Trong lĩnh vực xây dựng công trình thiết kế kỹ thuật là một công việc không thể thiếu. Được biết nó là tiền đề để chủ thầu có thể bắt tay và thi công xây dựng các công trình. Đối với những người trong ngành thì đây là một thuật ngữ rất dễ hiểu. Tuy nhiên, với những người ngoài ngành thì ít hoặc thậm chí không ai biết đó là gì. Vậy nên bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn tìm hiểu vấn để này, cùng theo dõi nhé!

Thiết kế kỹ thuật là gì?

Thiết kế kỹ thuật là bản thiết kế chi tiết của thiết kế cơ sở sau khi dự án đầu tư xây dựng công trình được phê duyệt. Mục đích là để nhằm thể hiện đầy đủ các giải pháp, thông số kỹ thuật và vật liệu sử dụng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Đồng thời đây cũng chính là cơ sở để triển khai thiết kế bản vẽ thi công.

thiet ke ky thuat
Ảnh 1: Thiết kế kỹ thuật là bản thiết kế cụ thể hoá của thiết kế cơ sở

Vai trò của thiết kế kỹ thuật

Một bản vẽ thiết kế kỹ thuật sẽ gồm có 3 vai trò chính là:

  • Kiến trúc tham chiếu: Bản thiết kế cho bất kỳ triển khai hệ thống thành công nào. Kiến trúc tham chiếu là nền tảng cho lắp ráp giải pháp. Hơn nữa nó, đóng vai trò làm bằng chứng cho cho sự hợp lệ của thiết kế kỹ thuật.
  • Khả năng thích ứng: Việc chọn một thiết kế có thể thích ứng với các yêu cầu, xu hướng và tích hợp với các công nghệ mới thường rất khó. Cho nên bắt buộc phải làm thiết kế kỹ thuật để dự đoán tương lai. Căn cư vào đó để điều chỉnh công trình cho phù hợp.
ho so thiet ke ky thuat
Ảnh 2: Công việc thiết kế kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong dự án xây dựng
  • Tự động hóa: Tức là tự mở rộng quy mô cho đến xoay vòng tệp, cũng là chìa khóa cho một hệ thống hiệu quả và có thể quản lý. Xác định và nhúng các công cụ thích hợp để tự động hóa trong quá trình thiết kế. Điều này giúp loại bỏ các lý do không thể thực hiện để gửi chúng sau này.

Thành phần hồ sơ thiết kế kỹ thuật bao gồm những gì?

Hồ sơ thiết kế kỹ thuật gồm những gì? Được biết nó gồm 3 phần là thuyết trình, bản vẽ và dự toán. Cụ thể từng phần các bạn có thể tham khảo như sau:

Phần thuyết trình

Nội dung cụ thể trong phần thuyết minh bao gồm:

  • Thuyết minh tổng quát công trình xây dựng.
  • Nội dung cơ bản của dự án đầu tư đã được phê duyệt.
  • Danh mục quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế mẫu sẽ được áp dụng khi thi công.
  • Điều khoản căn cứ để lập hồ sơ thiết kế.
  • Tóm tắt nội dung trong đồ án thiết kế được chọn và các phương án so sánh.
  • Các thông tin và chỉ tiêu mà công trình phải đạt yêu cầu dựa trên phương án đã được chọn.
  • Thiết kế tổ chức xây dựng, trình bày các chỉ dẫn chính về biện pháp an toàn khi tiến hành xây dựng.
Xem Thêm:   Kích thước cửa thông gió nhà vệ sinh & 99+ mẫu đẹp
ho so thi cong
Ảnh 3: Thông qua phần thuyết trình người thiết kế có thể thuyết phục chủ đầu tư rót tiền vào dự án
  • Trình bày sự tác động của điều kiện tự nhiên, môi trường và yếu tố kỹ thuật làm chi phối công tác thiết kế:
    • Tài liệu về địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn ở khu vực sẽ xây dựng.
    • Các tác động từ môi trường tự nhiên và những điều kiện phát sinh sau khi lập dự án.
  • Về kinh tế kỹ thuật:
    • Năng lực, công suất thiết kế và các thông số cụ thể của công trình xây dựng.
    • Trình bày phương án, danh mục và chất lượng sản phẩm khi hoàn thành.
    • Những chỉ tiêu về kinh tế kỹ thuật và hiệu quả mang lại từ việc đầu tư.
  • Công nghệ trong thi công:
    • Nếu phương pháp sản xuất và cách bố trí dây chuyền công nghệ chi tiết.
    • Tính toán kỹ lưỡng và lựa chọn thiết kế phù hợp.
    • Đề xuất những biện pháp an toàn trong lao động, sản xuất. Ví dụ như hệ thống phòng cháy nổ, vệ sinh công nghiệp, bảo vệ môi trường.
thiet ke cong trinh
Ảnh 4: Khi áp dụng công nghệ trong thi công cần phài làm báo cáo cụ thể
  • Kiến trúc xây dựng:
    • Bố trí tổng thể mặt bằng, diện tích xây dựng và sử dụng.
    • Giải pháp tối ưu về kiến trúc, kết cấu, nền móng,…
    • Giải pháp tối ưu về kỹ thuật xây dựng.
    • Các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác như hệ thống cung cấp điện, nước, xử lý nước thải, phòng cháy chữa cháy, điều khiển tự động,… Đối với từng hạng mục đều phải có bản tính đi kèm. Bên cạnh đó, người thiết kế kỹ thuật còn phải nêu rõ phương pháp và kết quả tính toán.
    • Hệ thống giao thông và thiết bị phục vụ cho việc vận tải.
    • Tạo cảnh quan bên ngoài như sân vườn, lối đi, hoa cỏ, cây cảnh quanh dự án xây dựng.
    • Bảng tổng hợp khối lượng vật tư xây dựng, thiết bị công nghệ cho từng hạng mục công trình.
    • So sánh các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của nhiều phương án thiết kế khác nhau.
ho so thiet ke
Ảnh 5: Hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công công trình

Phần bản vẽ

Nội dung trong phần bản vẽ thiết kế kỹ thuật bao gồm:

  • Hiện trạng mặt bằng và vị trí của công trình được thiết kế trên bản đồ.
  • Tổng mặt bằng bố trí chi tiết từng hạng mục công trình và các hệ thống kỹ thuật.
  • Các bản vẽ chuẩn bị kỹ thuật trên khu đất xây dựng như san nền, thoát nước. Đới với những công trình hạ tầng ngoài nhà thì có đường, hệ thống điện- nước, công tác bảo vệ môi trường,…
  • Dây chuyền công nghệ sử dụng trong thi công và vị trí các thiết bị chính.
  • Mặt bằng, mặt cắt ngang, cắt dọc chính và các mặt đứng của từng hạng mục trong công trình.
  • Bố trí bộ phận công trình phụ và các trang thiết bị cần dùng.
  • Sơ đồ mặt bằng các phương án bố trí và diện tích các kết cấu chịu lực chính. Bao gồm nền, móng, dầm, cột, sàn,…
  • Phối cảnh của toàn bộ công trình sau khi kết thúc thi công.
  • Các hệ thống công trình kỹ thuật bên trong như cấp điện – nước, thải nước, thông gió, điều hoà nhiệt độ, báo cháy, chữa cháy, thông tin.
Xem Thêm:   Tất tần tật những điều bạn cần biết về nhà mái rơm
ban ve thi cong
Ảnh 6: Bản vẽ kỹ thuật cần cung cấp đủ thông tin cần thiết để thi công thuận lợi hơn
  • Lối thoát hiểm khi cố sự cố bất ngờ và giải pháp chống cháy nổ công trình.
  • Xây dựng cảnh quan bên ngoài như cây xanh, hàng rào, sân vườn,…
  • Tổng diện tích mặt bằng tổ chức xây dựng và mặt bằng thi công các hạng mục quan trọng.
  • Mô hình từng bộ phận hoặc toàn bộ công trình thi công.

Phần dự đoán

Tại phần dự đoán hay dự toán nêu rõ các nội dung cần thiết về vốn đầu tư.

  • Chủ đầu tư sẽ biết được được tổng số chi phí mình sẽ phải bỏ ra cho toàn bộ công trình.
  • Tổng dự toán cần phải hợp lý và không được vượt tổng mức đầu tư được duyệt.
  • TDTXDCT bao gồm các dự toán xây dựng từng hạng mục và toàn bộ công trình.
  • Chi phí quản lý dự án và dự đoán một số chi phí khác sẽ phát sinh trong quá trình xây dựng các hạng mục và toàn bộ công trình.
quy trinh thiet ke ky thuat
Ảnh 7: Tổng chi phí của toàn bộ công trình được nêu rõ trong phần dự toán

Quy trình thiết kế kỹ thuật thi công

Quá trình hoàn thành thiết kế và xây dựng thường được chia thành nhiều giai đoạn. Điều này giúp ích rất nhiều trong việc thiết lập các mốc quan trọng để nộp báo cáo tiến độ. Đồng thời chuẩn bị hồ sơ để phê duyệt, giao dịch với khách hành và quyết toán. Theo đó, chúng ta có thể tạm chia quy trình thành 3 bước cơ bản sau.

Chuẩn bị & nghiên cứu tài liệu

Hiểu đơn giản thiết kế kỹ thuật là cụm từ nói đến các hoạt động của dự án diễn ra sau khi thiết kế chi tiết được hoàn thành. Tuy nhiên, nó phải được hoàn thành trước khi hợp đồng bt xây dựng được đấu thầu hoặc bắt đầu xây dựng.

Mặt khác, thiết kế kỹ thuật vẫn có thể tiếp tục thông qua việc chuẩn bị thông tin sản xuất và tài liệu đấu thầu. Hoặc ngay cả trong quá trình thực hiện xây dựng. Đặc biệt, khi các khía cạnh của bản thiết kế được thực hiện bởi các nhà thầu phụ chuyên nghiệp.

thiet ke ky thuat
Ảnh 8 : Giai đoạn một trong quy trình thiết kế là chuẩn bị & nghiên cứu tài liệu

Những người thiết kế chính phối hợp với nhau để chuẩn bị thiết kế kỹ thuật. Bản thiết kế ký thuật không chỉ được hoàn thành bởi đội ngũ thiết kế cốt lõi của khách hàng mà còn có sự góp mặt của nhà thầu phụ chuyên gia. Cho nên, các bạn có thể tổ chức cuộc họp khởi động và mời một nhà thầu chuyên gia tham gia vào đầu giai đoạn.

Một ma trận trách nhiệm thiết kế có thể giúp đội ngũ làm việc một cách hiệu quả. Việc phân bổ nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm dự án cũng hợp lý hơn. Để làm được như vậy bạn cần phải chỉ định một người chịu trách nhiệm điều phối và tích hợp các khía cạnh khác nhau của thiết kế kỹ thuật.

Thiết lập các vị trí chi tiết

Có một số kỹ năng trong việc thiết lập thứ tự để hoàn thành thiết kế kỹ thuật. Chẳng hạn như:

  • Thiết lập lưới gạch trần sao cho các phụ kiện ánh sáng, đầu phun nước và báo khói đặt ở vị trí trung tâm của gạch.
  • Thiết lập điều khoản truy cập vào các dịch vụ trong các khoảng trống trần.
  • Dùng các vị trí mullion cho các hệ thống ốp để chỉ ra những vị trí phân vùng giữa các văn phòng di động.
  • Thiết lập hệ thống thoát nước để rơi ưu tiên hơn công việc ống trần, ống dẫn và trung kế điện. Mục đích để sau này sẽ linh hoạt hơn trong định tuyến của nó.
Xem Thêm:   99+ Mẫu nhà cấp 4 đẹp ấn tượng nhất hợp phong thuỷ
thiet ke ky thuat
Ảnh 9: Giai đoạn hai trong quy trình thiết kế là thiết lập các vị trí chi tiết

Một số ý kiến cho rằng chỉ có nhóm thiết kế khách hàng mới làm tốt việc phối hợp giữa các khía cạnh khác nhau của thiết kế này. Mặc dù xu hướng theo từng ngày trách nhiệm chuyển giao cho các nhà thầu càng cao.

Đến cuối giai đoạn, các thành phần chính của công trình, sự ăn khớp và mọi công việc cần được mô tả rõ ràng. Tất cả sẽ thông qua phần thiết kế và thông số kỹ thuật của kiến trúc, kết cấu và dịch vụ cơ khí. Đồng thời, người thiết kế phải lập bảng dữ liệu và thông số kỹ thuật phác thảo. Như vậy khi có đủ thông tin cần thiết thì việc phê duyệt cũng dễ dàng hơn.

Đánh giá

Việc đánh giá nên được thực hiện thường xuyên trong các giai đoạn thiết kế. Điều này góp phần đánh giá được trình tự xây dựng, khả năng xây dựng, các giao diện của thiết kế, chương trình dự án và rủi ro.

thiet ke ky thuat
Ảnh 10: Giai đoạn ba trong quy trình thiết kế là đánh giá

Có thể nhóm thiết kế khách hàng sẽ được yêu cầu xem xét thông tin thiết kế. Những tài liệu này do các chuyên gia đề xuất. Mục đích để đảm bảo tích hợp đúng cách vào thiết kế rộng hơn. Bạn có thể tổ chức đến thăm cơ sở của các nhà thầu chuyên nghiệp. Như vậy bạn có cơ hội đánh giá các mẫu hoặc mô phỏng và để kiểm tra chứng kiến.

Trong quá trình thiết kế sẽ có một số mẫu cần sự đồng ý của khách. Khi khách hàng đã hài lòng thì chuyên gia tư vấn chính nên đóng băng thiết kế và thông số kỹ thuật. Đồng thời, đưa ra các quy trình kiểm soát thay đổi và các phê duyệt theo luật định để hoàn thành thiết kế.

Phân biệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế cơ sở & thiết kế bản vẽ thi công

Đi sâu vào từng nội dung chúng ta sẽ thấy sự khác biệt giữa 3 bản thiết kế này như sau:

  • Thiết kế kỹ thuật: Đây là những hoạt động thiết kế bản vẽ thi công được dùng cho các công trình phải lập báo cáo kinh tế và kỹ thuật đầu tư.
  • Thiết kế cơ sở: Công việc này sẽ bao gồm thiết kế ở giai đoạn cơ sở và thiết kế bản vẽ khi thi công. Nó sẽ dùng cho những công trình có yêu cầu lập dự án đầu tư khi xây dựng.
ho so thi cong
Ảnh 11: Sự khác biệt giữa thiết kế kỹ thuật, thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công
  • Thiết kế bản vẽ thi công: Gồm 3 việc là thiết kế kỹ thuật, thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ khi thi công. Thiết kế này được dùng cho những công trình mang tính bắt buộc lập dự án xây dựng đầu tư và có quy mô lớn. Đồng thời, yêu cầu kĩ thuật và điều kiện để xây dựng có tính chất vô cùng khó khăn.

Trên đây là những nội dung liên quan đến thiết kế kỹ thuật các bạn cần biết. Hi vọng qua bài viết quý bạn đọc sẽ thu thập được thông tin mình cần tìm. Tại trang web mỗi ngày đều cập nhật bài viết mới liên quan đến kiến thức xây dựng. Vậy nên các bạn hãy nhấn nút theo dõi để có cơ hội đón đọc những nội dung thú vị nhất nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *