Ngày nay bình phong không còn là một vật dụng trang trí trong nhà mà còn là vật mang đến yếu tố phong thủy cho gia chủ. Chính vì vậy, bình phong được nhiều người quan tâm đến, lựa chọn cho không gian nhà của mình. Trong bài viết hôm nay hãy cùng Tuổi Trẻ Bộ Xây Dựng tìm hiểu xem bình phong là gì và có ý nghĩa như thế nào trong phong thủy nhé!

Bình phong là gì?

Bình phong được hiểu đơn giản là những tấm vách hình chữ nhật thẳng đứng, được ghép nối với nhau bằng bản lề, có phần chân cố định giúp chúng đứng được. Thông thường bình phong sẽ có 4 tấm, tối thiểu là 3 tấm, bạn có thể xếp gọn lại và di chuyển đến nhiều nơi dễ dàng trong nhà.

Hiện nay, bình phong được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: gỗ, nhựa, tre, vải,…có độ cao từ 1.7-1.8m và được trang trí đa dạng mẫu mã, tùy theo nhu cầu của khách hàng.

Bình phong là những tấm vách hình chữ nhật thẳng đứng được ghép nối với nhauBình phong là những tấm vách hình chữ nhật thẳng đứng được ghép nối với nhau

Trước kia bình phong ít được sử dụng trong nhà như hiện nay, mà thường thấy trong các phòng của vua chúa, nhà quan hay những người có địa vị, giàu có trong xã hội, nhằm tạo không gian riêng tư. Ngày nay, bình phong không chỉ là vật để trang trí ở phòng khách, cửa hàng, khách sạn,…mà còn liên quan đến yếu tố phong thủy, mang đến yếu tố may mắn, vận khí cho ngôi nhà.

Xem Thêm:   Cây trầu bà lá xẻ: Công dụng và ý nghĩa trong phong thủy

Ý nghĩa của bình phong trong phong thủy

Đầu tiên, ý nghĩa của việc dùng bình phong trong nhà là để che chắn, ngăn những luồng khí độc hại từ bên ngoài xộc thẳng vào trong nhà. Mặt khác, bạn có thể dùng bình phong để điều chỉnh hướng đi của sinh khí, mang đến vận may, sức khỏe, tài lộc cho các thành viên trong gia đình.

Đối với sức khỏe, các bức bình phong làm giảm tốc độ gió thổi vào, làm cho luồng khí khi tiếp xúc với cơ thể sẽ không ảnh hưởng đến khí huyết. Theo đó, khi 2 luồng khí ở ngoài và bên trong người có sự tương đồng nhau, cho cảm giác thoải mái, dễ chịu.

 Bình phong điều chỉnh hướng đi của sinh khí, mang đến vận may, sức khỏe Bình phong điều chỉnh hướng đi của sinh khí, mang đến vận may, sức khỏe

Ngoài ra, bình phong còn có tác dụng khắc phục những điểm bất lợi trong nhà. Bạn có thể đặt một bức bình phong ở cửa nhà vệ sinh ngăn với cửa bếp hay đặt giữa ban công với cửa chính, giữa cửa sổ với cửa chính,… Nếu bàn làm việc được bố trí quay lưng với cửa chính thì cũng nên đặt bình phong ở cửa để che chắn.

Một số loại bình phong

Bình phong gỗ

Mẫu bình phong này là phổ biến nhất, vì nó có màu sắc phù hợp với nhiều không gian trong nhà, mang đến cảm giác ấm áp, sang trọng. Bên trên còn được điêu khắc những họa tiết đẹp, độc đáo, thường được dùng để che chắn ở khu vực thờ, phòng khách,…

Xem Thêm:   Tư vấn vị trí, số lượng, bể cá phong thủy cho từng tuổi và từng mệnh

Bình phong gỗBình phong gỗ

Bình phong nhựa

Bình phong nhựa tiện dụng và gọn nhẹ hơn, với nhiều kiểu trang trí khác nhau tạo nên nét đẹp riêng.

Bình phong nhựaBình phong nhựa

Bình phong vải

Bình phong vải thường được dùng ở các cơ sở y tế, bệnh viện với mục đích che chắn, tạo không gian riêng tư.

Bình phong vảiBình phong vải

Bình phong tre

Bình phong tre thích hợp dùng để trang trí ở các nhà hàng, quán ăn, khách sạn theo phong cách mộc mạc, dân dã.

Bình phong treBình phong tre

Vừa rồi Tuổi Trẻ Bộ Xây Dựng đã điểm qua một số thông tin về bức bình phong cũng như ý nghĩa mà bình phong xưa nay được nhiều người biết đến. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích mà bạn đang tìm kiếm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *