Bạn đang muốn thiết kế một bản vẽ xây dựng của riêng mình nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, hoặc đang băn khoăn về các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng khó hiểu. Đừng lo hôm nay với bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp tất cả các vấn đề kể trên

Có thể bạn quan tâm:

  • Tiêu chí “vàng” trong đánh giá công trình kiến trúc xanh
  • Kiến trúc hitech là gì? đặc điểm thiết kế nội thất hitech
  • Thông số kích thước thang máy gia đình tiêu chuẩn 2021

Các kí hiệu trong bản vẽ xây dựng

Để thiết kế một bản vẽ xây dựng hay đọc và hiểu được về nó. Điều đầu tiên bạn cần tìm hiểu đó là các ký hiệu viết tắt trong bản vẽ xây dựng. Nó là tập hợp những hình vẽ, ký hiệu được quy ước để dùng chung trong ngành thiết kế xây dựng và được chia ra làm hai nhóm chính là: kí hiệu vật liệu, kí hiệu đồ nội thất.

Kí hiệu vật liệu

Các ký hiệu trong nhóm này đúng như tên gọi của nó, sẽ được sử dụng để chú thích và thể hiện các loại vật liệu sẽ được dụng trong từng phần công của trình. Bên thi công sẽ dùng các ký hiệu trong bản vẽ kỹ thuật xây dựng này để chọn và sử dụng các nguyên vật liệu cho đúng với ý đồ thiết kế của bản vẽ. dưới đây sẽ là những ký hiệu vật liệu mà bạn thường thấy trong một bản vẽ xây dựng.

Ảnh 1: ký hiệu vật liệu trong ký hiệu bản vẽ xây dựng
Ảnh 1: Ký hiệu vật liệu trong ký hiệu bản vẽ xây dựng

Kí hiệu đồ nội thất

Tương tự với nhóm ký hiệu vật liệu các ký hiệu nội thất sẽ được sử dụng để thể hiện cách bố trí đồ đạc và vật dụng nội thất của một công trình ví dụ như: vị trí của cửa, bàn ghế, tivi, bếp, v.v…

Ảnh 2: Ký hiệu nội thất trong bản vẽ xây dựng
Ảnh 2: Ký hiệu nội thất trong bản vẽ xây dựng

Quy định về bản vẽ xây dựng

Sau khi tìm hiểu về các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng điều tiếp theo bạn cần tìm hiểu đó là những quy định về một bản vẽ xây dựng. Đây là những quy chuẩn chung mà bất cứ một bản vẽ nào cũng phải tuân theo.

Quy định về khung bản vẽ thiết kế

Khung của một bản vẽ thiết kế tiêu chuẩn sẽ buộc phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

  • Được dùng bằng giấy để vẽ và có hình chữ nhật cùng các nét liền nét đậm
  • Cách mép của tờ giấy sau khi xén khoảng 10mm ( đối với khổ giấy A0 và A1) hoặc 5mm ( đối với những khổ giấy A2, A3,A4)

Thông thường khung của một bản vẽ thiết kế sẽ nằm ở góc bên phải của mặt giấy nằm ngay và gồm những thông tin sau:

Ảnh 3: khung bản vẽ thiết kế
Ảnh 3: khung bản vẽ thiết kế

Quy định nét vẽ trong bản thiết kế

Mỗi nét vẽ trong bản vẽ thiết kế lại được sử dụng với một mục đích khác nhau, cùng với đó là độ ưu tiên khác nhau. Chúng được sắp xếp theo thứ tự sau:

Xem Thêm:   Thiết kế kỹ thuật là gì? Thành phần hồ sơ thiết kế kỹ thuật
Ảnh 4: các loại nét được sử dụng trong bản vẽ thiest kế
Ảnh 4: các loại nét được sử dụng trong bản vẽ thiết kế
  • Nét liền đậm ( nét thấy rõ)
  • Nét đứt ( là những cạnh khuất, đường bao khuất)
  • Nét chấm gạch mảnh ( giới hạn mặt phẳng cắt với 2 nét đậm tại 2 đầu)
  • Nét chấm gạch mảnh ( trục đối xứng, đường tâm)
  • Nét liền mảnh ( đường kích thước)…

Quy định về kích thước

Đây là những quy định tối quan trọng mà bên thiết kế và bên thi công phải nhất quán với nhau. Bởi chỉ một hiểu lầm hay một sai sót nhỏ cũng sẽ dẫn đến hậu quả vô cùng nghiêm trọng trong quá trình thi công.

  • Kích thước thật của vật thể, không phụ thuộc theo kích thước của hình biểu diễn.
  • Đơn vị đo kích thước dài là mm.
  • Đơn vị đo kích thước chiều cao là m, không ghi thêm đơn vị sau con số kích thước.
  • Đơn vị đo kích thước góc sẽ là: độ, phút, giây…

Trong bản vẽ thiết kế xây dựng về phần kích thước thì sẽ gồm 3 thành phần chính mà ta cần quan tâm gồm: đường kích thước, đường dóng và con số kích thước. Với kinh nghiệm của các kiến trúc sư chuyên nghiệp, thứ tự ưu tiên thực hiện của chúng trên bản vẽ sẽ như sau: vẽ đường dóng, vẽ đường kích thước rồi đến con số kích thước.

THAM KHẢO THÊM:

  • 1000+ Mẫu ảnh nhà cấp 4 đẹp: [HOT 2023] được lấy từ thực tế
  • Mua bán Nhà riêng Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội mới nhất
  • Mua bán Nhà mặt phố Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội mới nhất
  • Mua bán Đất Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội mới nhất
  • Mua bán đất Hòa Bình mới nhất
  • Mua bán đất Bắc Ninh mới nhất
  • Mua đất Thái Nguyên mới nhất

Nguyên tắc đọc bản vẽ xây dựng

Trước khi đọc một bản vẽ xây dựng hay một bản vẽ thiết kế, bạn sẽ cần phải lưu ý một số nguyên tắc sau đây:

  • Luôn đọc bản vẽ thiết kế theo đúng các trình tự. Ví dụ với một bản vẽ thiết kế biệt thự nhiều tầng thì chúng ta sẽ phải đọc mặt bằng tầng một trước rồi mới theo thứ tự mới đến tầng hai, tầng ba,… Sau đó thì mới xem xét đến các phòng chức năng của nó như phòng khách, phòng ăn, phòng ngủ, phòng vệ sinh…
  • Đọc bản vẽ phối cảnh bên ngoài để dễ dàng hình dung công trình hơn.
  • Mặt vẽ đứng của bản vẽ sẽ giúp bạn hình dung về kiến trúc, hình dáng bên ngoài của công trình.
  • Chú ý đọc bản vẽ không gian của từng tầng (nếu công trình có từ hai tầng trở lên)
  • Luôn chú ý xem lại kết cấu và các thông số kỹ thuật của bản vẽ như dầm, sàn, cầu thang, móng, cột,…

Cách đọc bản vẽ xây dựng chi tiết và chuẩn xác

Bản vẽ xây dựng sẽ gồm rất nhiều loại khác nhau và theo đó là những lưu ý và các cách đọc khác nhau. Sau đây chúng tôi sẽ lần lượt hướng dẫn bạn đọc các bản vẽ này một cách chi tiết nhất.

Đọc bản vẽ mặt bằng và nội thất

Trong hồ sơ thiết kế, bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng sẽ luôn là bản vẽ đầu tiên. Bản vẽ mặt bằng của kiến trúc sẽ là hình cắt bằng của các tầng với các mặt phẳng cắt tưởng tượng nằm ngang và cách mặt sàn khoảng 1,5m. Trong một bản vẽ mặt bằng cũng sẽ hiện rõ vị trí của các phòng trong một tầng. Vị trí nội thất cũng như không gian của từng phòng chức năng.

Xem Thêm:   15+ Mẫu Đèn Ban Công Đẹp, Hiện Đại Trong Năm 2023
Ảnh 5: Bản vẽ mặt bằng và nội thất
Ảnh 5: Bản vẽ mặt bằng và nội thất

Một số lưu ý về dãy kích thước khi đọc bản vẽ mặt bằng:

  • Dãy kích thước sát đường bao của mặt bằng ghi kích thước các mảng tường và các lỗ cửa.
  • Dãy thứ 2 ghi kích thước khoảng cách các trục tường, trục cột,…
  • Dãy ngoài cùng ghi kích thước giữa các trục tường biên theo chiều dọc hay ngang ngôi nhà

Cách đọc chính xác bản vẽ thiết kế mặt bằng gồm:

  • Kích thước chiều dài, chiều rộng thông thủy mỗi phòng
  • Vị trí và kích thước chiều rộng của các lỗ cửa nằm trên tường hoặc vách ngăn của công trình, chiều rộng các cánh thang,…
  • Kích thước và chiều dày các tường, vách ngăn, kích thước mặt cắt các cột
  • Kích thước ghi diện tích từng phòng sẽ sử đơn vị diện tích là m2 nhưng không ghi đơn vị sau con số kích thước và có nét gạch dưới con số chỉ diện tích.
  • Trong bản vẽ mặt bằng cũng sẽ thể hiện vị trí nội thất của từng phòng. Ví dụ như vị trí sắp xếp của tivi, bàn, ghế, tủ, đèn,….
  • Bản vẽ mặt bằng cũng yêu cầu thể hiện rõ vị trí và chiều rộng của cầu thang bằng các đường gấp khúc

Đọc bản vẽ các hình chiếu đứng

Ảnh 6: Bản vẽ hình chiếu đứng
Ảnh 6: Bản vẽ hình chiếu đứng

Bản vẽ hình chiếu đứng là hình cắt dùng mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng hình chiếu đứng của. Công dụng của bản vẽ hình chiếu đứng là để giúp người đọc hình dung và thấy được tính thẩm mỹ cũng như bố cục hình của công trình với góc nhìn ngang.

Ví dụ khi nhìn vào bản vẽ hình chiếu đứng bạn sẽ thấy được một cách chân thực vẻ đẹp hoa văn. Vị trí hình dáng của cửa sổ, cửa chính mặt ngoài của một ngôi nhà. Trong bản vẽ mặt đứng không cần ghi kích thước.

Đọc bản vẽ mặt cắt

Ảnh 7: Bản vẽ xây dựng hình chiếu mặt cát
Ảnh 7: Bản vẽ xây dựng hình chiếu mặt cát

Bản vẽ mặt cắt là bản vẽ sử dụng 1 hay nhiều mặt cắt tưởng tượng với chiều thẳng đứng và song song với các mặt phẳng hình chiếu cơ bản cắt ngang qua không gian trống của ngôi nhà. Nếu mặt cắt bố trí dọc theo chiều dài thì gọi đó là hình cắt dọc, nếu bố trí theo chiều ngang ngôi nhà thì gọi là hình cắt ngang.

Công dụng của các bản vẽ này là cho người xem thấy được chiều cao chi tiết của công trình ví dụ như, chiều cao chi tiết của các lỗ cửa, chiều cao của cầu thang, chiều cao của từng tầng, v.v…

Đọc bản vẽ phối cảnh

Ảnh 8: Bản vẽ phối cảnh cho hình ảnh chân thật
Ảnh 8: Bản vẽ phối cảnh cho hình ảnh chân thật

Bản vẽ phối cảnh sẽ cho bạn thấy hình dáng sát với thực tế nhất của công trình sau khi xây dựng. Với công nghệ hiện nay các kiến trúc sư hoàn toàn có thể tạo những bản vẽ phối cảnh với hình ảnh sống động có màu giống y hệt công trình của bạn sau khi hoàn thiện.

Đọc bản vẽ kết cấu

Ảnh 9: Bản vẽ kết cấu
Ảnh 9: Bản vẽ kết cấu trong xây dựng

Bản vẽ kết cấu sẽ là bản vẽ thể hiện kết cấu cũng như số lượng vật liệu của các chi tiết trong công trình. ví dụ như kết cấu và vật liệu để tạo ra các cột trụ, tường, cầu thang của công trình.

Xem Thêm:   Xây nhà cấp 4 giá 70 triệu đẹp được cập nhật 11/2022

Các nét vẽ chủ đạo trong bản vẽ kết cấu:

  • Cốt chịu lực vẽ bằng nét liền đậm (s đến 2s)
  • Cốt phân bố, cốt đai vẽ bằng nét liền đậm vừa (2s)
  • Đường bao quanh cấu kiện vẽ bằng nét liền mảnh (3s)
  • Con số đứng trước ký φ là để chỉ số lượng thanh thép sẽ dùng.
  • Con số đứng sau chữ L chỉ chiều dài thanh thép kể cả đoạn uốn móc ở đầu nếu có.

Bạn sẽ chỉ cần ghi đầy đủ đường kính, chiều dài…của thanh thép tại hình biểu diễn nào gặp thanh cốt thép đó lần đầu. khi lần sau gặp lại chỉ cần ghi số ký hiệu.

Các lưu ý khi đọc bản vẽ kết cấu:

  • Luôn chú ý đến đến bố trí cốt thép trên hình chiếu chính, từ đó căn cứ theo số hiệu thanh thép rồi tìm vị trí của chúng trên các mặt cắt để biết vị trí cốt thép cũng hình khai triển trong bảng kê.
  • Các mặt cắt nên bố trí gần hình chiếu chính và rõ ghi rõ tỷ lệ của mặt cắt đó. Thường thì bản vẽ kết cấu bê tông cốt thép vẽ theo tỷ lệ 1:20, 1:50, 1:100.

Đọc bản vẽ móng

Đối với bản vẽ móng thường sẽ được chia làm 5 loại chính lần lượt là:

  • Bản vẽ mặt cắt móng băng
  • Bản vẽ cổ móng chi tiết
  • Bản vẽ mặt cắt tường móng
  • Bản vẽ mặt cắt dầm chân thang
  • Bản vẽ móng đơn chi tiết
Ảnh 10: Các loại bản vẽ móng trong xây dựng
Ảnh 10: Các loại bản vẽ móng trong xây dựng

Cách đọc bản vẽ mặt cắt móng băng

Ảnh 11: Bản vẽ mặt cắt móng băng trong xây dựng
Ảnh 11: Bản vẽ mặt cắt móng băng trong xây dựng

Theo bản vẽ ta có thể thấy tổng độ cao của móng là 600 trong đó 250mm là phần thân móng, 250 là phần vuốt móng lên, cao độ 100 là cổ móng. Chiều rộng của móng là 1200 mm.

Móng được bố trí với 6 thanh thép phi 20 trong đó 3 thanh thép lớp trên và 3 thanh thép lớp dưới. Ở dưới là lớp thép phi 12 đan cách nhau 200mm. Dưới cùng của móng là lớp lót bằng bê tông mác 100 hay thông thường mọi người sẽ lót bằng gạch để đổ bê tông.

Cách đọc bản vẽ cổ móng chi tiết

Ảnh 11: bản vẽ cổ móng chi tiết trong xây dựng
Ảnh 12: Bản vẽ cổ móng chi tiết trong xây dựng

Phần cổ móng này thường có trong móng băng vì thế sẽ được thể hiện trong bản vẽ nhà nào làm móng băng, móng bè.

Theo bản vẽ trên ta có thể thấy cổ móng thể hiện bẻ mỏ liên kết với đế móng, khoảng cách mỏ là 200mm, mỗi cổ cột sẽ có 4 thanh thép phi 20, đai cột được bẻ bằng sắt 6 khoảng cách giữa mỗi đai là 150mm.

Cách đọc bản vẽ mặt cắt tường móng

Ảnh 12: Bản vẽ mặt cắt tường móng
Ảnh 13: Bản vẽ mặt cắt tường móng

Bản vẽ mặt cắt tường móng này thường được dùng để thể hiện phần xây từ móng trở lên hoặc dầm trở lên (cho móng cốc).

Cách đọc bản vẽ mặt cắt dầm chân thang

ảnh 14: Bản vẽ mặt cắt dầm chân thang
ảnh 14: Bản vẽ mặt cắt dầm chân thang

Với bản vẽ được làm ví dụ như trên ta có thể thấy, móng lót bằng bê tông mác 100, xây gạch đặc đỡ và liên kết dầm bằng 4 thanh sắt phi 16, hai thanh bên và hai thanh bên dưới. Đai sắt được sử dụng là đai sắt 6 cách nhau 15cm

Cách đọc bản vẽ móng đơn

Bản vẽ móng đơn sẽ được sử dụng để thể hiện rõ ràng chiều rộng, chiều dài của móng, cũng như nguyên vật liệu cấu tạo móng.

Ảnh 15; Bản vẽ móng đơn trong xây dựng
Ảnh 15: Bản vẽ móng đơn trong xây dựng

Có thể bạn quan tâm:

  • Tiêu chí “vàng” trong đánh giá công trình kiến trúc xanh
  • Kiến trúc hitech là gì? đặc điểm thiết kế nội thất hitech
  • Thông số kích thước thang máy gia đình tiêu chuẩn 2021

Hy vọng với bài viết trên đã giúp bạn hiểu hết được về các ký hiệu trong bản vẽ xây dựng và cách đọc bản vẽ xây dựng cơ bản. Nếu thấy bài viết thực sự hữu ý hãy chia sẻ với mọi người bạn nhé.Và các bạn hãy tham khảo thêm những thông tin hữu ích khác về xây dựng – kiến trúc chỉ có tại meeyland nhé.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *