Kiến trúc Lào từ lâu đã được nhiều người biết đến với vẻ đẹp không phô trương, cầu kỳ nhưng lại có nét độc đáo và cuốn hút rất riêng. Hầu hết các công trình kiến trúc như đền chùa, nhà cổ, bảo tàng, công viên, … đều chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để cùng chúng tôi tìm hiểu về 10 công trình kiến trúc Lào vĩ đại và nổi tiếng nhất nhé!

Bảo tàng quốc gia Lào

Một trong những công trình kiến trúc của Lào nổi tiếng nhất phải kể đến Bảo tàng quốc gia Lào. Nơi đây từng là Hoàng cung của Vương quốc Lào từ thời xa xưa. Bảo tàng quốc gia Lào được xây dựng vào năm 1925 theo lối kiến trúc đặc trưng của Pháp – hiện đại và tinh tế nhưng không kém phần cổ kính.

Tọa lạc tại trung tâm thị trấn trên Thanon Samsenthai, cách khách sạn Lao Plaza 1 dãy nhà và phía trước là CLB Tennis và Sân vận động Quốc gia, Bảo tàng quốc gia Lào còn được gọi là Bảo tàng cách mạng Lào hay Bảo tàng lịch sử quốc gia Lào.

kiến trúc Lào
Ảnh 1: Bảo tàng Quốc gia Lào là một trong những công trình kiến trúc của Lào nổi tiếng nhất.

Vào ngày 1/12/1980, bảo tàng được đổi tên thành Phòng triển lãm của cuộc cách mạng Lào. Đến năm 1985, bảo tàng được trùng tu và đổi thành Bảo tàng lao động cách mạng. Đầu năm 2000, nơi này mới được khai trương, mang tên gọi Bảo tàng quốc gia Lào.

Nơi đây hiện tại lưu trữ 8000 hiện vật trên toàn quốc. Bộ sưu tập bao gồm cổ sinh vật học, khảo cổ học, lịch sử học và dân tộc học. Số lượng những bộ sưu tập của bảo tàng ngày càng tăng.

Các bộ sưu tập trải dài từ thời tiền sử cho đến thời hiện đại ngày nay, bao gồm những sự kiện quan trọng như cuộc xâm lược của quân Xiêm, thời kỳ Pháp thuộc và chiến tranh Việt Nam.

Wat Xayaphoum – Ngôi chùa cổ kính

Nhắc đến kiến trúc của Lào, không thể không nói đến Wat Xayaphoum – ngôi chùa cổ kính nổi tiếng nhất xứ Chùa Vàng. Ngôi chùa linh thiêng này này nằm ở trung tâm thủ phủ Savanakhet, ven dòng sông Mekong. Wat Xayaphoum được xây dựng từ năm 1542, với một tăng đoàn hơn 200 vị.

Savanakhet là thủ phủ có tầm quan trọng không nhỏ ảnh hưởng tới nền kinh tế Lào. Vì vậy, Wat Xayaphoum là một trong những ngôi chùa lớn nhất được xây dựng từ thế kỷ 15 và mang nhiều ý nghĩa tâm linh trong đời sống, văn hóa, tinh thần của dân tộc Lào.

kiến trúc Lào
Ảnh 2: Nhắc đến kiến trúc của Lào, không thể không nói đến Wat Xayaphoum – ngôi chùa cổ kính nổi tiếng nhất xứ Chùa Vàng.

Wat Xayaphoum được nhiều người biết đến là trường Phật học Phạn ngữ đào tạo tăng sĩ đệ nhị cấp. Ngôi đền mang vẻ đẹp nguy nga, đồ sộ, nơi đây thu hút hàng ngàn khách du lịch tới thăm quan mỗi năm.

Xem Thêm:   10+ mẫu nhà cấp 4 3 phòng ngủ 300 triệu được ưa chuộng nhất

Chùa Wat Ong Theu

Một ví dụ phải nhắc tới khi nói đến các công trình kiến trúc Lào nổi bật nhất trong lĩnh vực đền chùa là Chùa Wat Ong Theu. Chùa Wat Ong Theu hay còn được gọi là Đền thờ Phật Nặng là một trong những tu viện nổi tiếng nhất tại thủ đô Viên Chăn.

Ngôi chùa này được vua Settathirat I xây dựng vào thế kỷ 16 – thời kỳ hoàng kim của Phật giáo ở Lào. Sau đó, khi chiến tranh xâm lược Lào của Miến Điện , ngôi chùa đã bị phá hủy. Để có được diện mạo như hiện nay, ngôi chùa đã trải qua nhiều lần trùng tu, cải tạo vào thế kỷ 19 hoặc 20.

kiến trúc Lào
Ảnh 3: Một ví dụ phải nhắc tới khi nói đến các công trình kiến trúc Lào nổi bật nhất trong lĩnh vực đền chùa là Chùa Wat Ong Theu. 

Lối kiến trúc của ngôi chua này khá độc đáo, được gọi là Luông Pha Băng I, sử dụng gạch trắng và xây theo hình chữ nhật. Mái nhà thiết kế cong chính là điểm nhấn của ngôi chùa. Nó là sự pha trộn giữ phong cách kiến trúc Châu Á truyền thống và nét chấm phá hiện đại của Châu Âu.

“Đức Phật nặng” và hai bức tượng Phật đứng là các tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp, thu hút các vị khách du lịch đến với nơi này. Đây là bức tượng khổng lồ, có kích thước lớn nhất tại thủ đô Viêng Chăn mà du khách nên một lần ghé thăm khi đến Lào.

Chùa Si Muang linh thiêng

Một công trình kiến trúc Lào nổi tiếng khác chính là chùa Si Muang. Chùa Si Muang, hay còn được người Việt biết đến với cái tên chùa Sỉ Mương, là ngôi chùa cổ kính nhất ở Viêng Chăn. Chùa Si Muang được xây dựng vào khoảng thế kỷ XII – XIII và được trùng tu vào thế kỷ XVI.

Ngôi chùa tọa lạc tại ngã tư các con phố Sethathirat và Samsenethai, trung tâm của thủ đô Viêng Chăn. Với diện tích chỉ khoảng 2 ha, chùa Si Muang hàng năm thu hút số lượng lớn người dân Lào và các du khách viếng thăm, cầu phúc xin bình an.

kiến trúc Lào
Ảnh 4: Ngôi chùa được xây dựng trên nền phế tích của một ngôi đền Khmer, theo lối kiến trúc truyền thống của chùa, đền Lào.

Ngôi chùa được xây dựng trên nền phế tích của một ngôi đền Khmer, theo lối kiến trúc truyền thống của chùa, đền Lào. Vì thế, phía sau ngôi chùa chính vẫn còn phế tích của ngôi đền cũ, mang đậm phong cách Khmer truyền thống.

Chùa Wat Sisaket Viêng Chăn

Nếu bạn đi du lịch Lào và hỏi người dân Lào công trình kiến trúc nổi tiếng của Lào là công trình nào, họ chắc chắn sẽ chỉ bạn tới chùa Wat Sisaket Viêng Chăn. Ngôi chùa này được xây dựng năm 1818 theo lệnh của vua Anouvong (Sethathirath V.)

Wat Sisaket nằm trên đường Lan Xang, ở góc đường Setthathirat Road, phía tây bắc của Haw Phra Kaew, Viêng Chăn. Nơi này trước đây là nơi tổ chức Đức Phật Ngọc. Wat Sisaket được xây dựng theo lối kiến ​​trúc Phật giáo Xiêm La lạ mắt, có sân thượng và mái nhà 5 tầng, trái với phong cách kiến trúc Lào truyền thống.

Xem Thêm:   Tiểu cảnh sân vườn và những điều bạn cần biết!
kiến trúc Lào
Ảnh 5: Wat Sisaket là công trình kiến trúc Lào được xây dựng theo lối kiến ​​trúc Phật giáo Xiêm La lạ mắt.

Điểm nổi bật của kiến trúc ngôi chùa nằm ở bức tượng Phật khổng lồ ở ngay cửa ra vào. Hầu hết các bức tượng trong chùa hầu như đã không còn nguyên vẹn, đều mất đầu và bị sứt sẹo tay chân. Chúng là nhân chứng sống của chiến tranh tàn ác, khi kẻ thù cố gắng phá hủy những giá trị tâm linh và văn hóa của Lào.

Chùa Phra Keo – Haw Phra Keo

Đến Lào mà không đến thăm Chùa Phra Keo – một trong các công trình kiến trúc của Lào nổi tiếng thì quả là một thiếu sót lớn. Chùa Phra Keo, còn được gọi là Ho Phra Keo, Ho Phakeo hay Haw Phra Kaew, là một trong những công trình tâm linh đẹp và có tầm quan trọng lớn ở đất nước Vạn Tượng.

Chùa Phra Keo được xây dựng vào năm 1565 bởi vua Saysetthathirath, phục vụ cho mục đích là đặt tượng Phật Ngọc. Tuy nhiên, vào năm 1779, Viêng Chăn bị Thái Lan đánh chiếm, bức tượng này đã bị cướp mang về đặt tại chùa Wat Phra Kaew ở Băng Cốc. Sau đó, quốc vương Thái Lan đã tặng cho ngôi chùa một bức tượng khác để thay thế cho bức tượng cũ.

kiến trúc Lào
Ảnh 6: Chùa Phra Keo được xây dựng vào năm 1565 bởi vua Saysetthathirath, phục vụ cho mục đích là đặt tượng Phật Ngọc. 

Chùa Phra Keo là công trình kiến trúc nhà ở của Lào nổi bật khi được xây hoàn toàn trên nền đá. Ngôi chùa được chạm trổ, trang trí rất ấn tượng với các đường nét tinh xảo trên tường, cột, cầu thang được chạm khắc hình rồng hoàn toàn từ đá. Những khu vườn ở xung quanh chùa cũng được sắp xếp rất đẹp.

Dù nhiều lần bị đánh phá trong chiến tranh nhưng Chùa Phra Keo vẫn được người dân Lào tái xây dựng lại nên rất khang trang và nguy nga. Haw Phra Kaew hiện đang lưu giữ nhiều hiện vật quý của Lào: một chiếc ngai vàng, tượng phật Kh’mer, một số tác phẩm điêu khắc gỗ hay các văn tự được khắc trên đá liên quan đến Phật giáo.

Kiến trúc That Luang

Tháp vàng That Luang (Thạt Luổng) là một di sản văn hóa thế giới, biểu tượng văn hóa Phật giáo và hiện được coi là biểu tượng của nước Lào. Ngôi tháp là một phần của công trình kiến trúc Chùa cùng tên, tọa lạc ngay tại trung tâm thủ đô. Đây là ngôi chùa đẹp và nổi tiếng nhất, được in trên tiền giấy và quốc huy của Lào.

Tên chính thức của That Luang là Chediloka Chulamani có nghĩa là “Tháp ngọc trên thế giới” nhưng người dân Vientiane từ nhiều đời vẫn gọi là That Luang để biểu thị sự to lớn và vĩ đại của ngôi chùa cả về quy mô lẫn ý nghĩa.

kiến trúc Lào
Ảnh 7: Tháp vàng That Luang là một di sản văn hóa thế giới, biểu tượng văn hóa Phật giáo và hiện được coi là biểu tượng của Lào.

Ngọn tháp được xây dựng từ năm 1566 và đến năm 1930 được một kiến trúc sư người Pháp tu sửa lại để có được vẻ đẹp như ngày hôm nay. Khi nhìn từ xa, That Luang như một đài sen xòe cánh nâng một bảo vật, biểu trưng cho đất nước Lào đoàn kết, sáng tạo và trí tuệ. Bao quanh là các tháp phụ, sơn thếp vàng.

Xem Thêm:   Kích thước cửa thông gió nhà vệ sinh & 99+ mẫu đẹp

Tương truyền rằng That Luang là một trong số ít các ngôi chùa trên thế giới được lưu giữ xá lợi của Đức Phật. Vào dịp trăng tròn tháng 11 hằng năm sẽ diễn ra lễ hội That Luang. Lễ hội này từ lâu đã được coi là ngày hội của sự đoàn tụ, đoàn kết dân tộc, có ý nghĩa quan trọng cả về văn hóa, lịch sử và tâm linh.

Chợ Sáng Talat Sao

Một công trình kiến trúc Lào khác nên được đề cập đến trong danh sách này chính là Chợ Sáng Talat Sao. Đây là một thị trường buôn bán lớn nhất tại Lào. Khi đến với thủ đô Viêng Chăn, du khách được khuyên nên ít nhất có một chuyến viếng thăm tới nơi đây.

Khu chợ này tọa lạc tại vị trí đắc địa nắm tại góc đường phía Đông giao giữa đường Lane Xang và Khu Vieng, khu vực chính ở thủ đô Viêng Chăn. Vì là nơi tập trung rất đông và đa dạng các chủ buôn từ khắp mọi nơi nên khu chợ Sáng thu hút số lượng lớn người dân và khách du lịch đến mua sắm, buôn bán hàng năm.

kiến trúc Lào
Ảnh 8: Một công trình kiến trúc Lào khác nên được đề cập đến trong danh sách này chính là Chợ Sáng Talat Sao. 

Sở dĩ được gọi là Chợ Sáng vì chợ sáng mở cửa từ rất sớm và khu bán hàng ngoài trời cũng ngừng bán sớm. Mặt hàng được bày bán ở chợ sáng chủ yếu là đồ thủ công mỹ nghệ, trang sức, vải vóc, quần áo với đủ mẫu mã, kiểu dáng đặc sắc.

Khải Hoàn Môn Patuxay Gate

Khải Hoàn Môn Patuxay Gate là một công trình kiến trúc của Lào khá ấn tượng. Nằm ở cuối đại lộ Lan Xang (hay đại lộ Thanon Luang) về phía Đông Bắc thủ đô Viêng Chăn, nơi này là biểu tượng chiến thắng của người Lào trong quá trình giành lại độc lập từ tay thực dân Pháp.

Khải hoàn môn được xây dựng vào năm 1957 và hoàn thành vào 1968 để tưởng nhớ những người anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Pháp tại Lào. Vì vậy, nó còn có một tên gọi khác là Đài chiến sĩ vô danh.

kiến trúc Lào
Ảnh 9: Khải Hoàn Môn Patuxay Gate là một công trình kiến trúc của Lào khá ấn tượng nằm ở cuối đại lộ Lan Xang.

Khải Hoàn Môn Patuxay Gate cao 55m, có 4 mặt, mỗi mặt có bề ngang 24m, gồm bảy tầng tháp và hai tầng phụ. Khải hoàn môn được mô phỏng theo kiến trúc của Khải hoàn môn Paris. Tuy nhiên, được bọc vàng, công trình này vẫn giữ được những nét rất riêng biệt, mang đậm chất của văn hóa Lào.

Patuxay Gate có bảy tầng tháp được nối với nhau bởi những cầu thang xoắn ốc. Các cửa sổ ở bên cạnh những cầu thang được thiết kế khéo léo và tinh tế bởi những bức hình tượng Phật. Khi lên đến tầng cao nhất của khải hoàn môn, du khách có thể ngắm nhìn toàn cảnh thành phố Viêng Chăn thơ mộng và yên bình.

Công viên tượng Phật – Buddha Park

Công viên tượng Phật là công trình kiến trúc Lào nổi bật khép lại danh sách này. Công viên tượng Phật hay còn được gọi là Budha Park, Xieng Khuan tọa lạc bên bờ sông Mekong, phía trên cửa khẩu Nongkhai, cách trung tâm Viêng Chăn khoảng 25 km.

Công viên được xây dựng vào năm 1958 với hơn hơn 200 bức tượng Phật và các vị thần Hindu, nổi bật với bức tượng Phật khổng lồ đang chống tay dài 40m. Ngoài tượng Phật, tượng thần, nơi đây còn có một số tượng linh vật, ác quỷ, con người (nhạc công, vũ nữ) được đúc bằng xi măng.

kiến trúc Lào
Ảnh 10: Công viên tượng Phật được xây dựng vào năm 1958 với hơn hơn 200 bức tượng Phật và các vị thần Hindu.

Ở đây, có một công trình lớn được gọi là động Âm phủ mang hình dáng trái bí ngô khổng lồ. Cửa động là miệng của con ác quỷ cao hơn 2 mét. Đối diện động Âm phủ, ở phía bờ sông có ngọn tháp tượng trưng cho thiên đường. Du khách có thể lên tầng thứ hai của tháp để quan sát toàn cảnh công viên tượng Phật Xieng Khuan.

Trên đây là danh sách 10 công trình kiến trúc Lào nổi tiếng nhất mà bạn nên ghé thăm khi đi du lịch ở đất nước vạn tượng này. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, hãy để lại một like hoặc share nếu bạn thấy bài viết này hữu ích nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *