Bài viết hôm nay Tuổi Trẻ Bộ Xây Dựng sẽ giới thiệu đến bạn tất tần tật những thông tin về cây lựu trong phong thuỷ. Ý nghĩa, cách thức trồng và chăm sóc cũng như trồng ở đâu để rước vận may vào nhà, tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.
Ý nghĩa cây lựu trong phong thủy?
Cây lựu là loại cây thân gỗ, trong phong thuỷ nó tượng trưng cho sự kiên cường và vững chãi. Những quả lựu căng đỏ tựa như những chiếc lồng đèn mang lại cho gia chủ sự may mắn, tài lộc trong cuộc sống. Còn những chùm hoa lựu thì có tác dụng giúp gia chủ xua đuổi tà ma và mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Ngoài ra khi đặt cây lựu đỏ trước nhà vào dịp lễ Tết sẽ giúp cho gia chủ thu hút tài lộc trong những ngày đầu năm mới và tô thêm phần sức sống cho căn nhà của bạn.
Trồng cây lựu phong thủy ở đâu tốt giúp rước vận may vào nhà?
Cây lựu thường được trồng trước nhà, nơi đón những tia nắng đầu tiên. Bởi vị trí này theo ông bà ta ngày xưa cũng như trong phong thuỷ, trước nhà là vị trí hứng tài lộc. Vì thế, đặt cây lựu trước nhà sẽ giúp gia chủ chiêu tài và xua đuổi điều xấu.
Kinh nghiệm trồng cây lựu trong phong thủy
Cách trồng cây lựu phong thủy giúp mang lại may mắn
Nếu bạn đang thắc mắc về cách trồng cây lựu như thế nào để mang lại sự may mắn, tài vượng thì hãy lưu lại ngay cách trồng sau:
Thời vụ
Cây lựu thích hợp nhất là trồng vào đầu mùa mưa và cuối mùa thu. Lúc này, những cơn mưa đầu mùa sẽ góp phần làm cho cây sinh sôi và phát triển một cách thuận lợi hơn.
Loại đất
Bạn nên chọn loại đất chứa nhiều phù sa hoặc bạn nên trộn đất thịt chung với các loại phân hữu cơ để giúp cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng nhất có thể. Nếu trồng trong chậu, bạn nên lưu ý trộn đất với một lượng tro trấu phù hợp để tạo lớp nền tốt cho cây.
Phương pháp trồng
Bạn có thể trồng cây bằng cách sử dụng hạt của cây trồng xuống đất nhưng nhược điểm của phương pháp này là cây sẽ phát triển chậm. Phương pháp thứ 2 là sử dụng phương pháp ghép cành, đây là phương án được nhiều người lựa chọn.
Chậu trồng
Cây lựu không kén chậu nên bạn có thể trồng chúng trong cả chậu xi măng lẫn chậu nhựa, nhưng chú ý đó chính là chậu phải có lỗ thoát nước để cây không bị ngập úng và độ sâu của chậu tốt nhất phải từ 60cm để đủ chất dinh dưỡng cho cây. Trồng ngày đất thì bạn nhớ là để ở những nơi có nắng và gió thoáng nhé.
Cách trồng
Cách trồng cây lựu rất đơn giản, sau khi mua cây giống về, bạn cần bỏ lớp nilon và cho cây xuống hố đã đào sẵn, nhớ là đặt cây vuông góc với mặt đất để tránh sau này cây phát triển lớn sẽ bị nghiêng và đổ. Cuối cùng là tưới nước cho cây để tạo độ ẩm.
Chăm sóc cây lựu phong thủy như thế nào?
Cây lựu tuy dễ chăm sóc nhưng bạn cũng không nên bỏ mặt chúng. Hãy lưu lại những cách chăm sóc sau để giúp cây có thể phát triển một cách tốt nhất:
– Điều đầu tiên như đã chia sẻ ở trên, bạn phải trồng cây trong chậu có lỗ thoát nước để tránh cây bị ngập úng.
– Đặt cây ở nơi đủ sáng, không quá gắt, cấp nước đầy đủ cho cây.
– Cung cấp dưỡng chất cho đất bằng cách bón phân NPK hoặc phân vi lượng 1 – 2 lần/ năm, bón phân hữu cơ 1 lần/ tháng.
– Nếu cây bị rầy mềm hay rệp sáp thì bạn có thể phun thuốc bảo vệ thực vật cho cây. Ngoài ra, bạn còn có thể tiêu diệt chúng bằng nước rửa chén.
Bạn cho nước rửa chén vào bình xịt với liều lượng 1cc/lít nước, sau đó phun lên những chỗ bị sâu rầy tấn công vào sáng sớm, trước khi trời nắng. Chú ý không nên phun vào gốc cây và sau vài ngày phải tưới rửa cây để rầy rệp bong ra và chết.
– Muốn giữ dáng đẹp cho cây, hãy chăm tỉa cành để cây có dáng đẹp.
Vừa rồi Tuổi Trẻ Bộ Xây Dựng đã chia sẻ đến bạn ý nghĩa thực sự của cây lựu trong phong thủy mang lại may mắn. Hy vọng bạn có thêm thật nhiều kiến thức để trồng và chăm sóc cây lựu được tốt hơn.