Nhà cao tầng là công trình nhà ở có chiều cao lớn và có nhiều vấn đề phức tạp. Một tòa nhà cao tầng phải vừa đạt yêu cầu thẩm mỹ, vừa đảm bảo yêu cầu sử dụng, tiện ích từ cơ bản đến cao cấp không phải đơn giản. Các đơn vị thi công phải tuân theo những tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc xây dựng công trình.
Quy định về thiết kế nhà cao tầng trong khu đô thị mới
Khi thiết kế nhà cao tầng trong khu đô thị mới, nhà thiết kế và các bên thi công liên quan phải đảm bảo được những quy định chung bắt buộc. Dưới đây là tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng cụ thể:
- Đảm bảo yêu cầu bền vững, an toàn, phù hợp với nhu cầu sử dụng của cộng đồng dân cư, mỹ quan đô thị và điều kiện tự nhiên, xã hội
- Quy mô căn hộ phải đa dạng, thuận tiện sử dụng và quản lý cung, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội
- Đảm bảo các điều kiện sử dụng có tiện ích và dịch vụ khác như: điện thoại, viễn thông,cáp truyền hình, hệ thống điều hòa không khí,…
- Đảm bảo điều kiện an ninh xã hội, chống cháy nổ, đồng thời phải đảm bảo không gian riêng tư mỗi căn hộ
- Đảm bảo kết cấu hạ tầng bền vững và dự trù tác động tự nhiên như gió bão, động đất
- Chất lượng tường ngoài phải đảm bảo các tiêu chí cơ bản như an toàn, chống nước, cách nhiệt, cách âm
Tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng mới nhất
Bên cạnh những quy định chung cơ bản về các công trình nhà cao tầng tại các đô thị mới. Bạn cần tìm hiểu kỹ những tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng mới nhất chi tiết cho từng bộ phận để đảm bảo chất lượng tối ưu cho công trình nhà ở.
Thiết kế tầng hầm để xe
Tầng hầm để xe đóng vai trò thiết yếu trong bất kì công trình nhà ở cao tầng, chung cư đô thị nào. Xây dựng tầng hầm để xe phải tuân thủ theo những tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo chất lượng công trình và đạt hiệu quả sử dụng tối ưu.
- Diện tích tầng hầm để xe được tính như sau: 20m2/100m2 diện tích sử dụng căn hộ (áp dụng đối với nhà cao tầng thương mại), 12m2/100m2 diện tích sử dụng căn hộ (áp dụng đối với nhà ở xã hội)
- Tầng hầm phải có chiều cao ít nhất 2,2m, tối thiểu 2 lối ra có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,9mx1,2m, thông ra đường chính (không ra hành lang)
- Lỗi xuống tầng hầm có: độ dốc tối thiểu 14% chiều sâu, độ dốc thẳng & độ dốc cong là 17%
- Nền và vách hầm phải đổ bê tông cốt thép, độ dày 20cm để chống thấm
- Phải có hệ thống thông gió cho tầng hầm tòa nhà
- Phải có thang máy xuống tầng hầm để xe
Thiết kế cung cấp điện cho tòa nhà cao tầng
Thiết kế cung cấp điện cũng phải đạt được những tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng cơ bản được pháp luật hiện hành quy định. Mạng điện trong tòa nhà phải đảm bảo đầy đủ lượng điện năng được cung cấp cho mỗi căn hộ, đồng thời, chất lượng điện năng phải đạt yêu cầu sử dụng tối thiểu.
- Việc cung cấp điện trong tòa nhà phải đạt được độ tin cậy tối ưu tính theo tính chất phụ tải
- Đảm bảo chất lượng điện năng, đảm bảo dao động và độ lệch điện áp thấp nhất có thể trong phạm vi cho phép
- Đảm bảo an toàn sử dụng cho con người và thiết bị
- Thiết kế mạng lưới điện năng, thiết bị cung cấp điện phải an toàn, dễ sử dụng, thuận tiện sửa chữa và bảo dưỡng, phù hợp với đặc điểm giới hạn diện của các tòa nhà cao tầng
- Hạn chế thấp nhất chi phí vận hành hàng năm
Thiết kế thang thoát hiểm nhà cao tầng
Bất cứ một công trình nhà ở hay tòa nhà thương mại, văn phòng, nhà cao tầng tiêu chuẩn thiết kế nào cũng có lối thoát hiểm riêng. Đây là yêu cầu bắt buộc, một trong những tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng đáng chú ý. Cụ thể như sau:
- Lối thoát hiểm: Là cửa phòng của tất cả các tầng dẫn đến các lối đi, hành lang, buồng thang có lối ra ngoài trực tiếp, hoặc dẫn đến sảnh trước ra ngoài tòa nhà
- Đường thoát hiểm:
- Là đường dẫn đến lối thoát hiểm của tòa nhà
- Đảm bảo an toàn di chuyển trong một thời gian nhất định
- Các đường thoát hiểm thông thường là: hành lang, buồng thang, tiền sảnh
- Thang máy, bằng truyền không phải là đường thoát hiểm.
- Lối thoát nạn:
- Dẫn đến các lối thoát hiểm trực tiếp ra ngoài tòa nhà
- Được phép đặt thông qua ngăn cửa đệm
- Đường dẫn lối thoát hiểm phải có ký hiệu hướng dẫn rõ ràng
- Không được lắp ráp các loại gương gần lối ra ngoài
- Mỗi tòa nhà phải có ít nhất 2 lối thoát nạn, được phân tán nhiều nơi
Thiết kế cấp thoát nước nhà cao tầng
Hệ thống cấp thoát nước được dùng để cung cấp nước sinh hoạt và chữa cháy trong trường hợp cần thiết. Theo tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng, hệ thống cấp thoát nước phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau:
- Căn cứ vào mức độ tiện nghi và tiêu chuẩn sử dụng nước nhiều nhất mà thiết kế hệ thống nước phù hợp: Tiêu chuẩn nước sinh hoạt: 200 – 300 lít/người/ngày đêm Tiêu chuẩn nước chữa cháy: 2,5 lít/giây/cột Mỗi nhà có 2 cột nước chữa cháy
- Hệ thống cung cấp nước phải đảm bảo lưu lượng nước, áp lực nước, đáp ứng nhu cầu sử dụng nước liên tục
- Mạng lưới phân phối đường ống cấp nước được đặt ở tầng hầm và tầng kỹ thuật, tách biệt với đường ống thông hơi, thông gió
Tiêu chuẩn thiết kế lan can nhà cao tầng
Khi thi công xây dựng lan can phải đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng cần thiết như sau:
- Các vị trí tiếp xúc trực tiếp với bên ngoài, nahats à cá khu nhà cao tầng bắt buộc phải có lan can
- Lan can đối với các khu nhà chung cư nhà ở cộng đồng cao có chiều cao tối thiểu là 1,4m
- Khe hở lan can của các công trình có trẻ em phải nhỏ hơn quả cầu có đường kính 100mm
- Lan can phải được làm bằng vật liệu kiên cố, chịu lực tốt
Tiêu chuẩn thiết kế thang máy nhà cao tầng
Tiêu chuẩn thiết kế thang máy nhà cao tầng được xây dựng nhằm đảm bảo độ an toàn và tối ưu hóa chức năng sử dụng thuận tiện cho người dùng. Theo đó, khi thiết kế thang máy trong các dự án xây dựng nhà cao tầng cần lưu ý:
- Đặt tiêu chuẩn an toàn sử dụng len hàng đầu ngay từ khi lựa chọn, lắp đặt thang máy
- Kích thước, trọng tải tiêu chuẩn đối với các tòa nhà trên 10 tầng như sau: kích thước cabin 1400 – 1300mm, trọng tải tối thiểu đối với thang chở người 900kg, tải trọng thang máy chở hàng từ 1500kg trở lên.
- Vị trí lắp đặt thang máy gần lối vào tòa nhà, cách xa các phòng chính
Thiết kế chống sét cho nhà cao tầng
Hệ thống chống sét là vô cùng cần thiết đối với bất cứ một công trình nhà ở nào. Khi thiết kế chống sét nhà cao tầng phải đạt được những tiêu chuẩn nhất định. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho con người và công trình khỏi hiện tượng sét đánh lúc trời mưa, thời tiết xấu.
Hầu hết các giải pháp chống sét cho nhà cao tầng đều nhằm mục đích trách trường hợp sét đánh trực diện vào tòa nhà. Bên cạnh đó, khi thiết kế nhà cao tầng cần trang bị hệ thống chống cảm ứng tĩnh điện, cảm ứng điện từ và tránh trường hợp sét đánh tạo ra nguồn điện áp cao lan truyền trong công trình thông qua các đường dây cấp điện hạ áp.
Thiết kế pccc nhà cao tầng
Hệ thống pccc nhà cao tầng là bắt buộc và phải tuân theo những quy định, quy chuẩn thiết kế kiến trúc nhà cao tầng mới nhất. Chẳng hạn:
- Thiết kế hệ thống dẫn nước chữa cháy, hệ thống báo cháy bắt buộc
- Thi công xây dựng công trình nhà cao tầng phải có sức chịu lửa bậc I
- Lối thoát hiểm đảm bảo khoảng cách an toàn, thông toáng, tiếp giáp trực tiếp với bên ngoài
- Hệ thống báo cháy, đầu báo khói, báo nhiệt được thiết kế, phân bố ở nhiều khu vực khác nhau trong tòa nhà
Giải pháp thiết kế công trình giúp tiện ích và xu thế mới
Không gian sảnh chính, sảnh tầng, phòng đa năng
- Sảnh chính tòa nhà thường được xây dựng ở tầng trệt của tòa nhà với đặc điểm rất dễ nhận biết. Ngoài ra, không gian sảnh chính nhà cao tầng cần được bố trí các tiện ích, chức năng cộng đồng cần thiết như phòng bảo vệ, khu vực đợi, hòm thư gia đình,…
- Không gian sảnh tầng của tòa nhà cao tầng thường có diện tích ít nhất 9m2 và phải được thiết kế hệ thống chúi sáng phù hợp, đáp ứng nhu cầu giao tiếp hàng ngày
- Phòng đa năng của một tòa nhà cao tầng được bố trí ở tầng trệt, tầng phục vụ công cộng hoặc trên mái tòa nhà với diện tích tối thiểu là 36m2
Không gian chức năng phục vụ công cộng
Không gian chức năng phục vụ cộng đồng của nhà cao tầng là nơi cung cấp các loại dịch vụ cộng đồng, dịch vụ sửa chữa đồ gia dụng, khu vực để xe chung,… theoquy chuẩn thiết kế nhà cao tầng, khu vực chức năng phục vụ cộng đồng thường được thiết kế trung lập hawojc ở các tầng của tòa nhà, phải phù hợp với khả năng phục vụ cộng đồng trong đô thị, đảm bảo vệ sinh an toàn sử dụng và vệ sinh môi trường.
Không gian chức năng quản lý hành chính và quản lý kỹ thuật
Mỗi tầng của tòa nhà phải có một phòng kỹ thuật dựa theo tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng hiện hành. Bên cạnh đó, các tòa nhà phải trang bị phòng riêng cho các bộ phận nhân viên quản lý tòa nhà, nhân viên kỹ thuật, bảo vệ, giữ xe. Diện tích các phòng chức năng quản lý hành chính, quản lý kỹ thuật giao động từ 5 – 6m2/người tùy theo điều kiện ỗi tòa nhà.
Không gian chức năng của căn hộ trong nhà cao tầng
Không gian chức năng của căn hộ trong nhà cao tầng bao gồm: sảnh căn hộ, phòng khách, nơi làm việc, học tập, nơi thờ cúng, phòng ngủ, phòng bếp, phòng vệ sinh, khu vực phơi đồ, ban công, kho.
Có thể kế hợp các không gian chức năng khác nhau dựa trên nhu cầu và mục đích sử dụng
Thiết kế, bố trí các phòng phải đảm bảo bố cục, cấu trúc của công trình, đảm bảo điều kiện vệ sinh , an toàn, hợp lý, riêng tư, không gian thông thoáng
Không gian chức năng giao thông
Không gian chức năng giao thông chính trong tòa nhà cao tầng gồm thang máy và cầu thang bộ.
Hệ thống thang máy là yêu cầu bắt buộc trong tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng. Số lượng thang máy tối thiểu là 2. Căn cứ vào số tầng tòa nhà, số người di chuyển và các yêu cầu kỹ thuật và chất lượng khác mà lựa chọn thang máy với số lượng phù hợp.
Phải có ít nhất 2 cầu thang bộ trong một tòa nhà. Các lối đi cầu thang bộ phải thông thoáng với độ cao và chiều rộng an toàn cho người di chuyển. Đồng thời, hệ thống thang bộ phải đáp ứng yêu cầu phòng cháy, chữa cháy theo quy định.
Thiết kế mái
Theo tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng, mái phải được thi công bằng các vật liệu xây dựng chống nước, chống nhiệt để đảm bảo yêu cầu cách nhiệt, chống thấm. Mái tòa nhà cao tầng có thẻ sử dụng để lắp đặt các hệ thống bảo trì, thang máy, trung tâm điều hòa, bể nước,… Ngoài ra, khi thiết kế mái cần đảm bảo các tiêu chuẩn chống thấm, chống ẩm, cách nhiệt, thoát nước, thông gió,…
Nền và sàn nhà
Nền nhà của nhà ở cao tầng – tiêu chuẩn thiết kế phải đảm bảo chất lượng, không thấm nước, chống trơn trượt, dễ dàng vệ sinh, lau chùi,… Sàn nhà phải được làm bằng vật liệu xây dựng chuẩn, không gây hại cho sức khỏe con người và không gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, nền và sàn nhà phải cách âm và chống rung lắc.
Thiết kế cửa sổ
Cửa sổ của nhà cao tầng thường được lắp đặt và thiết kế theo nhiều kiểu khác nhau cụ thể như của trượt (đứng/ngang), của lật hoặc cửa đẩy,… Dù là lựa chọn kiểu cửa sổ nào, các đơn vị thi công cần đảm bảo chất liệu cửa sổ phải chịu đực tác động tự nhiên như nắng, gió, nước và có độ bền cơ học tiêu chuẩn. Có thể lắp thêm rèm nếu sử dụng cửa sổ kính để hạn chế tia bức xạ của ánh nắng mặt trời.
Ống thông hơi, ống thông gió và đường ống đổ rác
Hệ thống ống thông gió và ống thông hơi của tòa nhà phải tách biệt với nhau và đảm bảo một số tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng cần thiết như sau: chất liệu làm ống phải đạt chuẩn không cháy nổ, không dễ vỡ, không biến dạng, kích thước, kiểu dáng phải tạo điều kiện cho việc thoát khí diễn ra thuận lợi nhất,…
Đường ống đổ rác phải được bằng các liệu không cháy, chống bám dính, rò rỉ,.. Bố trí đường ống đổ rác gần khu vực thang bộ, thang máy, khoảng cách từ cửa căn hộ tối thiểu là 25m
Buồng đổ rác được thiết kế dưới đường ống rác ở tầng trệt, chiều cao tối thiểu là 2.5m, có lối đi riêng, cách biệt với lối vào nhà, có hệ thống bơm thoát nước cục bộ.
Trên đây là tất tần tật những thông tin cơ bản về tiêu chuẩn thiết kế nhà cao tầng được quy định hiện hành. Thiết kế các tòa nhà cao tầng luôn yêu cầu nhiều kĩ thuật và có những quy chuẩn nahats định. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn một cái nhìn tổng quan nhất.