Trong xây dựng, bố trí thép sàn chính là một trong những công đoạn quan trọng, quyết định phần lớn chất lượng công trình. Bởi thế mà thép sàn 1 lớp đang được rất nhiều các đối tượng quan tâm. Vậy bố trí kết cấu thép sàn như thế nào cho hợp lí và chuẩn xác ? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé !

Tình trạng cần phải bố trí kết cấu thép sàn

Bố trí thép sàn là công việc sắp xếp thép theo một trình tự nhất định trong khi thi công xây nhà. Giống bản vẽ thiết kế xây nhà, bản vẽ này giúp cho kỹ sư xây dựng kiểm soát được độ chính xác và tiến độ của quá trình thi công.

Bố trí thép sàn sẽ tạo thành phần khung cho sàn nhà giữ cho công trình bền vững không bị nứt nẻ, sụt lún qua thời gian sử dụng.

Ảnh 1: Việc bố trí thép sàn là nền móng chịu lực của mọi công trình
Ảnh 1: Việc bố trí thép sàn là nền móng chịu lực của mọi công trình

Cần phải có sự bố trí thép sàn vì thép sàn có cường độ tốt, liên kết với nhau thành một khung bền vững chống đỡ cho cả ngôi nhà; Hệ thống cốp pha tốt tạo độ phẳng cho công trình, có tính thẩm mỹ cao, chống lại sự nứt nẻ, hư hỏng theo thời gian

Bên cạnh đó cơ lý của thép ổn định kết hợp với phim giúp giữ nước tốt hơn; 2 lớp thép song song dưới và trên tạo sự chắc chắn 2 lần; cốp pha thép đảm bảo độ cứng giúp cho thành chống không bật ra khi đổ bê tông.

Hiện nay có rất nhiều công trình chủ đầu tư giao cho các nhà thầu làm gian dối khiến cho chất lượng công trình bị tổn thất nặng nền, gây nên nhiều hệ luy nghiêm trọng như:

  • Sàn nhà bị thấm dột sau thời gian đưa vào sử dụng;
  • Sàn nhà bị nứt, gãy;
  • Sàn nhà bị cong, uốn;
  • Sàn nhà bị sập lún.

Bởi thế cần có sự bố trí kết cấu thép sàn hợp lí, chắc chắn tránh những hậu quả về sau cho công trình.

Khái niệm bố trí thép sàn 1 lớp

Thép sàn 1 lớp là lớp thép chịu trực tiếp trọng lượng của ngôi nhà và thường kết hợp với cột và dầm để giảm đi một phần trọng lượng phải chịu.

Ảnh 2: Bố trí thép sàn là sự sắp xếp lớp thép cho sàn công trình
Ảnh 2: Bố trí thép sàn là sự sắp xếp lớp thép cho sàn công trình

Bố trí thép sàn 1 lớp là sự sắp xếp lớp thép để tạo thành phần khung xương cho ngôi nhà. Chính dầm sẽ truyền tải trọng đến cột đồng thời cột cũng truyền tải trọng nhận được xuống phần móng công trình.

Xem Thêm:   Top 20+ mẫu trụ cổng đẹp, đơn giản & hiện đại nhất hiện nay

Khi bố trí thép sàn 1 lớp cần lưu ý: Cần sử dụng các phương pháp xem nội lực của nhà một cách tốt nhất để không bị ảnh hưởng để cả quy trình thi công. Bạn nên áp dụng các phần mềm lập trình mới hiện nay như Safe, Etabs,… Để phân tích nội lực kể cả những ô phức tạp nhất.

Bên cạnh đó quan trọng nhất đó chính là phải xác định nội lực của sàn để có thể chọn cách bố trí phù hợp. Bố trí thép sàn 2 phương hoặc 1 phương. Vậy như thế nào là bố trí sàn 2 phương; 1 phương. Đó chính là các cash bố trí kết cấu sàn đang được sử dụng rộng rãi hiện nay.

Chia sẻ 2 cách bố trí kết cấu thép sàn 1 lớp

Thép sàn 1 lớp là lớp thép chịu trực tiếp trọng lượng của ngôi nhà và thường kết hợp với cột và dầm để giảm đi một phần trọng lượng phải chịu. Cách bố trí thép sàn 1 lớp đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của một công trình.

Kết cấu thép sàn 1 lớp có thể bố trí theo một trong hai cách sau:

  • Thép sàn 1 phương:

Đây là dạng sàn chịu uốn theo 1 phương nhất định, do đó tải trọng sẽ được chuyển toàn bộ cho phần dầm và cột, từ đó chuyển tiếp xuống móng. Có thể để kê lên tường hay đổ liền khối với dầm nhưng chỉ được phép nhỏ hơn hoặc bằng hai cạnh đối diện

Ảnh 3: Bố trí kết cấu thép sàn 1 phương
Ảnh 3: Bố trí kết cấu thép sàn 1 phương

Tại sao lại có tên gọi thép sàn 1 phương ? Bởi nếu bố trí theo kết cấu này thép sàn này chỉ hoạt động theo một phương. Nghĩa là tất cả trọng tải sẽ truyền cho phần dầm theo phương vuông góc chiều dài của thép sàn quá khác nhau nên tải trọng công trình không truyền được hết đến dầm.

  • Thép sàn 2 phương:

Đây là dạng sàn chịu uốn theo 2 phương và không có bên nào chịu độ uốn rất nhỏ. Cách này cũng giống như cách bố trí thép sàn 1 phương nhưng khác ở chỗ các liên kết với dầm sẽ lớn hơn hoặc bằng cạnh liền kề. Thép sàn 2 phương được áp dụng nhiều hơn thép sàn 1 phương trong các công trình nhỏ (>1000kg/m3).

Ảnh 4: Bố trí kết cấu thép sàn 2 phương
Ảnh 4: Bố trí kết cấu thép sàn 2 phương

Đây là hai cách phổ biến và thường được sử dụng rộng rãi trong quá trình thi công thép sàn 1 lớp. Tuy nhiên để đảm bảo độ an toàn cần có sự tư vấn của bên có chuyên môn.

Tính an toàn khi thi công thép sàn 1 lớp

Để nói về độ an toàn khi sử dụng thép sàn 1 lớp thì có thể thấy rằng hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng. Điều này chứng tỏ độ an toàn cao khi thi công thép sàn 1 lớp.

Xem Thêm:   Hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng nhà ở đơn giản, dễ hiểu nhất

Điểm đặc biệt đó chính là thép sàn 1 lớp có tỷ lệ cường độ trên tổng tải trọng công trình cao. Vì thế, dù cấu trúc tải trọng có lớn đến đâu thì phần thép sàn đều nhỏ và nhẹ hơn so với các vật liệu xây dựng khác.

Có thể thấy thép sàn 1 lớp có kết cấu linh hoạt, sản xuất đồng bộ và hàng loạt theo thiết bị hiện đại. Gía thành tương đối thấp và bình ổn so với rất nhiều các loại vật liệu khác. Độ chịu lực cao nên nếu như biết cách bố trí kết cấu thì thép sàn một lớp có độ bền rất lâu.

Ảnh 5: Thép sàn 1 lớp chỉ nên sử ụng an toàn trong những công trình có tải trọng nhỏ
Ảnh 5: Thép sàn 1 lớp chỉ nên sử ụng an toàn trong những công trình có tải trọng nhỏ

Khả năng biến đổi linh hoạt trong quá trình xây dựng của thép sàn 1 lớp khá tốt. Nếu có sự thay đổi về bề mặt sàn kiến trúc các kiến trúc sư có thể tận dụng những hiểu biết chuyên môn để có thể sửa đổi theo yêu cầu của chủ đầu tư.

Chính vì thế trong quá trình xây dựng thép sàn 1 lớp vẫn chịu được tải trọng vừa có thể đáp ứng được yêu cầu linh hoạt.

Tuy nhiên, đối với những công trình cao tầng việc thi công thép sàn 1 lớp cần phải cân nhắc và xem xét lại vì độ chịu lực lên một tải trọng quá lớn có thể gây ảnh hưởng đến công trình. Bởi vậy mà độ an toàn khi thi công thép sàn 1 lớp ở những công trình này rất thấp.

Lưu ý khi thi công kết cấu thép sàn 1 lớp

Trong công trình xây dựng thì sàn được xem là kết cấu chịu lực trực tiếp tải trọng sử dụng, hệ thống sàn lại được đỡ bởi hệ thống dầm, dầm truyền tải lên cột và cột truyền tải trọng xuống móng. Thi công kết cấu thép sàn 1 lớp nếu không có sự cẩn trọng thì toàn bộ công trình có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Bởi thế, khi thi công kết cấu thép sàn 1 lớp cần chú ý những vấn đề quan trọng sau:

  • Bố trí thép sàn chính xác: Thép sàn cần được bố trí và tính toán lực truyền tải chính xác để kiểm soát về khả năng chịu lực. Ngoài ra, cần kiểm soát chặt chẽ về tần số và độ rung trong lúc thi công.
  • Xác định hình thức và vị trí nối của thép sàn: Việc này giúp tính toán chính xác hơn khả năng chịu lực của công trình, tránh ảnh hưởng đến kết cấu lúc đầu của thép sàn.
  • Kết hợp kết cấu thép sàn của bố trí dầm: Để tránh cho thép bị hư hại, chúng ta cần phải kết hợp thiết kế của những phần khác để tạo nên sự thống nhất trong kết cấu.
  • Không nên sử dụng thép rỗng, thép vuông: Thép rỗng và thép vuông chịu tải trọng kém hơn nhiều thép thông thường nên thường không được khuyến khích sử dụng cho mục đích thi công nhà ở.
  • Sử dụng các loại thép tốt trong thi công: Thép sàn tốt là loại thép có tính đàn hồi cao, dễ dàng khoan cắt. Thép sàn tốt sẽ bảo đảm được độ an toàn và bền vững của công trình.
Xem Thêm:   30+ mẫu thiết kế nhà kiểu Nhật đẹp và tiện nghi nhất
Ảnh 6: Những lưu ý cần thiết khi thi công thép sàn 1 lớp
Ảnh 6: Những lưu ý cần thiết khi thi công thép sàn 1 lớp

Ứng dụng phù hợp khi lựa chọn kết cấu thép sàn 1 lớp

Kết cấu thép sàn 1 lớp hiện nay được rất nhiều kỹ sư sử dụng cho các công trình xây dựng. Tuy nhiên, để có được một kết cấu chất lượng như thế, các doanh nghiệp cần có dây chuyền sản xuất kết cấu thép sàn vừa nhanh chóng vừa chính xác, đạt những tiêu chuẩn cần thiết. Vậy khi nào bố trí thép sàn 1 lớp ?

Ảnh 6: Ứng dụng thép sàn 1 lớp trong nhà ở cấp 4
Ảnh 7: Ứng dụng thép sàn 1 lớp trong nhà ở cấp 4

Có thể dễ dàng nhận thấy kết cấu thép sàn 1 tầng thường được sử dụng trong một số trường hợp đặc biệt bởi kết cấu của nó khá yếu.

Các công trình xây dựng có trong tải sàn nhỏ có thể kể đến như nhà cấp 4; nhà một tầng; hiên nhà;…. Không quá đồ sộ với độ chịu lực lớn, các công trình được nêu trên có thể ứng dụng kết cấu thép sàn 1 tầng vừa tiết kiệm chi phí, vừa không quá lo lắng bị ảnh hưởng đến chất lượng thi công.

Ảnh 8: Cần có sự tư vấn của đơn vị chuyên môn trong việc lựa chọn thép sàn cho ngôi nhà
Ảnh 8: Cần có sự tư vấn của đơn vị chuyên môn trong việc lựa chọn thép sàn cho ngôi nhà

Bên cạnh đó một số các công trình có sự hỗ trợ kết cấu của dầm tường chắc chắn; công trình mặt sàn bản kê 4 cạnh đều có thể ứng dụng kết cấu thép sàn 1 tầng. Tuy nhiên cần đảm bảo kĩ thuật trong quá trình thi công thép sàn.

Chọn thép sàn 1 lớp trong thực tế cho công trình nào nếu bạn không có chuyên môn thì không dễ. Đặc biệt bạn không thể tính toán chuẩn xác để đưa ra quyết định đúng đắn được. Vậy nên tốt nhất giải pháp hàng đầu cho bạn là tìm đến người có chuyên môn.

Trên đây là chỉ là những gợi ý cho bạn tham khảo. Thực thi được thép sàn 1 tầng vào ngôi nhà của bạn hay không cần có sự khảo sát và đo đạc thực tế của các kĩ sư xây dựng để quá trình sử dụng không bị ảnh hưởng và gây nguy hiểm cho gia đình bạn.

Hơn thế nữa, việc tìm hiểu sự tư vấn của một đơn vị có chuyên môn cũng sẽ giúp bạn có đầy đủ bản vẽ thép sàn 1 lớp; cách đặt thép sàn 1 lớp; dự toán chi phí và đảm bảo cho quá trình xây dựng của ngôi nhà hay công trình của bạn.

Thép sàn chính là yếu tố nền tảng, then chốt quyết định quá trình thi công và chất lượng của công trình. Nó giúp gánh toàn bộ tải trọng của cả ngôi nhà. Việc bố trí kết cấu thép sàn 1 lớp chắc chắn và phù hợp sẽ giúp cho công trình có tuổi thọ cao và có giá trị trong xây dựng. Hi vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những hiểu biết về thép sàn 1 lớp để có thể áp dụng vào cuộc sống một cách hiệu quả nhất !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *