Một trong những vấn đề rất được quan tâm khi xây dựng nhà ở đó là khe lún. Vậy khe lún là gì? Tiêu chuẩn bố trí khe lún cụ thể như thế nào? Chiều dài nhà bao nhiêu thì cần khe lún? Đây chắc hẳn đang là những câu hỏi rất được quan tâm trong thiết kế, tối ưu xây dựng. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đi tìm lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi này. Đừng bỏ qua nhé. 

Khe lún là gì?

Khe lún là một trong những thuật ngữ xây dựng được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Vậy khe lún là gì? Hiểu đơn giản, khe lún là một loại khe biến dạng được sử dụng phổ biến trong cách công trình kiến trúc, công trình công cộng, công trình nhà ở dân dụng,….

Khe lún được cấu tạo ở trong công trình có sự chênh lệch lớn giữa các khối nhà, khối kiến trúc với nhau. Ví dụ: Trong một công trình vừa có cả các khối thấp tầng, vừa có các khối nhà cao tầng. Khi đó, khe lún được sử dụng trong một số công trình trên nền đất để có sức chịu tải khác nhau.

khe lún là gì? cấu tạo của khe lún
Ảnh 1: Khe lún là một loại khe biến dạng được sử dụng phổ biến trong cách công trình kiến trúc

Khe lún được bắt đầu từ vị trí móng, và kết thúc tại mái. Khe lún sẽ chia cắt công trình thành 2 khối riêng biệt, đảm bảo sự độc lập giữa 2 phần và tránh tối đa hiện tượng lún sụt công trình diễn ra.

Xem Thêm:   20+ mẫu cổng biệt thự đẹp, sang trọng và đẳng cấp

Về cấu tạo khe lún: Khe lún sẽ cắt qua phần thân hầm và móng. Khoảng cách khe lún quy phạm là > 24 (m).

Khi nào nên dùng khe lún?

Khe lún được dùng khi hai khối nhà có sự chênh lệch lớn về khối lượng. Hoặc, ở trong một số trường hợp, sử dụng khe lún cũng là cách giúp cân bằng 2 ngôi nhà. Tại các thành phố lớn, việc xây dựng những ngôi nhà thường được thực hiện rất gần nhau. Bởi vậy, việc sử dụng vách song (hay tường nhà) thường được thực hiện ngay sát tường nhà kia.

tiêu chuẩn bố trí khe lún
Ảnh 2: Sử dụng khe lún là cách giúp cân bằng 2 ngôi nhà

Việc dùng vách song ( hay tường nhà) này được thực hiện sát với tường nhà kia. Điều đó là khó tránh khỏi. Vì thế, giữa các vách tiền này là khe nhỏ ( khe lún). Và trong trường hợp này giữa 2 nhà cũng cần có khe lún để đảm bảo được các yêu cầu về giãn nỡ và độ lún cho công trình. Còn nếu xây dựng trên nền đất thì việc sử dụng khe lún là không cần thiết.

Khe lún được sử dụng rất nhiều trong các công trình công cộng, các dự án lớn hay các công trình có chiều dài và chiều cao lớn. Bởi vậy, trong các công trình xây dựng, thi công nhà dân thường không sử dụng đến khe lún.

Lý do nên đặt khe lún và chiều dài nhà bao nhiêu thì cần khe lún?

Dưới đây là nguyên nhân gây thấm ướt khe lún và giải đáp chiều dài nhà bao nhiêu cần thiết kế khe lún mà bạn có thể tham khảo. Cụ thể:

Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm ở khe lún

Thấm khe lún thường được gặp ở nhà dân là chủ yếu. Bởi ở thành phố các nhà được xây sát vách nhau. Những nguyên nhân gây nên hiện tượng thấm ở khe lún có thể kể đến như:

Xem Thêm:   Tiểu cảnh sân vườn và những điều bạn cần biết!

Thứ nhất: Nền móng nhà có sự dịch chuyển. Mỗi tường nằm trên một nền móng khác nhau. Lâu dần, lớp móng này sẽ bị sụt lún và gây nên những đường nút ở giữa 2 vách tường. Bởi vậy, khi trời mưa hoặc điều kiện thời tiết không thuận lợi, nước mưa sẽ ngấm vào tường và hình thành nên các đường rãnh.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm ở khe lún
Ảnh 3: Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng thấm ở khe lún

Thức hai: Khu vực khe lún được thi công đảm bảo được độ bền theo thời gian. Tuy nhiên, đôi khi các vật liệu chống thấm lại không phù hợp. Khi gặp các thay đổi về thời tiết sẽ dân đến hiện tượng bị co ngót và giãn nở không đều. Chính điều này đã khiến xuất hiện thêm các vết nứt, và gây ứ đọng nước, thấm qua tường.

Thứ ba: Chủ nhà thường chủ quan sử dụng các biện pháp chống thấm đơn giản như đóng tôn, trét Silicon. Những biện pháp này chỉ có tác dụng bảo vệ được thời gian rất ngắn. Sau một thời gian sử dụng sẽ không còn tác dụng như ban đầu.

Trường hợp khi thực hiện khe lún trong xây dựng

Nhưng trường nhà và công trình công cộng có chiều dài lớn thường sẽ phải có thêm khe lún. Khoảng cách khe lún quy phạm không lớn hơn 60m. Và khoảng cách co giãn trên mái không lớn hơn 15m.

Tiêu chuẩn bố trí khe lún trong xây dựng
Ảnh 4: Bố trí khe lún trong xây dựng

Với thiết kế như vậy, các kỹ thuật sư sẽ tiến hành tính toán chính xác để đảm bảo với chủ đầu tư khi tiến hành thi công. Kỹ thuật sư sẽ cần tính toán đến khả năng thực hiện. Đồng thời thỏa mãn được những yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo tính ký thuật khi thiết kế và thi công.

Chiều dài nhà bao nhiêu thì cần khe lún?

Vậy chiều dài nhà bao nhiêu thì nên thiết kế thêm khe lún? Có thể thấy không có quá nhiều công trình nhà dân dụng không chú ý đến khe lún.

Xem Thêm:   99+ mẫu sơn mặt tiền nhà ống và cách phối màu sơn đẹp
chiều dài nhà bao nhiêu thì cần có khe lún
Ảnh 5: Thông thường nhà ở dân dụng sẽ không cần quan tâm đến khe lún

Bởi vì về cơ bản, với những công trình nhà ở thường có diện tích nhỏ, chiều dài hạn chế thì không cần quan tâm đến khe lún. Cụ thể, trong thiết kế xây dựng nhà dân thì việc làm khe lún với chiều dài kết cấu thép là 40m và chiều cao bê bông là 20m thì không cần khe lún.

Tiêu chuẩn bố trí khe lún trong xây dựng

Tiêu chuẩn bố trí khe lún trong xây dựng
Ảnh 6: Tiêu chuẩn bố trí khe lún trong xây dựng

Dưới đây là những tiêu chuẩn bố trí khe lún mà bạn có thể tham khảo. Bao gồm:

  • Tiêu chuẩn bố trí khe lún và khe nhiệt độ là: CXDVN 356:2005-Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép – Tiêu chuẩn thiết kế, mục 4.2.13
  • Khoảng cách giữa các khe co giãn nhiệt độ là:
    • TCXD 4453:1995-Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối – Quy phạm thi công và nghiệm thu, mục 6.4.13 b) Đặt khe co giãn nhiệt ẩm…, mục 6.7.2 Khe co giãn nhiệt ẩm của lớp bêtông chống thấm mái.
    • TCVN 5718:1993-Mái và sàn bê tông cốt thép trong công trình xây dựng-Yêu cầu kỹ thuật chống thấm nước, mục 2.1.3,2.1.42.1.5,2.1.6
  • Khe lún lấy 10mm-15mm.
  • Khe nhiệt độ L=45m ở đây mình nghĩ là chiều dài nhà 45m là bố trí 1 khe nhiệt độ.

Khoảng cách khe lún quy phạm là bao nhiêu? 

Khe biến dạng được chia làm 3 loại khác nhau là: Khe biến dạng nhiệt, khen lún và khe kháng chấn, khe nhiệt và khe kháng chấn. Vậy khoảng cách khe lún quy phạm là bao nhiêu chuẩn nhất? Cụ thể:

Khe lún sẽ được thiết kế cắt qua thân hầm và móng. Còn bề rộng của các khe có một công thức gần đúng là:

∆=2.k.H2 +20mm

Trong đó:

  • H1 :là độ cao của khối nhà cao trong 2 khối công trình sát nhau.
  • H2 :là độ cao của khối nhà thấp
  • hệ số k phụ thuộc vào giải pháp kết cấu của nhà
  • K=1500
  • k=1750
  • k=11000
Khoảng cách khe lún quy phạm sẽ được tính theo công thức cụ thể
Ảnh 7: Khoảng cách khe lún quy phạm sẽ được tính theo công thức cụ thể

Theo dõi đến đây chắc hẳn bạn đã hiểu khe lún là gì cùng những tiêu chuẩn bố trí khe lún chi tiết. Hy vọng những bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin về khe lún. Hãy lưu lại và chia sẻ với những người xung quanh những nội dung bổ ích này bạn nhé. Chúc các bạn thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *