Thiết kế cơ sở là một bước rất quan trọng và cần thiết trong tất cả các dự án. Để công việc thuận lợi cũng như dự án đạt hiệu quả thì thiết kế cơ sở phải phù hợp với công trình. Đồng thời, nó phải có sự đồng nhất giữa các công trình khi đưa vào khai thác và sử dụng. Vậy cụ thể hồ sơ thiết kế cơ sở gồm những gì? Quy định ra sao, mời các bạn cùng tìm hiểu trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Thiết kế cơ sở là gì?

Thiết kế cơ sở là một bản vẽ thiết kế mở đầu cho hoạt động xây dựng. Nó được thực hiện trong giai đoạn đầu tiên chính là lúc lập dự án đầu tư. Thiết kế này mang tính bắt buộc được lập trong báo cáo nghiên cứu khả thi dựa trên cơ sở phương án đã lựa chọn trước đó.

thiet ke co so
Ảnh 1: Thiết kế cơ sở là một trong những công đoạn không thể thiếu trong hoạt động xây dựng

Bản vẽ thiết kế cơ sở hợp lệ là phải thể hiện được các thông số kỹ thuật phù hợp theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã đề ra. Mục đích chính của nó là để triển khai thực hiện các bước thiết kế tiếp theo trong thi công.

Thành phần nội dung hồ sơ thiết kế cơ sở

Thành phần hồ sơ thiết kế cơ sở gồm 3 phần cơ bản. Bao gồm phần thuyết minh, bản vẽ và tổng dự toán của hồ sơ.

Thuyết minh thiết kế cơ sở

Đây là công việc đầu tiên bạn cần làm sau khi hoàn thành xong bản thiết kế cơ sở. Cụ thể là bạn sẽ dựa vào nó và thuyết trình trước cơ quan thẩm định để thuyết phục họ. Bạn phải cho họ thấy rằng công trình của mình rất khả thi và chắc chắn thực hiện được.

ho so thiet ke co so
Ảnh 2: Người thiết kế thông qua việc thuyết minh để chinh phục nhà đầu tư và cơ quan thẩm định thông qua dự án của mình

Khi đó nội dung thiết kế cơ sở bao gồm:

  • Thuyết trình tổng quát công trình

Kỹ sư phụ trách dự án phải dựa theo các quy định chung để lập thiết kế kỹ thuật. Sau đó thuyết minh tổng quát về các mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật trong mẫu thiết kế. Nếu nội dung của dự án gồm các thông tin và chỉ tiêu đạt yêu cầu thì sẽ được duyệt.

  • Những điều kiện tác động chi phối thiết kế như tự nhiên, môi trường, kỹ thuật

Người thiết kế cần phân tích rõ các vấn đề liên quan đến khu vực xây dựng công trình. Cụ thể như địa chất, địa hình, khí tượng – thủy văn,… để làm dẫn chứng cho công trình của mình. Từ đó bên cơ quan thẩm định có thể đưa ra nhận định khách quan về sự tác động từ bên ngoài tới công trình trước và trong quá trình xây dựng.

Xem Thêm:   Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z Cách Để Có Một Tiểu Cảnh Sân Vườn Đẹp Như Ý

Hơn nữa, cơ quan thẩm định có thể đánh giá những tác động có thể phát sinh thêm sau khi lập dự án đầu tư.

noi dung thiet ke co so
Ảnh 3: Bản thiết kế cơ sở cần đảm bảo đầy đủ nội dung theo yêu cầu
  • Kinh tế kỹ thuật dự án

Ở mục này, kỹ sư thiết kế phải nêu rõ các thông số cụ thể của công trình. Mặt khác, phải chỉ ra được đặc điểm về công suất thiết kế. Còn có danh mục, phương án, chất lượng sản phẩm. Tất nhiên là không thể thiếu các đánh giá về chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, hiệu quả, hiệu suất đầu tư đối với dự án.

  • Công nghệ được sử dụng trong thi công xây lắp công trình

Trong công đoạn chọn công nghệ để sử dụng xây dựng công trình chúng ta cần:

    • Đảm bảo các nội dung về phương án sản xuất, sử dụng, bố trí dây chuyền công nghệ sản xuất.
    • Trình bày rành mạch việc tính toán và lựa chọn thiết bị để xây dựng công trình.
    • Đưa ra lý do hợp lý cho việc lựa chọn các thiết bị đã chọn.
    • Đưa ra các biện pháp an toàn trong lao động, bảo vệ môi trường và tránh được trường hợp cháy nổ.
quy dinh ve thiet ke co so
Ảnh 4: Khi sử dụng công nghệ trong thi công người thiết kế cơ sở cần phải báo cáo rõ ràng
  • Giải pháp tối ưu cho thiết kế cơ sở

Đối với phần giải pháp các kỹ sư thiết kế cần chuẩn bị chi tiết các nội dung sau:

    • Bố trí mặt bằng tổng thể, diện tích và mật độ xây dựng.
    • Tất cả các giải pháp về kiến trúc, kết cấu chính, cọc móng được áp dụng trong công trình,…
    • Trình bày rõ các thông tin, phương án, kết quả tính toán về kết cấu chịu lực chính, nền móng công trình. Kèm theo bản tính cụ thể.
    • Trình bày tổng quan các biện pháp ăn toàn và hữu ích cho công trình. Cụ thể như nguyên lý cấp điện, cấp thoát nước, cachd phòng chống cháy nổ,…
    • Sơ đồ hệ thống giao thông và thiết bị vận tải khi cần.
    • Các trang trí ngoại thất của công trình.
    • Tổng hợp thiết bị công nghệ, khối lượng xây dựng và lắp đặt, vật tư công trình. Nếu cần thiết bạn phải trình bày chúng cụ thể theo từng hạng mục riêng.
    • Lập bảng so sánh khách quan các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của các phương án thiết kế.

Bản vẽ thiết kế cơ sở

Phần bản vẽ thiết kế cơ sở cần phải có đủ các nội dung sau:

  • Bản vẽ mặt bằng, vị trí trên bản đồ và hiện trạng thực tế của công trình.
  • Tổng diện tích bố trí cụ thể của các hệ thống kỹ thuật và hạng mục công trình.
  • Các bản vẽ kỹ thuật trên khu đất xây dựng gồm san nền và thoát nước.
  • Bản vẽ kỹ thuật trên các công trình hạ tầng bên ngoài công trình như đường đi, hệ thống xử lý nước thải, cấp thoát nước, bảo vệ môi trường,…
ban ve
Ảnh 5: Bản vẽ thiết kế cần đảm bảo những nội dung quan trọng và cần thiết để thi công
  • Các bản vẽ chi tiết gồm mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt ngang của các hạng mục và toàn bộ công trình.
  • Bản vẽ các bộ phận công trình phụ và cách bố trí các trang thiết bị cần dùng.
  • Sơ đồ mặt bằng các phương án sắp xếp bố trí và kích thước các kết cấu chịu lực chính. Gồm có móng, nền, cột, sàn,…
  • Vị trí của các thiết bị chính và dây chuyền công nghệ thi công xây dựng.
  • Bản phối cảnh của toàn bộ công trình khi hoàn thành.
  • Các hệ thống kỹ thuật nhằm đảm bảo sự an toàn khi hoạt động bên trong công trình. Chẳng hạn như hệ thống báo cháy và chữa cháy, hệ thống cung cấp điện – nước, hệ thống điều hòa,…
  • Giải pháp chống cháy nổ và sơ đồ thoát hiểm của công trình.
  • Tổng diện tích mặt bằng xây dựng và thi công các hạng mục đặc biệt.
  • Mô hình của từng bộ phận hoặc toàn bộ công trình.
Xem Thêm:   Móng bè là gì? Cấu tạo & Quy trình thiết kế thi công móng bè

Tổng dự toán của hồ sơ

thiet ke co so
Ảnh 6: Chi phí để thực hiện thi công công trình sẽ được công bố trong mục tổng dự toán

Tại mục này chủ đầu tư sẽ biết được chi phí hoàn thiện công trình là bao nhiêu. Nó bao gồm 2 nội dung chính là:

  • Dự toán xây dựng các hạng mục và toàn bộ công trình.
  • Chi phí quản lý dự án và những khoản phát sinh chưa có liên quan.

Người thiết kế là phải cân đối được các chi phí để tổng dự toán phug hợp với tổng mức đầu tư được duyệt.

Quy định về thẩm định hồ sơ thiết kế cơ sở

Sau khi thiết kế cơ sở hoàn thành sẽ đưa ra hội đồng thẩm định để đánh giá chất lượng. Đơn vị có thẩm quyền muốn thẩm định thiết kế cơ sở còn phải dựa vào 2 yếu tố. Đó là đơn vị chủ trì và loại hình dự án xây dựng.

quy dinh tham dinh
Ảnh 7: Những quy định cần biết khi tiến hành thiết kế cơ sở

Đối với dự án đầu tư tùy thuộc vào loại công trình xây dựng mà cơ quan thẩm định sẽ khác nhau. Cụ thể là:

  • Đối với công trình giao thông thì đơn vị chủ trì thẩm định là Bộ Giao thông vận tải. Ngoại trừ những công trình của Bộ Xây dựng quản lý.
  • Ngoại trừ công trình đường sắt đô thị, cầu vượt sông, đường quốc lộ qua đô thị thì Bộ Xây dựng là đơn vị chủ trì thẩm định đánh giá của:
    • Công trình dân dụng
    • Công trình công nghiệp vật liệu xây dựng
    • Công trình công nghiệp nhẹ
    • Công trình hạ tầng kỹ thuật
    • Công trình giao thông trong đô thị
  • Đối với công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn thì đơn vị chủ trì thẩm định là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Bộ Công Thương sẽ là đơn vị chủ trì thẩm định của các công trình:
    • Nhà máy điện
    • Trạm biến áp
    • Hầm mỏ
    • Dầu khí vầ các công trình công nghiệp chuyên ngành.
  • Đối với các công trình thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng thì đơn vị chủ trì thẩm định là Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
Xem Thêm:   Phong cách Mid Century Modern là gì - Đặc trưng & thiết kế
co quan tham dinh
Ảnh 8: Mỗi loại hình dự án sẽ có một cơ quan thẩm định khác nhau theo quy định của nhà nước

Vừa rồi là quy định về hồ sơ thiết kế cơ sở đối với dự án đầu tư xây dựng công trình cấp đặc biệt, cấp I. Còn với những dự án, công trình từ cấp II trở xuống thuộc địa bàn tỉnh sẽ khác. Khi đó, đơn vị chủ trì thẩm định đánh giá thiết kế cơ sở là các sở chuyên ngành của tỉnh.

Đồng thời, cơ quan có chuyên môn về xây dựng sẽ là đơn vị quyết định đầu tư tổ chức thẩm định toàn bộ nội dung dự án. Ngoài trừ các nội dung liên quan đến thẩm định đánh giá thiết kế cơ sở.

Yêu cầu người thiết kế cần đạt để thiết kế cơ sở

Người tạo ra bản thiết kế cơ sở thường là những người hoạt động trọng lĩnh vực xây dựng. Chúng ta thường gọi đó là kỹ sư thiết kế. Để đảm bảo tính chuyên nghiệp và giá trị của sản phẩm các nhà thiết kế phải thực hiện nhiều yêu cầu khắt khe để. Cụ thể nhà thiết kế bản vẽ cơ sở tốt cần phải đảm bảo được những điều kiện sau.

yeu cau thiet ke co so
Ảnh 9: Người thiết kế cần có chuyên môn để thực hiện công việc dễ dàng và hiệu quả hơn
  • Có kiến thức chuyên môn

Để tạo ra một sản phẩm thiết kế tốt thì yêu cầu người thiết kế phải có kiến thức chuyên môn cao. Theo đó, người làm cần phải được đào tạo tại những đơn vị, trường lớp có chuyên ngành về xây dựng, thiết kế thi công xây dựng. Điều này giúp bạn có được những kiến thức cần thiết để phục vụ cho công việc. Đồng thời, khi có chuyên môn bạn sẽ tránh được những ái lầm không đáng có.

  • Có kỹ năng thuyết trình

Đối với nhà thiết kế cơ sở thì kỹ năng thuyết trình đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nếu làm không tốt bạn sẽ không thuyết phục được nhà đầu tư và cơ quan thẩm định. Khi đó họ sẽ cho rằng thiết kế của bạn chưa tốt và không đạt yêu cầu như họ mong muốn. Cho nên để công việc thuận lợi bạn cần phải tự tin và làm tốt nhất có thể nhé!

thiet ke co so
Ảnh 10: Kỹ năng thuyết trình là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thành công của dự án
  • Có óc sáng tạo phòng phú

Sụ sáng tạo sẽ giúp bạn cho ra những thiết chất lượng và độc đáo nhất. Đó cũng chính là những gì nhà đầu tư và các cơ quan thẩm định mong muốn. Vậy nên để tạo ấn tượng tốt bạn phải thật sáng tạo trong bản thiết kế và cả phần thuyết trình. Tuy nhiên, bạn vẫn phải đảm bảo các quy định của bản thiết kế cơ sở.

  • Nhạy bén và linh hoạt

Bên cạnh những yêu cầu về chuyên môn thì người thiết kế cũng cần phải có kỹ năng linh hoạt và nhạy bén. Như vậy bạn mới có thể trả lời được những câu hỏi bên phía nhà thẩm định đưa ra. Nếu bạn xử lý khéo léo và trả lời thông minh, chính xác thì tỷ lệ thành công rất cao.

Tóm lại thiết kế cơ sở là bản vẽ vô cùng quan trọng đối với các công trình xây dựng. Hi vọng những nội dung trong bài viết sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích để phục vụ cho chuyên môn của mình. Nếu bạn thấy bài viết hay thì đừng ngần ngại nhấn chia sẻ để mọi người cùng tham khảo với nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *