Bạn muốn tự trồng cho mình 1 vườn rau nhỏ? Bạn muốn khởi nghiệp với một công việc mà không cần tốn quá nhiều chi phí hoặc là vay mượn, thế chấp ngân hàng. Nhà lưới trồng rau là một sự lựa chọn tốt dành cho bạn. Vậy cách làm nhà lưới trồng rau sao cho đạt chuẩn để bạn có thể thiết kế cho mình một vườn rau ưng ý, đừng bỏ lỡ bài viết này để có thêm thông tin nhé!
Vì sao nên làm nhà lưới khi trồng rau?
Ngày nay, mô hình làm nhà lưới trồng rau ngày càng được người dân ưa chuộng, sử dụng phổ biến. Rất nhiều người đặt ra câu hỏi vì sao phải làm nhà lưới trồng rau mà không trồng rau theo phương pháp truyền thống.
Trả lời cho câu hỏi này, các chuyên gia cho rằng việc trồng rau trong nhà lưới sẽ đem lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt là có thể bảo đảm về chất lượng và đem lại an toàn cho người sử dụng.
Ưu điểm và lợi ích vượt trội khi làm nhà lưới trồng rau:
- Các loại rau củ quả dù không đúng mùa vụ nhưng vẫn có thể gieo trồng trong nhà lưới, có thể cung cấp đầy đủ tất cả những loại rau củ quả trái mùa đến người tiêu dùng. Đặc biệt, trong nhà lưới bạn có thể điều chỉnh nhiệt độ phù hợp để rau củ có thể phát triển một cách tốt nhất.
- Trồng rau trong nhà lưới là phương pháp vượt trội hẳn so với cách trồng rau truyền thống. Phương pháp này không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vì đã có lưới bao trùm giúp rau củ không bị côn trùng phá hoại. Bởi vậy khi thu hoạch đảm bảo an toàn cho người sử dụng, cung cấp cho thị trường những nguồn rau sạch không có chất bảo bảo vệ thực vật hay bất kỳ loại thuốc trừ sâu nào.
- Nhà lưới trồng rau cũng đem lại năng suất và hiệu quả cao. Không gian trồng rau được khống chế và kiểm soát, điều chỉnh nhiệt độ thích hợp giúp cho quá trình sản xuất đạt năng suất cao hơn. Rau được trồng trong nhà lưới cũng sinh trưởng và phát triển nhanh hơn so với việc trồng ngoài thiên nhiên áp dụng theo phương pháp truyền thống.
Các loại nhà lưới hiện nay
Với những ưu điểm vượt trội hơn hẳn so với việc trồng rau theo phương pháp truyền thống, nhà lưới trồng rau đang được rất nhiều hộ gia đình và cơ sở kinh doanh rau sạch áp dụng.
Nhà lưới kín
Đây là loại nhà lưới được thiết kế với lưới bao phủ toàn bộ trên mái, xung quanh và có cửa để ra vào. Có tác dụng che chắn, bảo vệ rau củ khỏi các loại côn trùng chủ yếu là cách loại biết bay như bướm, ong, bọ cánh cứng,… Với quy mô diện tích từ 500 đến 1000m2, thiết kế kiểu mái bằng hoặc hai mái, độ cao từ 2m đến 4m. Tuổi thọ của một nhà lưới kín 6-8 tháng.
Loại nhà lưới trồng rau có ưu điểm che chắn, ngăn ngừa côn trùng xâm nhập phá hoại nên giảm thiểu được tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật đem đến những sản phẩm rau sạch, an toàn.
Làm tăng số vòng quay mùa vụ nhưng vẫn đảm bảo được mẫu mã của sản phẩm, năng suất của sản phẩm. Tùy thuộc vào nhu cầu của người sử dụng, mà bạn thể trồng bất kỳ loại rau nào để có thể cung cấp ra ngoài thị trường.
Nhà lưới hở
Đây là loại nhà lưới được thiết kế với mục đích chủ yếu để giảm bớt tác hại của mưa gió giúp bạn có thể trồng rau vào mùa nắng cũng như mùa mưa, không có tác dụng phòng tránh côn trùng.
Được thiết kế rất đơn giản với kiểu mái bằng hay hai mái, sử dụng trụ bê tông hay khung sắt hàn ốc vít. Một số nhà lưới trồng rau của người dân còn chỉ sử dụng cây gỗ và dây kẽm để thiết kế. Với quy mô từ 100m2 – 1000ha tùy thuộc vào nhu cầu của từng hộ trong việc trồng rau.
Với thiết kế chỉ có mái che, loại nhà lưới này đem đến không gian thông thoáng, có thể trồng rau quanh năm, ngay cả mùa nắng lẫn mùa mưa, vòng quay thời vụ khá cao đối với rau ăn lá. Bên cạnh đó, chi phí xây dựng nhà lưới trồng rau loại này không quá cao, việc mở rộng quy mô diện tích dễ dàng hơn, nhiều hộ gia đình có thể liên kết với nhau tạo thuận tiện cho việc canh tác và sản xuất.
Hướng dẫn cách làm nhà lưới trồng rau chi tiết
Ở nước ta trong những năm gần đây, việc trồng rau theo tiêu chuẩn ăn toàn phát triển rất mạnh, từ thành thị đến nông thôn rất nhiều hộ gia đình đã thiết kế cho mình những mô hình nhà lưới. Nhưng không phải ai cũng biết làm thế nào để có được một nhà lưới đạt chuẩn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Việc xây dựng nhà lưới trồng rau gồm 3 bước chính: Thiết kế mô hình nhà lưới, chọn loại lưới phù hợp, dựng khung và làm nhà lưới trồng rau.
Bước 1: Thiết kế mô hình nhà lưới
Trước khi xây dựng một nhà lưới trồng rau bạn phải lên cho mình ý tưởng và tạo một bản vẽ thiết kế. Bạn cần phải xác định rằng mình sẽ làm nhà lưới như thế nào, có hình dạng ra sao.
- Thiết kế mái nhà lưới như thế nào: Bạn có thể lựa chọn làm mái bằng hoặc hai mái nhưng thông thường mái bằng được lựa chọn sử dụng phổ biến hơn nhờ việc lắp đặt dễ dàng và đỡ tốn sức lực. Những nhà lưới trồng rau thường được xây dựng theo dạng hình hộp chữ nhật.
- Chiều cao của nhà lưới ra sao cho phù hợp: Tùy thuộc vào địa hình khu vực mà chiều cao nhà lưới trồng rau cũng khác nhau. Đối với những nơi gần biển hay những nơi thường có gió mạnh thì chiều cao của nhà lưới được thiết kế từ 2,5m đến 3m. Và những nơi chắn gió thì được thiết kế từ 3m trở lên để tạo được độ thông thoáng cho nhà lưới.
- Khung nhà lưới: Đối với những nhà lưới lớn, khung nhà lưới sẽ được đổ bê tông kết hợp với thép để tạo sự chắc chắn cho nhà lưới. Nếu bạn chỉ làm một nhà lưới nhỏ thì có thể sử dụng những loại gỗ cứng, bền chắc để sử dụng thay thế cho cột bê tông.
Bước 2: Chọn loại lưới phù hợp
Để nhà lưới trồng rau đem lại hiệu quả cao, bạn cần tìm hiểu và lựa những mẫu lưới phù hợp với mô hình thiết kế của bạn. Điển hình như:
- Lựa chọn những loại lưới có khả năng chịu đựng thời tiết tốt, chắc được côn trùng cho phần lưới mái. Kích thước từ 16 mesh đến 18 mesh.
- Khu vực bên hông nhà lưới nên sử dụng lưới mùng đạt chuẩn với thước 24 mesh.
- Ngoài ra, những phần còn lại của nhà lưới bạn nên sử dụng loại lưới màu đen để đảm bảo tuổi thọ của nhà lưới được lâu nhất.
Bước 3: Dựng khung và làm nhà lưới trồng rau
Khoảng cách lý tưởng nhất giữa các trụ là từ 3m đến 5m, mật độ xuất hiện của các trụ càng nhiều sẽ đảm bảo cho nhà lưới trồng rau chắc chắn hơn. Bên trên mỗi trụ được lắp thêm nắp nhựa hay trùm bao ni lông để khi căng lưới sẽ dễ dàng hơn và tránh tình trạng lưới bị rách.
Bạn nên sử dụng dây kẽm có kích thước từ 3m đến 5m tùy theo khoảng cách đặt trụ để liên kết hệ thống trụ với nhau. Nên nối theo chiều song song giữa các hàng để khi trùm lưới sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn
Trên đây là những thông tin mới nhất về cách làm nhà lưới trồng rau đơn giản và đạt chuẩn mà chúng tôi muốn chia sẻ đến quý đọc giả. Hy vọng bài viết bổ ích này đã góp phần giải đáp được thắc mắc và giúp các bạn có những khám phá thật thú vị về cách làm nhà lưới trồng rau. Với đa dạng những tiện lợi và hiệu quả mà nhà lưới trồng rau mang lại, đừng ngần ngại thử sức cho khu vườn bé nhỏ của mình bạn nhé!