Kiến trúc Chăm Pa là một công trình kiến trúc độc đáo được lưu giữ tới tận ngày nay. Bạn biết gì về loại hình kiến trúc này? Về đặc điểm cũng như các công trình nổi tiếng? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có được những thông tin hữu ích nhất.

Kiến trúc Chăm Pa là gì?

Nói một cách dễ hiểu thì kiến trúc Champa là quần thể các công trình kiến trúc của người Chăm Pa, được hình thành từ chất liệu gạch nung, có màu đỏ sẫm và được kết cấu với dạng khối đặc trưng. Những công trình đền, tháp của người Chăm thường dùng để thờ các vị thần khác nhau.

Ảnh 1: Công trình kiến trúc bằng gạch nung của người Chăm Pa
Ảnh 1: Công trình kiến trúc bằng gạch nung của người Chăm Pa

Đây là một công trình có chi tiết tường ngoài được chạm, khắc tỉ mỉ với nhiều hình ảnh khác nhau. Bởi chất lượng vượt trội nên đến ngày nay, những toà tháp với kiến trúc của người Chăm vẫn còn tồn tại nguyên vẹn. Và cho tới tháng 10/2006, kiến trúc Chăm Pa được công nhận là di sản văn hoá cấp tỉnh.

Nguồn gốc lịch sử kiến trúc Chăm Pa

Dựa trên nhiều tài liệu ghi chép lại, kiến trúc Champa được hình thành từ khoảng thế kỷ thứ 7 và được kéo dài cho tới những năm cuối cùng của thế kỷ thứ 17. Kiến trúc này được xây dựng chủ yếu là các đền và tháp.

Ảnh 2: Lịch sử kiến trúc Champa được các nhà nghiên cứu khảo cổ xác định bắt đầu từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 17
Ảnh 2: Lịch sử kiến trúc Champa được các nhà nghiên cứu khảo cổ xác định bắt đầu từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 17

Cho tới nay, có đến trên 20 cụm các di tích kiến trúc còn sót lại cùng nhiều phế tích. Các di tích này để lại những giá trị vô cùng sâu sắc và mang tính toàn cầu. Bởi vậy, những thành quả nghiên cứu về kiến trúc này luôn nhận được những đánh giá cao.

Sự giao thoa văn hoá Champa – Đại Việt

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, văn hoá Champa và văn hoá Đại Việt có nhiều phương diện tương đồng. Nhưng nói một cách chính xác về niên đại thì văn hoá Champa cùng với các công trình nghệ thuật đã ra đời và phát triển đến đỉnh cao, trước khi nghệ thuật Việt cổ ra đời.

Xem Thêm:   Đá hồ ly có tác dụng gì? Có nên đeo đá hồ ly hay không?

Về mặt kiến trúc thì có thể nhận thấy:

Kiến trúc Champa với các tháp Champa hầu hết xây dựng trên những đồi cao và xây thành từng cụm công trình, quay ra hướng Đông.

Ảnh 3: Văn hoá Chăm Pa - Đại Việt là hai nền văn hoá có sự giao thoa, tương đồng nhau nhưng không thể phủ nhận sự tồn tại và phát triển trước của văn hoá Chăm Pa
Ảnh 3: Văn hoá Chăm Pa – Đại Việt là hai nền văn hoá có sự giao thoa, tương đồng nhau nhưng không thể phủ nhận sự tồn tại và phát triển trước của văn hoá Chăm Pa

Các công trình tháp, chùa của Việt Nam trong thời Lý, thời Trần cũng được xây dựng trên các gò, đồi hay sườn núi.

Điểm khác biệt rõ nhất trong công trình của hai nền văn hoá này chính là ở các chi tiết trang trí. Nếu văn hoá Champa được chạm, khắc khi công trình đã hoàn thiện, thì văn hoá Champa cuả người Việt cổ lại trang trí, chạm khắc các chi tiết trước khi đưa gạch vào nung.

Đặc điểm của các ngôi tháp Chăm Pa

Khi tìm hiểu các kiến trúc, bạn không thể bỏ qua những đặc điểm riêng biệt của kiến trúc đó so với các loại kiến trúc khác. Vậy với những ngôi tháp Chăm Pa sẽ có đặc trưng gì?

Về vật liệu sử dụng, tháp Chăm Pa được mệnh danh là “bậc thầy của nghệ thuật xây gạch”. Theo nghiên cứu của các nhà khảo cổ học, các ngôi tháp đều được xây dựng bằng gạch màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm, nung trước với độ xốp lớn và được tiến hành xây dựng không có mạch vữa. Đặc biệt, các chi tiết điêu khắc đều được thực hiện trực tiếp trên gạch.

Ảnh 4: Chất liệu chủ yếu được sử dụng trong kiến trúc của người Chăm là gạch nung
Ảnh 4: Chất liệu chủ yếu được sử dụng trong kiến trúc của người Chăm là gạch nung

Những ngôi tháp này có kích thước chiều cao gấp hai đến ba lần chiều rộng của thân tháp. Nhất là tỷ lệ các phần của công trình này được cho là có tính nhân bản (xuất phát từ con người). Và phần ngọn tháp sẽ được thiết kế thu nhỏ dần về phía trên hay thiết kế kiểu giật cấp.

Ảnh 5: Các chi tiết trang trí được chạm khắc trực tiếp trên nền gạch
Ảnh 5: Các chi tiết trang trí được chạm khắc trực tiếp trên nền gạch

Công trình kiến trúc Champa này đa phần đều quay ra hướng Đông (cửa chính), còn lại là các phần chạm khắc cửa giả được bố trí cân xứng với khu vực cửa chính.

Xem Thêm:   Bản vẽ thiết kế hồ bơi mới nhất không thể bỏ qua

Về mặt bố cục, tháp Champa có thể được mô tả với hai dạng, cụ thể:

Thứ nhất, bố cục một tháp trung tâm, hay còn gọi là 1 Kalan.

Tháp trung tâm được xây dựng làm nơi thờ thần Siva, đây là tháp theo nguyên mẫu với biểu trưng là bộ biểu tượng Yoni (đại diện sinh thực khí của nữ thần Shakti trong Ấn Độ giáo) và Linga (đối tác nam tính của yoni).

Thứ hai, bố cục bộ ba song hành, hay còn gọi là 3 Kalan.

Ảnh 6: Kiến trúc bộ ba song hành hay còn gọi là 3 Kalan một công trình ấn tượng của người Chăm
Ảnh 6: Kiến trúc bộ ba song hành hay còn gọi là 3 Kalan một công trình ấn tượng của người Chăm

Đây là dạng kiến trúc có 3 ngôi tháp xây dựng song hành với nhau theo trục Bắc – Nam và cùng quay về hướng Đông. Với tên gọi cụ thể, mỗi Kalan thờ một vị thần khác nhau như sau: Kalan Nam thờ thần Brahma; Klan giữa thờ thần Siva; Klan Bắc thờ thần Visnu. Trong đó, Kalan giữa thờ thần Siva sẽ thường được xây dựng lớn hơn, cho thấy văn hoá lựa chọn thần chủ Siva của người Chăm.

Các phong cách kiến trúc Chăm Pa

Kiến trúc Champa, một kiến trúc tôn giáo của người Chăm sẽ có những phong cách khác biệt qua từng giai đoạn như thế nào? Cùng chúng tôi tiếp tục tìm hiểu ở ngay phần dưới đây nào:

Hoà Lai và Đông Dương (thế kỷ thứ 9)

Với phong cách Hoà Lai và Đông Dương, các công trình kiến trúc Champa mang đến một hình thức vô cùng ấn tượng. Phần vòm cửa được xây dựng chắc chắn với những hàng cột của ngôi đền được sử dụng gạch nung đỏ.

Ảnh 7: Tháp Chàm xây dựng theo phong cách kiến trúc Hoà Lai của thế kỷ thứ 9
Ảnh 7: Tháp Chàm xây dựng theo phong cách kiến trúc Hoà Lai của thế kỷ thứ 9

Tiêu biểu cho phong cách Hoà Lai là phần cửa vòm có những mũi tròn bao phủ lên các cửa thật và cửa giả. Các cột ở phần khung cửa hình bát giác làm bằng sa thạch được trang trí với những hình dạng lá cong.

Tiêu biểu cho phong cách Đông Dương là các trang trí hoa lá hướng ra ngoài. Mang vẻ mạnh mẽ hơn so với Hoà Lai.

Phong cách Mỹ Sơn A1 (thế kỷ thứ 10)

Nổi tiếng và tiêu biểu nhất cho phong cách này chính là công trình Mỹ Sơn A1, ngôi tháp Chăm Pa này có các cột ốp trên mặt tường thành từng đôi. Giữa 2 cột là một bức tượng hình người. Thân chính của ngôi tháp này được kiến trúc theo hình dạng xếp cao lên và các tầng được thu nhỏ dần lại.

Xem Thêm:   Nguyên tắc thiết kế và tham khảo 10+ mẫu cầu thang chữ L đẹp
Ảnh 8: Mỹ Sơn A1 - công trình tiêu biểu cho phong cách của kiến trúc Champa vào thế kỷ 10
Ảnh 8: Mỹ Sơn A1 – công trình tiêu biểu cho phong cách của kiến trúc Champa vào thế kỷ 10

Những đặc trưng của phong cách Hoà Lai và Đông Dương ở thế kỷ trước không còn hiện hữu tại đây.

Có thể tham khảo:

  • Mua bán đất Tuyên Quang mới nhất
  • Mua bán đất Lạng Sơn mới nhất
  • Mua bán biệt thự Bắc Ninh mới nhất
  • Mua bán biệt thự Phú Thọ mới nhất
  • Mua bán biệt thự Thái Nguyên mới nhất
  • Mua bán biệt thự Vĩnh Phúc mới nhất
  • Mua bán biệt thự Thái Bình mới nhất

Phong cách Bình Định (thế kỷ thứ 11-12)

Theo các nhà nghiên cứu, đến đầu thế kỷ thứ 11, do có nhiều những biến động lớn nên trung tâm chính trị của người Chăm chuyển vào khu vực Bình Định. Và vùng đất này đã mang đến phong cách riêng cho kiến trúc Champa.

Ảnh 9: Phong cách Bình Định đi sâu vào khai thác kiến trúc mảng khối thay vì đường nét như các phong cách thời kỳ trước
Ảnh 9: Phong cách Bình Định đi sâu vào khai thác kiến trúc mảng khối thay vì đường nét như các phong cách thời kỳ trước

Bắt đầu từ thời kỳ này, các công trình không tập trung vào các đường nét như giai đoạn trước mà đi sâu vào phương diện mảng khối. Các cửa vòm được xây dựng thu hẹp lại và vuốt nhọn như hình mũi giáo còn các tháp nhỏ nằm trên các tầng thì được kiến trúc cuộn lại thành các hình khối đậm, khoẻ. Nhất là chi tiết gân sống nằm trên các mặt tường của công trình.

Công trình kiến trúc Chăm Pa nổi tiếng

Như đã nói, vì chất lượng của kiến trúc Champa này quá bền bỉ, nên sự tồn tại của các công trình này vẫn rất rõ nét. Tiếp theo là thông tin về các công trình kiến trúc Chăm Pa nổi tiếng khắp thế giới mà bạn không nên bỏ qua.

Tháp Po Sah Inư

Ngôi tháp Po Sah Inư nằm trên đồi Bà Nài của thành phố Phan Thiết, cách trung tâm Phan Thiết khoảng 7km đi về hướng Đông – Bắc. Đây là nhóm các di tích đền thờ Ấn Độ Giáo còn tồn tại cho đến nay.

Ảnh 10: Tháp Po Sah Inư, một công trình đại diện cho những tinh hoa của nghệ thuật kiến trúc người Chăm
Ảnh 10: Tháp Po Sah Inư, một công trình đại diện cho những tinh hoa của nghệ thuật kiến trúc người Chăm

Po Sah Inư là nhóm tháp tiêu biểu cho phong cách kiến trúc Hoà Lai từ thế kỷ thứ 9. Mặc dù có kích thước không lớn nhưng nhóm tháp này đã cho thấy được những tinh hoa của nghệ thuật kiến trúc người Chăm cổ.

Tháp Po Nagar

Công trình kiến trúc Champa nổi tiếng tiếp theo mà chúng tôi muốn đề cập tới là tháp Po Nagar, toạ lại tại cửa sông Cái của thành phố Nha Trang.

Ảnh 11: Po Nagar, toà tháp mang tên của một vị thần sinh ra từ mây và bọt biển
Ảnh 11: Po Nagar, toà tháp mang tên của một vị thần sinh ra từ mây và bọt biển

Nằm trên đỉnh đồi cao khoảng 12m so với mực nước biển, tên gọi Po Nagar là tên của ngọn tháp lớn nhất (cao 23m) của cả công trình kiến trúc này. Và Po Nagar cũng chính là tên của nữ vương – một vị thần được sinh ra từ mây trời và bọt biển. Tương truyền rằng, ngôi đền này được xây dựng trong thời kỳ “hoàng kim” của Ấn Độ giáo.

Tháp Po Rome

Một ngôi tháp Champa có vị trí tại làng Hậu Sanh của xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Ngôi tháp này có chiều cao khoảng 8m, cấu trúc của cổng có dạng tiền sảnh, bên trong tháp có thờ tượng của vua Po Rome cao 1,2m. Bên cạnh đó, còn có bức tượng bán thân nữ, bức tượng này người Chăm Pa gọi là tượng của hoàng hậu Po Bia Sancan.

Ảnh 12: Điều đặc biệt của ngôi tháp Po Rome này là không thơ các vị thần như những ngôi tháp Chàm khác
Ảnh 12: Điều đặc biệt của ngôi tháp Po Rome này là không thơ các vị thần như những ngôi tháp Chàm khác

Đây là một trong những ngôi tháp được xây dựng muộn nhất của người Chăm và điều đặc biệt là tháp Po Rome không thờ các vị thần như các ngôi tháp khác.

Kiến trúc Chăm Pa vẫn là một trong những nền kiến trúc có giá trị lớn trên thế giới và được lưu giữ cho tới ngày nay. Các nhà khảo cổ học vẫn đề cao việc nghiên cứu về những công trình kiến trúc đặc biệt này. Hãy chia sẻ những thông tin trong bài viết của chúng tôi đến những người bạn khác của bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *