặc cọc tràm, giúp giảm chi phí cho công trình
  • Móng cọc được sử dụng nhiều trong thi công nhà dân hiện nay.

Tư vấn sức chịu tải của móng cọc

Khi thiết kế móng cọc, việc xác định sức chịu tải của cọc có ý nghĩa quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng đến sự an toàn của công trình và giá thành công trình. Cọc trong móng có thể bị phá hoại do bản thân cường độ vật liệu cọc bị phá hoại hoặc do đất nền bị phá hoại.

Ảnh 4. Thiết kế móng cọc nhà dân bạn nên biết
Ảnh 4. Thiết kế móng cọc nhà dân bạn nên biết

Tiết diện cọc

Đối với mỗi gia đình tầng thấp 3-7 tầng trọng tải xuống móng thường rất thấp khoảng 50-100 tấn. do đó thông thường cọc sử dụng cho nhà dân là cọc ép có tiết diện 200×200, bê tông cấp độ bền B15 hoặc B20, cốt thép dọc 4D14 nhóm CB300-V, các đoạn cọc dài khoảng 4 ~ 6m.

Xem Thêm:   Ý nghĩa phong thủy hoa Mộc Lan và những điều cần biết

Loại cọc này bạn sẽ thường thấy ở các công trình đang xây dựng và máy móc của cọ này khá đơn giản.

Lực ép khi thi công

Cọc ép 200×200 thường có sức chịu tải theo vật liệu khoảng 50T (500kN), khi tải trọng ép lớn hơn giá trị này thì có thể dẫn tới vỡ đầu cọc. Do đó bạn cần lưu ý thông số Pmax = 50T.

Thông thường lực ép tối thiểu khi thi công cọc là Pmin = 40T.

Chiều dài cọc

Chiều dài cọc được quyết định sau khi ép thử một cọc tại hiện trường, thông thường nhà thầu ép cọc sẽ ép cho đến khi nào tải trọng ép đạt Pmax (cọc không xuống được nữa và tải trọng ép tăng dần cho đến Pmax).

Trong bản vẽ cần ghi chú về chiều dài cọc dự kiến, và nói rõ chiều dài cọc sẽ được quyết định khi ép thử 1 cọc tại hiện trường.

Sức chịu tải của cọc

Sức chịu tải của cọc được lựa chọn căn cứ vào sức chịu tải theo vật liệu và lực ép đầu cọc. Với các chỉ định Pmin = 40T và Pmax = 50T thì có thể sử dụng giá trị sức chịu tải cực hạn Rcu = 40T, sức chịu tải thiết kế cho một cọc đơn là Rcd = 20T.

Trường hợp khác

Đối với công trình lớn hơn và có tải trọng chân cột lớn hơn, khi đó chúng ta cần dùng đến loại cọc ép có đường kính lớn hơn, hoặc sử dụng cọc khoan nhồi.

Đối với cọc khoan nhồi, chúng ta cần yêu cầu chủ đầu tư cung cấp tài liệu khảo sát địa chất, và nếu có thể, cần thực hiện thí nghiệm nén tĩnh để kiểm tra sức chịu tải của cọc.

Bài viết này, đã cung cấp cho bạn những thông tin về bản vẽ móng cọc ép nhà dân. Với những thông tin vừa rồi, mong rằng sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Hãy theo dõi bài viết của chúng tôi mỗi ngày để thường xuyên cập nhật những tin tức mới nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *