Giằng móng là một bộ phận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thi công xây dựng nền móng của một căn nhà. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những kiến thức cơ bản nhất xoay quanh giằng móng. Mời các quý bạn đọc cùng theo dõi!

Giằng móng (dầm móng) là gì?

Giằng móng, hay còn được gọi là dầm móng, vốn là một thuật ngữ không còn xa lạ gì đối với những người làm trong ngành xây dựng. Tuy nhiên, đây vốn không phải là một từ ngữ mà người bình thường có cơ hội được biết đến trong cuộc sống đời thường. Và đó cũng chính là lý do mà bạn đang tham khảo bài viết của chúng tôi hiện nay để hiểu thêm về nó.

Giằng móng (dầm móng) được định nghĩa là một bộ phận xây dựng từ bê tông cốt thép, có vai trò làm kiên cố sự liên kết giữa các phần móng. Có thể nói, giằng móng có ý nghĩa rất quan trọng đối với kết cấu của ngôi nhà và là một phần không thể thiếu trong một công trình xây dựng.

Ảnh 1: Giầm móng được xây dựng từ bê tông cốt thép, giúp nền móng kiên cố, vững chắc hơn
Ảnh 1: Giầm móng được xây dựng từ bê tông cốt thép, giúp nền móng kiên cố, vững chắc hơn

Nếu giữa các móng không được hỗ trợ thêm bởi các dầm móng, thì liên kết giữa chúng sẽ thường rất tạm bợ và dễ bị sập đổ, khiến căn nhà khi được thi công sẽ không thể trở nên kiên cố, vững chắc.

Giằng móng (dầm mòng) thường mang kết cấu theo phương ngang của ngôi nhà và chạy dọc theo chiều xây dựng của các móng bê tông đã được thi công trước. Vị trí của các móng tuỳ thuộc vào vị trí của tường, do đó chúng thường khác nhau đối với mỗi thiết kế công trình riêng biệt.

Do vậy, vị trí của giằng móng (dầm móng) cũng sẽ được thay đổi rất đa dạng tùy theo vị trí cột và tính chất móng. Chúng có thể được xây dựng ở giữa cột, nằm giữa lòng cột hoặc là ở mặt ngoài của cột.

Bên cạnh đó, chắc hẳn một vài người trong số các quý bạn đọc sẽ thắc mắc lý do tại sao người ta lại dùng hai tên gọi để chỉ cùng một sự vật. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ hơn hoặc nắm được các kiến thức chuyên ngành, thì dầm móng và giằng móng thường được sử dụng trong các trường hợp cụ thể.

Xem Thêm:   10+ Những mẫu thiết kế nhà sàn bê tông đẹp nhất hiện nay

Từ “giằng móng” thường được sử dụng khi nó phải chịu tải trọng của tường nhà. Khi này, nó đóng vai trò như một cầu kiện và phải chịu rất nhiều tác động của các lực kéo uốn.

Mặt khác, từ “dầm móng” thường được sử dụng trong trường hợp công trình xây dựng không có tường, mọi trọng tải lên nó đếu nến lên đúng trọng tâm. Khi đó, người ta thường dùng từ “dầm móng” để gọi bộ phận này.

Tuy nhiên, trong hầu hết các công trình xây dựng đều có tường, nên từ “giằng móng” thường được sử dụng một cách thông dụng hơn.

Cấu tạo & kích thước của giằng móng chi tiết

Sau khi đã nắm được khái niệm cơ bản về giằng móng, chúng ta hãy cùng tìm hiểu một cách chi tiết hơn về các đặc điểm cấu tạo và kích thước giằng móng trong một công trình xây dựng thực tế. Đây là một yếu tố quan trọng bậc nhất để xác định được độ kiên cố, vững chắc của một công trình kiến thiết nền móng.

Chúng tôi sẽ đề cập đến cấu tạo và kích thước của ba loại giằng móng cơ bản nhất là đơn, băng, và bè. Mỗi loại sẽ có những đặc trưng riêng biệt và cách thi công các nhau.

Giằng móng đơn

Giằng móng đơn có cấu tạo đơn giản nhất trong ba loại giằng móng. Nó được cấu thành từ duy nhất một hoặc một cụm khối bê tông cốt thép dày, chắc chắn và thường có tạo hình theo hình trụ. Do khả năng chịu trọng tải thấp, chúng thường được lựa chọn trong các công trình xây dựng có quy mô vừa và nhỏ như nhà cấp 4, nhà hai tầng, nhà ba tầng,…

Ảnh 2: Cấu tạo chi tiết của giằng móng đơn
Ảnh 2: Cấu tạo chi tiết của giằng móng đơn

Đối với các trường hợp sử dụng giằng móng đơn trong các công trình xây dựng, người ta thường làm phần nền móng kiên cố hơn bằng cách bổ sung vào phần đáy móng một lớp đất tốt có độ sâu khoảng 1 mét.

Bề mặt bằng phẳng của lớp đất và chất đất tốt sẽ tạo ra một lớp liên kết kiên cố, làm giảm thiểu tối đa sự giãn nở của đất do bão hoà với nước sau một khoảng thời gian nhất định.

Xem Thêm:   10+ món đồ trang trí kệ tivi phòng khách chuộng nhất

Về mặt kích thước, phần bê tông được đổ lên lớp cốt thép sẽ có độ dày khoảng 100mm. Phần dầm móng sẽ có kích thước khoảng 300 x 700 mm, và chiều cao của giằng móng bè sẽ là 200mm.

Giằng móng băng

Giằng móng băng là loại giằng móng được sử dụng phổ biến nhất trong các công trình xây dựng hiện nay bởi khả năng chịu trọng tải lớn và sự biến đổi linh hoạt của nó trong việc làm kiên cố và vững chắc hơn nền móng cho nhiều loại công trình khác nhau. Loại móng này thường được bố trí ở dưới hàng cột hoặc ở ngay dưới phần tường nhà.

Ảnh 3: Cấu tạo chi tiết của giằng móng băng
Ảnh 3: Cấu tạo chi tiết của giằng móng băng

Chúng được xây dựng theo cấu tạo một dải dài, có thể cắt hoặc không cắt ngang với nhau theo hình chữ thập. Trường hợp các giằng móng băng giao với nhau thường được áp dụng khi xây dựng những công trình có trọng tải lớn, cần có thêm một lực đỡ để hỗ trợ tường và cột được kiên cố, vững chắc hơn.

Thông thường, chiều dài và chiều rộng của bản móng phổ thông thường lần lượt sẽ là từ 900-1200mm và 350mm. Ngoài ra, kích thước của dầm móng băng sẽ nằm trong khoảng từ 300x500mm đến 300x700mm, với chiều rộng tối đa là 1,5m.

Giằng móng bè

Giằng móng bè là loại giằng móng có cấu tạo phức tạp nhất trong ba loại giằng móng, do vậy, chúng thường được sử dụng trong những công trình có tình trạng yếu, dễ bị sạt lở dù đất có bị úng nước hay không. Ngoài ra, chúng còn là lựa chọn hàng đầu cho những công trình có bể vệ sinh, bồn chứa, tầng hầm ở bên dưới do khả năng phân bố đều trọng lượng.

Loại móng này có bốn dạng phổ biến là dạng sàn phẳng, dạng sàn vườn, dạng sàn nấm và dạng hộp. Cả bốn dạng đều thường có cấu tạo nhiều lớp. Các lớp chính bao gồm: một lớp bê tông mỏng để lót ở dưới cùng, một bản mỏng trải rộng trên toàn bộ bề mặt công trình và cuối cùng là lớp dầm móng bè.

Ảnh 4: Hình dạng của bốn dạng giằng móng bè chính
Ảnh 4: Hình dạng của bốn dạng giằng móng bè chính

Về kích thước, lớp bê tông lót mỏng ở bên dưới có độ dày và chiều cao lần lượt là 100mm và 200mm; với bố trí thép dầm móng là thép Phi 12a200. Kích thước dầm móng phổ thông thường sẽ là 300x700mm, với bố trí thép giằng móng là thép dọc 6 phi (20-22).

Xem Thêm:   Kiến trúc nhà rông tây Nguyên - Độc đáo và ý nghĩa

Vai trò của dầm móng đối với công trình xây dựng

Vai trò của dầm móng đối với một công trình xây dựng là vô cùng lớn, bởi chúng là điểm tựa vững chắc, làm cho phần móng của một công trình xây dựng được kiên cố, không xảy ra tình trạng sụt móng về sau. Điều này chủ yếu là do chúng có khả năng truyền lực xuống phần đài bên trong móng cọc để hỗ trợ phần móng.

Ảnh 5: Giằng móng có vai trò quan trọng trong một công trình xây dựng
Ảnh 5: Giằng móng có vai trò quan trọng trong một công trình xây dựng

Ngoài ra, trong một số công trình xây dựng, dầm móng hỗ trợ cho kết cấu chung của toàn bộ công trình, khiến giảm bớt việc ngấm nước, rạn nứt một cách vô cùng hiệu quả.

Phần dầm móng còn giúp nâng đỡ phần tường nằm phía trên giằng, khiến cho trọng lực ở phần móng được phân bố đều hơn, tạo ra tính thống nhất và chặt chẽ cho toàn bộ công trình.

Qua đó, chúng ta có thể thấy được, phần dầm móng có những tác dụng vô cùng thiết yếu cho mọi công trình xây dựng, bao gồm một số điều sau:

  • Làm tăng cường độ vững chắc và kiên cố cho kết cấu nền móng của công trình xây dựng.
  • Làm giảm sức ép của trọng tải từ bên trên tác động vào nền móng trong quá trình xây nhà và sử dụng nhà về sau.
  • Giúp phân bố trọng lực của căn nhà một cách đồng đều, làm giảm thiểu tình trạng sạt lở, biến dạng của cấu trúc công trình.

Công thức tính giằng móng chuẩn

Ảnh 6: Một mô hình phân tích các kích thước của một giằng móng đơn
Ảnh 6: Một mô hình phân tích các kích thước của một giằng móng đơn

Công thức chuẩn được sử dụng để tính giằng móng là:

R = m(A1/4 .γ.b+B.q+D.c)

Trong đó:

  • B: chiều rộng đáy.
  • Q: tải trọng.
  • C: lực dính của lớp nền đất được tính bằng đơn vị
  • M: hệ số điều kiện làm việc của nền móng đơn
  • A1/4 , B, D : Các hệ số phụ thuộc vào góc ma sát trong của đất

Biểu đồ momen dầm móng

Dưới đây là một số mẫu biểu đồ momen dầm móng phổ biến cho quý bạn đọc cùng tham khảo.

Ảnh 7: Một mẫu momen giằng móng đơn được phác hoạ một cách chi tiết
Ảnh 7: Một mẫu momen giằng móng đơn được phác hoạ một cách chi tiết
Ảnh 8: Một mẫu momen giằng móng băng được phác hoạ một cách chi tiết
Ảnh 8: Một mẫu momen giằng móng băng được phác hoạ một cách chi tiết

Bài viết của chúng tôi xoay quanh chủ đề giằng móng cuối cùng cũng đã đến hồi kết thúc. Mong rằng bài viết này đã mang đến cho các bạn một cái nhìn tổng quan hơn về khía cạnh này của quá trình thi công xây dựng móng. Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ bài viết này cho bạn bè nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *