Trong quá trình xây dựng, nghiệm thu vật liệu đầu vào là khâu cơ bản và quan trọng. Vậy công đoạn này có những tiêu chuẩn, hồ sơ, 1uy định và mẫu làm như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có những cái nhìn chi tiết và cụ thể hơn về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý nghiệm thu vật liệu đầu vào

Có những văn bản pháp lý sau đây phục vụ cho công việc nghiệm thu đầu vào như sau:

  • Luật xây dựng Số 50/2014/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2014;
  • Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng; về bảo trì công trình xây dựng và giải quyết sự cố công trình xây dựng;
  • Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng;
  • Nghị định Số: 24a/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 04 năm 2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
  • Thông tư Số: 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ xây dựng về quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
  • Các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành liên quan khác;
  • Chỉ dẫn kỹ thuật;
  • Hợp đồng thi công xây lắp.

Tiêu chuẩn nghiệm thu vật liệu đầu vào

Sau khi đã nắm rõ được các văn bản pháp lý nghiệm thu vật liệu đầu vào, bạn cần tìm hiểu thêm tiêu chuẩn của vật liệu. Bởi mỗi loại lại có một tiêu chuẩn khác nhau.

Xem Thêm:   Xây Nhà Cấp 4 Khoảng 100 Triệu Ở Nông Thôn Bền Đẹp Tiện Nghi
Tiêu chuẩn nghiệm thu vật liệu đầu vào
Ảnh 1: Tiêu chuẩn nghiệm thu vật liệu đầu vào

Tiêu chuẩn nghiệm thu xi măng

Để đánh giá xi măng, người ta thường sử dụng tiêu chuẩn TCVN 6260-1995. Thường lượng xi mang nhỏ hơn 40 tấn thì cần lấy 2 mẫu xi măng, mỗi mấu 20kg để thí nghiệm.

Yêu cầu: Mỗi mẫu thử phải được lấy rải rác ở nhiều bao xi măng trong kho để đảm bảo được tính chính xác. Tiến hành lấy 2 mẫu và chỉ thử nghiệm một mẫu, mẫu còn lại dùng để lưu và đối chứng khi cần. Mẫu lưu được giữ lại trong thời gian 60 ngày, nếu không có khiếu nại sẽ bị hủy bỏ.

Tiêu chuẩn nghiệm thu thép

Tiêu chuẩn nghiệm thu thép chính là TCVN 1651:2008. Quy trình thực hiện như sau:

  • Cắt một đoạn thép dài 1m.
  • Sau đó cân trọng lượng đoạn thép (Q) theo công thức: Đường kính thép = 0,43 x căn bậc 2 của Q.

Với số lượng thép dưới 40 tấn thì lấy 1 mẫu để thử nghiệm. Mẫu thử nghiệp lấy ngẫu nhiên từ nhiều loại khác nhau với độ dài từ 50 – 80cm. Người ta sẽ tính giới hạn chảy, độ bền, độ co giãn, đường kính thực để nghiệm thu chất lượng thép.

Tiêu chuẩn nghiệm thu cát

Cát xây dựng được áp dụng tiêu chuẩn TCVN 7570: 2006. Mỗi lần lấy trọng lượng cát dưới 00 tấn thì sẽ lấy mẫu thử với khối lượng 100kg và đa dạng về loại. Sau đó trộn đều lên và đóng gói. Tiến hành lập biên bản để thí nghiệm.

Tiêu chuẩn nghiệm thu gạch

Để nghiệm thu gạch, chúng ta dựa vào 2 tiêu chuẩn TCVN 1450:2009 và TCVN 1451:1998. Mỗi lần nhập 50.000 viên gạch sẽ lấy 1 mẫu thử gồm 30 viên bất kỳ. Tiêu chí tiến hành kiểm tra đó là cường độ nén, cường độ uốn, hình dạng, kích thước, khối lượng thể tích,…

Xem Thêm:   Hướng dẫn cách đọc bản vẽ xây dựng nhà ở đơn giản, dễ hiểu nhất

Tiêu chuẩn nghiệm thu bê tông

Để nghiệm thu bê tông, chúng ta dựa theo tiêu chuẩn TCVN 4453: 1995. Bê tông lấy mẫu thử 3 viên ở cùng một chỗ dựa theo quy định TCVN 3105: 1995. Dựa vào từng khối lượng của bê tông sẽ được lấy như sau:

  • Bê tông khối lớn: 500m3 lấy 1 tổ mẫu.
  • Bê tông móng bệ máy: Khối lượng bê tông lớn hơn 50m3 thì lấy 1 tổ mẫu.
  • Bê tông kết cấu khung cột, dầm, sàn: 20m3 lấy 1 tổ mẫu.

Tiêu chuẩn nghiệm thu vữa

Tiêu chuẩn TCVN 3121:1993 được áp dụng để nghiệm thu vữa xây. Mỗi hạng mục vữa xây thì lấy một mẫu để thực hiện thí nghiệm chất lượng.

Hồ sơ nghiệm thu vật liệu đầu vào

Một bộ hồ sơ nghiệm thu vật liệu đầu vào đầy đủ phải có các biên bản, tài liệu như sau:

  • Bảng trình duyệt vật tư + catalog, thông số kỹ thuật, nhãn hàng chi tiết vật tư trình duyệt + mẫu vật tư ( nếu có ) – CĐT, TVGS phê duyệt vật tư và đối chiếu theo hợp đồng, phụ lục hợp đồng;
  • Phiếu yêu cầu nghiệm thu;
  • Biên bản nghiệm thu vật liệu trước khi đưa vào sử dụng;
  • Tài liệu đính kèm:
    • Biên bản giao nhận hàng hóa
    • Giấy chứng nhận xuất xứ: Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – viết tắt là CO hay C/O) là một loại tài liệu, chứng từ được sử dụng rộng rãi trong thương mại quốc tế nhằm xác định quốc gia/địa điểm xuất xứ của một hàng hóa cụ thể nào đó;
    • Giấy chứng nhận chất lượng: Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of Quality – viết tắt là CQ hay C/Q) là một loại tài liệu được cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà sản xuất sản phẩm cấp nhằm chứng nhận rằng hàng hóa được xuất khẩu phù hợp với tiêu chuẩn tại nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế;
    • Phiếu đóng gói (packing list);
    • Vận đơn đường biển (bill of loading);
    • Hóa đơn (Invoice);
    • Biên bản lấy mẫu thí nghiệm;
    • Các kết quả thí nghiệm;
    • Chỉ dẫn kỹ thuật là tập hợp các yêu cầu kỹ thuật dựa trên các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng cho công trình, thiết kế xây dựng công trình để hướng dẫn, quy định về vật liệu, sản phẩm, thiết bị sử dụng cho công trình và các công tác thi công, giám sát, nghiệm thu công trình xây dựng.
Xem Thêm:   Cách bố trí thép sàn 2 lớp đơn giản và chuẩn xác nhất
Hồ sơ nghiệm thu
Ảnh 2: Hồ sơ nghiệm thu vật liệu đầu vào

Lưu ý khi nghiệm thu vật liệu: Ghi rõ tần xuất lấy mẫu thí nghiệm vật liệu đó là bao nhiêu, tiêu chuẩn nào quy định? để không bị thiếu nguyên vật liệu khi xây dựng.

Quy định nghiệm thu vật liệu đầu vào

Theo Bộ xây dựng đã quy định mọi nguyên vật liệu trước khi đi vào thi công xây dựng đều phải trải qua quy trình kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt và chặt chẽ. Bởi thông qua kiểm tra mới biết được mức độ phù hợp của nguyên vật liệu với thiết kế đã qua kiểm duyệt. Bộ hồ sơ nghiệm thu vật liệu đầu vào bao gồm:

  • Bảng liệt kê vật tư có kèm theo catalog, thông số kỹ thuật, thương hiệu, mẫu vật tư cụ thể. Sau khi tiến hành trình biên bản vật tư, chủ đầu tư và đơn vị tư vấn giám sát sẽ tiến hành phê duyệt vật tư và đối chiếu theo các điều khoản trong hợp đồng và phụ lục hợp đồng.
  • Phiếu yêu cầu nghiệm thu vật liệu đầu vào.
  • Biên bản nghiệm thu vật liệu trước khi đưa vào sử dụng.
  • Các tài liệu đính kèm khác.
Quy định nghiệm thu vật liệu đầu vào
Ảnh 3: Quy định nghiệm thu vật liệu đầu vào

Mẫu biên bản nghiệm thu vật liệu đầu vào

Để giúp cho người xây dựng dễ dàng thực hiệm nghiệm thu hơn, thì dưới đây là mẫu nghiệm thu vật liệu đầu vào của chúng tôi. Chỉ cần click TẠI ĐÂY rồi tải về là xong.

Mẫu biên bản nghiệm thu vật liệu đầu vào
Ảnh 4: Mẫu biên bản nghiệm thu vật liệu đầu vào

Trên đây là tất tần tật những thứ liên quan đến quá trình nghiệm thu vật liệu đầu vào mà chúng tôi giới thiệu. Hy vọng ròng các chủ thầu, người xây dựng có thể hiểu và thực thi vào thực tế. Đừng quên theo dõi Website để luôn cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc các bạn một ngày vui vẻ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *