Đà kiềng là thuật ngữ vô cùng quen thuộc trong lĩnh vực xây dựng. Đà kiềng cùng với giằng móng là hai phương pháp gia cố nền móng của công trình. Tuy nhiên, tác dụng của hai kỹ thuật này lại khác nhau. Vậy đà kiềng là gì? Đà kiềng và giằng móng khác nhau như thế nào?
Đà kiềng là gì?
Đà kiềng chính là những đoạn giằng cột chính tạo sự kết nối giữa các cột với nhau để giữ khoảng cách và độ ổn định cho các cột không bị nghiêng ngả trong khi xây dựng. Để từ đó tạo nên một bộ khung vững chãi cho công trình xây dựng. Bộ phận này thường nằm ở chân cột và cao hơn đài móng nên người ta thường nhầm lẫn đà kiềng là giằng móng.
Phân biệt đà kiềng và giằng móng
Đà kiềng và giằng móng là hai kỹ thuật hoàn toàn khác nhau nhưng lại có rất nhiều người lầm tưởng rằng chúng cùng một tác dụng. Thế nhưng trên thực tế đây là 2 công đoạn tách biệt độc lập, mỗi một kỹ thuật sẽ mang đặc điểm và tác dụng riêng.
Tiêu chí | Đà kiềng | Giằng móng |
Tác dụng | Nối các chân cột lại với nhau | Nối các móng lại với nhau |
Chịu tải | Chịu tải tường ngang dồn xuống móng | Ổn định móng theo 2 phương chống lún lệch |
Chịu lực | Lực uốn kéo, võng | Lực kéo, vòng |
Kích thước, cao độ của đà kiềng
Móng đơn và móng băng
Thường thì cao độ mặt trên của đà kiềng trong xây dựng sẽ thấp hơn phần nền đã hoàn thiện khoảng 7 – 10cm đối với vữa lót, gạch nền và lớp bê tông nền. Tránh trường hợp thi công đà kiềng thấp rồi sau đó xây bó nền bằng gạch. Vì điều này sẽ làm nước thấm vào bên trong và làm tường bị ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cả công trình.
Móng cọc cừ tràm
Đối với móng cọc cừ tràm, các kỹ sư có chuyên môn cao sẽ là người trực tiếp quyết định lựa chọn đà kiềng là gì thông qua hai giải phải dưới đây:
- Người ta sẽ lấy cao độ ngang – dọc của đà kiềng cùng một kích thước và bằng với cao độ của đài cọc thường được ứng dụng ở những nơi không có tải trọng động.
Phương pháp thứ 2 là lấy cao độ ngang và đáy đà kiềng trong xây dựng dọc bằng với cả cao độ của đài cọc áp dụng cho những công trình nhà phố.
Công dụng của đà kiềng trong xây dựng
Đà kiềng trong xây dựng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Như đã đề cập trong phần đà kiềng là gì, đà kiềng tạo sự liên kết các cột nhà chính lại với nhau. Giúp cho các công trình trở nên chắc chắn và bền vững hơn.
Đặc biệt tại các công trình nhà phố khi ở hai bên đều có các căn hộ khác xây dựng. Lúc này phần móng cọc bê tông và cột có sự chênh lệch tâm. Để giảm thiểu lực uốn ảnh hưởng đến kết cấu của ngôi nhà, người ta sẽ bố trí thép đà kiềng.
Ngoài ra, đà kiềng còn có các vai trò khác nhau. Cụ thể như:
- Kỹ thuật đà kiềng sẽ giúp liên kết và định vị các chân cột chính trong các ngôi nhà lại với nhau. Đảm bảo các chân cột sẽ không bị thay đổi khi xây thêm các bộ khác trên như tường, sàn, mái nhà,…
- Hỗ trợ toàn bộ kết cấu của nhà để chống sự lún, lệch của móng công trình.
- Chống đỡ toàn bộ áp lực của tường lên nền móng. Đảm bảo độ bền chắc cho tường mà không bị nứt vỡ. Từ đó nâng cao độ bền của ngôi nhà.
Kích thước, cao độ của đà kiềng
Móng đơn và móng băng
Thường thì cao độ mặt trên của đà kiềng trong xây dựng sẽ thấp hơn phần nền đã hoàn thiện khoảng 7 – 10cm đối với vữa lót, gạch nền và lớp bê tông nền. Tránh trường hợp thi công đà kiềng thấp rồi sau đó xây bó nền bằng gạch. Vì điều này sẽ làm nước thấm vào bên trong và làm tường bị ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cả công trình.
Móng cọc cừ tràm
Đối với móng cọc cừ tràm, các kỹ sư có chuyên môn cao sẽ là người trực tiếp quyết định lựa chọn đà kiềng là gì thông qua hai giải phải dưới đây:
- Người ta sẽ lấy cao độ ngang – dọc của đà kiềng cùng một kích thước và bằng với cao độ của đài cọc thường được ứng dụng ở những nơi không có tải trọng động.
Phương pháp thứ 2 là lấy cao độ ngang và đáy đà kiềng trong xây dựng dọc bằng với cả cao độ của đài cọc áp dụng cho những công trình nhà phố.
Kỹ thuật thi công đà kiềng chi tiết nhất
Đà kiềng là kỹ thuật được áp dụng nhiều nhất cho các công trình muốn thi công nhanh. Cách bố trí thép đà kiềng đòi hỏi người thợ cần có kỹ năng và kinh nghiệm. Trong một số trường hợp, đà kiềng sẽ được thi công cốt pha làm bằng gạch. Chúng sẽ khiến cho chi phí tăng lên nhưng quá trình thi công sẽ tăng lên hiệu quả.
- Buộc thép thành khung theo thiết kế. Tiếp đến buộc các viên kê dày 30mm vào chặt với cốt thép.
- Tiếp tục gia công lắp ván dựng bằng khuôn gỗ. Các ván gỗ sẽ được đóng lại thành từng khuôn. Đặt vào vị trí đã quy định trong bản thiết kế. Cố định khôn bằng cây gỗ có kích thước khoảng 3cm*5cm.
- Đổ bê tông mác 200 để làm sạch ván, khuôn và cốt thép.
- Trộn bê tông đạt chuẩn và đổ vào khuôn. Sau đó đầm kỹ lại với đầm dùi để nén chắc bê tông, tránh để lại lỗ hổng.
- Sau khi bê tông đã cứng, bạn cần tiến hành tháo khuôn. Tháo khuôn nên được tiến hành đúng kỹ thuật để tránh làm ảnh hưởng đến kết cấu của kiện.
Lưu ý quan trọng khi thi công đà kiềng
Một số lưu ý cần thiết trong quá trình thi công đà kiềng:
- Gia công lắp dựng ván khuôn: Khi thi công đà kiềng tốt nhất là nên sử dụng ván khuôn bằng gỗ hoặc thép. Xong phải đảm bảo bề mặt của ván luôn sạch sẽ, vị trí chân ván phải tiếp giáp với lớp lót bê tông của đà kiềng. Có như vậy thì mới đảm bảo se khét không để mất nước bê tông thì chất lượng mới đẹp.
- Gia công lắp dựng cốt thép: Cốt thép sẽ được thi công đúng theo bản vẽ thiết kế, bộ phận thi công sẽ kiểm tra đường kính thép, vị trí gia cường nhịp và gối. Phải thật lưu ý đến quá trình thi công cốt thép xem tâm đà kiềng trong xây dựng đã được đặt đúng vị trí để đảm bảo độ dày hay chưa, tránh ảnh hưởng đến việc xây dựng tường sau này. Xong cũng phải tiến hành kiểm tra thật kỹ chiều dày bảo vệ cốt thép đáy dầm xem đã đúng với thiết kế chưa.
- Đổ bê tông và tháo ván: Mác bê tông phải làm đúng theo yêu cầu thiết kế, nhất những vị trí quan trọng cần phải đầm dùi thật kỹ càng. Bê tông phải đổ liên tục nếu gặp điều kiện thời tiết xấu thì chỉ đổ đến mạch ngừng của dầm thường sẽ xlaf 1/3L rồi mới dừng hẳn. Sau 24H đổ bê tông tiến hành tháo ván khuôn và bảo dưỡng theo yêu cầu kỹ thuật để giữ được chất lượng tốt nhất đến khi thi công những công đoạn tiếp theo.
Một số mẫu đà kiềng phổ biến trong xây dựng
Dưới đây là một số mẫu đà kiềng đang được ứng dụng nhiều nhất trong xây dựng mà bạn có thể tham khảo:
Đà kiềng nhà cấp 4
Với tác dụng là định vị chân cột cũng như giữ khoảng cách giữa các chân cột một cách vững chắc và không bị thay đổi trong suốt quá trình thi công – đà điềng chính là một kỹ thuật không thể thiết khi xây dựng nhà cấp 4.
Đà kiềng nhà 2 tầng
Với những ngôi nhà cao tầng thì luôn đòi hỏi phần móng phải có độ chắc chắn nhất định để chịu được trọng tải cũng của tường cũng như tránh được tình trạng rạn nứt tầng khi khi đưa vào sử dụng. Một trong những kỹ thuật liên quan trực tiếp đến toàn bộ kết cấu: khung, cột, dầm… chính là đà kiềng trong xây dựng.
Đà kiềng móng đơn
Đối với những công trình thi công móng đơn sẽ được liên kết bằng đà kiềng với cao độ bằng với nền hoặc có thể thấp hơn để tạo sự chắc chắn.
Đà kiềng móng cọc
Móng cọc là một loại móng đặc biệt thường được sử dụng cho những công trình có trọng tải lớn và xây dựng trên nền đất yếu vì vậy nên hệ thống đà kiềng trong xây dựng cũng phải vô cùng vững chãi.
Như vậy, trên đây là những giải đáp thông tin đà kiềng là gì cũng như sự khác nhau giữa đà kiềng và giằng móng. Bạn nên lựa chọn đà kiềng để có được một nền móng và công trình chắc chắn. Đặc biệt là những vị trí có đất nền mềm.