Kiến trúc Phục Hưng là 1 trong những kiến trúc phương Tây độc đáo và nổi bật được yêu thích nhất hiện nay. Mặc dù ra đời cách đây hơn 7 thế kỷ nhưng kiến trúc này vẫn là sự kết tinh của các tinh hoa, là đỉnh cao nghệ thuật mà khó có phong cách kiến trúc nào có thể vượt qua. Bài chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết về phong cách kiến trúc này.

Kiến trúc Phục Hưng là gì?

Các công trình thời kỳ Phục Hưng là sự kết tinh hoàn hảo của văn hóa và nghệ thuật

Kiến trúc Phục Hưng là kiến trúc phương Tây được ra đời từ thế giữa thế kỷ 14 và đầu thế kỷ 17 đầu. Đây là thời điểm bắt đầu sự thay đổi trong văn hóa, nghệ thuật, xã hội và đặc biệt là kiến trúc của châu Âu để tạo nền tảng cho sự phát triển hiện đại.

Kiến trúc Phục Hưng được lấy cảm hứng từ sự hồi sinh từ văn hóa, nghệ thuật của Hy Lạp và La Mã cổ đại. Phong cách kiến trúc này được xây dựng dựa trên sự tiếp nối của kiến trúc Gothic và kế thừa các tinh hoa độc đáo của kiến trúc Baroque.

Kiến trúc phương Tây này bắt đầu xuất hiện tại Florence và sau đó tạo thành làn sóng lan rộng ra khắp châu Âu và toàn thế giới.

Kiến trúc thời kỳ này mang đậm tính chất tôn giáo, đề cao sức mạnh và tài năng con người. Đặc biệt, phong cách này nhấn mạnh đến tính đối xứng, sự hài hòa của không gian sống.

Bên cạnh đó, điểm hấp dẫn và mang đến sự độc đáo, mới lạ của kiến trúc này đó chính là sự sử dụng và phối hợp các hình khối trong thiết kế. Điều này vừa tạo nên sự khỏe khoắn vừa mang đến sự tinh tế cho các không gian kiến trúc khác nhau.

Mỗi công trình thiết kế mang đậm vẻ đẹp cổ kính và nguy nga
Mỗi công trình thiết kế mang đậm vẻ đẹp cổ kính và nguy nga (Nguồn: internet)

Kiến trúc la mã cổ đại ngày càng được ứng dụng nhiều trong các công trình xây dựng chung cư, nhà cao ốc bởi những phát minh vĩ đại để đời và được thừa kế mạnh mẽ sáng tạo không giới hạn đến tận ngày nay.

Đặc điểm kiến trúc Phục Hưng

Phong cách kiến trúc thời kỳ Phục Hưng được bắt nguồn từ việc tẩy chay kiến trúc Gothic và khôi phục lại sự tinh tế của các di sản kiến trúc La Mã.

Các kiến trúc này tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc cổ điển và chuẩn mực. Mỗi một chi tiết trong các công trình đều được thiết kế tỉ mỉ và mang đến sự hoàn hảo cho không gian kiến trúc của thời kỳ này.

Đặc điểm kiến trúc Phục Hưng
Mỗi chi tiết như mặt tiền, cửa chính, cửa sổ đều có sự tinh tế và khác biệt so với phong cách kiến trúc Trung cổ (Nguồn: internet)

Mặt tiền

Mỗi một công trình đều có 1 trục thẳng trung tâm và mặt tiền sẽ được bố trí đối xứng với trục thẳng đó. Tùy vào thiết kế nhà thờ, các công trình dân dụng, nhà ở mà mặt tiền sẽ được xây dựng theo các quy chuẩn khác nhau.

Cung

Cung chính là thiết kế điểm nhấn tạo nên sự mềm mại cho các công trình kiến trúc thời kỳ Phục Hưng. Cung là thiết kế nửa hình tròn và thường thường được sử dụng ở khu vực hành lang lối đi trong nhà.

Vòm

Vòm cong là 1 trong những điểm khác biệt nổi bật nhất của thiết kế Phục Hưng so với thiết kế Gothic trước kia. Vòm được thiết kế nửa hình tròn là vòm cong không có sườn tạo nên sự mới mẻ, khác lạ cho tổng thể công trình.

Xem Thêm:   10 ngôi nhà cổ đẹp và nổi tiếng nhất Việt Nam

Cột và trụ

Chắc chắn, nói đến các công trình thời kỳ Phục Hưng thì cột và trụ chính là yếu tố quan trọng nhất. Cột và trụ trở thành một hệ thống tích hợp vừa có khả năng chống đỡ cho các công trình vừa tạo tính thẩm mỹ, hài hòa.

Trần nhà

Nếu giai đoạn Trung Cổ trần nhà được bỏ ngỏ và không được chú trọng trong việc trang trí thì đến giai đoạn Phục Hưng chi tiết này được đặc biệt chú ý.

Trần có thể được thiết kế phân ô, vẽ các hoa văn đặc trưng và sơn màu phù hợp. Điều này giúp làm nổi bật vẻ đẹp và sự sang trọng trong không gian của các công trình thiết kế.

Bên cạnh các chi tiết trên thì phần cửa chính, cửa sổ, tường nhà, hoa văn thiết kế của kiến trúc Phục Hưng cũng có sự mới lạ và khác biệt so với các giai đoạn khác.

Mỗi một chi tiết đều có sự tinh tế và mang đến vẻ đẹp độc đáo cho các công trình kiến trúc thời kỳ này.

Trần nhà chính là nét nổi bật trong vẻ đẹp kiến trúc thời kỳ Phục Hưng
Trần nhà chính là nét nổi bật trong vẻ đẹp kiến trúc thời kỳ Phục Hưng (Nguồn: internet)

Domes

Các công trình kiến trúc Phục hưng đều sở hữu domes mái vòm độc đáo và riêng biệt. Những thiết kế mái vòm kỳ công tạo cảm giác không gian bên trong được mở rộng thêm chính là mục đích của kiến trúc này. Đa phần các mái vòm đều được chạm khắc tinh xảo với các họa tiết đậm ý nghĩa.

kien-truc-phuc-hung-007
Domes (Nguồn: internet)

Cửa

Cửa chính trong thời kỳ phục hưng được thiết kế dưới nhiều quy cách khác nhau phụ thuộc vào mục đích của từng công trình.

Tuy nhiên, đa phần các cửa đều nằm giữa và có hướng vòng cung bên trên độc đáo. Các chi tiết trên cửa cũng được thiết kế một cách chi tiết và tỉ mỉ.

kien-truc-phuc-hung-002
Ảnh 2: Cửa chính (Nguồn: internet)

Cửa sổ

Cửa sổ trong kiến trúc thời kỳ phục hưng thường nhỏ và có nhiều cửa sổ trong một công trình. Độ cao, rộng của cửa sổ sẽ được tính toán sao cho phù hợp với tổng thể diện tích của công trình đó.

Tường

Nếu như các đặc điểm khác được thực hiện theo sự tính toán thì tường trong kiến trúc thời phục hưng lại có khuynh hướng sáng tạo tự do. Các họa tiết, hình ảnh ẩn dụ được điêu khắc tinh xảo đều mang đến những ý nghĩa độc đáo.

Các chi tiết, hoạ tiết

Cuối cùng là các chi tiết, họa tiết còn lại. Chúng được các kiến trúc sư thiết kế sao cho phù hợp với hình ảnh tổng thể của toàn bộ công trình. Các họa tiết tuy nhỏ nhưng lại chiếm phần quan trọng rất lớn đối với công trình phục hưng.

kien-truc-phuc-hung-003
Ảnh 3: Các họa tiết (Nguồn: internet)

Lịch sử phát triển của kiến trúc Phục Hưng

Trong lịch sử kiến trúc Phương Tây sự ra đời và phát triển của kiến trúc thời kỳ Phục Hưng đã tạo nên những tác động mạnh trong văn hóa, xã hội.

Cùng với thời gian, phong cách này có sự phát triển lớn mạnh và biến đổi độc đáo mang đến cho con người những khám phá mới lạ. Theo các nhà sử học thì phong cách kiến trúc này chia ra làm 3 giai đoạn phát triển với các đặc điểm khác nhau như:

Thời kỳ tiền Phục Hưng từ năm 1400 đến năm 1500

Đây là thời kỳ bắt đầu hình thành các nguyên tắc cơ bản trong kiến trúc Phục Hưng. Người đi đầu trong việc xây dựng và phát triển kiến trúc này là kiến trúc sư Filippo Brunelleschi.

Các kiến trúc sư trong thời kỳ này đã bước đầu áp dụng cấu trúc và chi tiết La Mã vào trong thiết kế. Đặc biệt, không gian được thiết kế theo logic và hình học mang đến trật tự rõ ràng. Điều này giúp các công trình kiến trúc trở nên cân đối, hài hòa nhưng vẫn tạo nên sự khỏe khoắn, ấn tượng.

Kiến trúc mang đậm vẻ đẹp của sự khỏe khoắn, hài hòa
Kiến trúc mang đậm vẻ đẹp của sự khỏe khoắn, hài hòa (Nguồn: internet)

Thời kỳ Phục Hưng đỉnh cao từ năm 1500 đến năm 1525

Thời kỳ này, các đặc điểm kiến trúc cổ điển được các kiến trúc sư áp dụng rộng rãi vào trong các công trình. Kiến trúc sư có tầm ảnh hưởng lớn và tạo nền tảng phát triển cho kiến trúc Ý thế kỷ 16 đó chính là Bramante. Các công trình kiến trúc này được trang trí cầu kỳ, tỉ mỉ và nhấn mạnh hơn đến vẻ sang trọng, đẳng cấp của không gian.

Xem Thêm:   15+ Mẫu thiết kế nhà 2 tầng 7x12m ĐẸP NHẤT của năm nay

Thời kỳ Hậu Phục Hưng

Các phong cách kiến trúc thời hậu kỳ Phục Hưng không mang đậm nét cổ điển như giai đoạn đỉnh cao mà có sự phóng khoáng và phá cách hơn.

Thời kỳ này, các công trình kiến trúc nổi tiếng thường nhấn mạnh vào thiết kế mái vòm hay các cột cao nhiều tầng trước mặt tiền nhà…

Rất nhiều các công trình kiến trúc phương Tây nổi tiếng được xây dựng trong thời kỳ này như: đài phun nước Trevi, nhà thờ ST.Peter, viện bảo tàng Vatican

Một số công trình tiêu biểu

Như đã đề cập, nền kiến trúc trong thời kỳ phục hưng được bắt nguồn từ Ý và rồi lan truyền ra những quốc gia châu âu khác với tốc độ nhanh chóng.

Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, các công trình tiêu biết nhất vần còn được bảo tồn và duy trì đa phần là nằm ở Ý. Hãy cùng điểm qua một số công trình nổi bật ngay sau đây:

Thánh đường Santa Maria del Fiore

Đầu tiên là thánh đường Santa Maria del Fiore, thánh đường này được xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ 13, tại Ý . Các hình ảnh, họa tiết cũng như thiết kế trong công trình này đều mang đậm nét phục hưng thời kỳ đầu phát triển.

kien-truc-phuc-hung-004
Ảnh 4: Thánh đường Santa Maria del Fiore (Nguồn: internet)

Quảng trường Piazza del Campidoglio

Tiếp đến, không thể bỏ qua quảng trường Piazza del Campidoglio, một trong những quãng trường rộng lớn nhất nước Ý. Quy mô của công trình này chắc chắn sẽ khiến bạn phải choáng ngợp khi có cơ hội tận mắt nhìn thấy.

Nhà thờ St.Peter (Basilica di San Pietro)

Cuối cùng là nhà thờ St.Peter, một trong những nhà thờ nổi tiếng nhất trên thế giới với thiết kế đậm nét cổ điển thời kỳ phục hưng và ảnh hưởng từ Thiên chúa giáo.

Các tín đồ của đạo này ai ai cũng đều mong muốn đặt chân đến nơi đây ít nhất một lần trong đời để được chiêm ngưỡng tuyệt tác kiến trúc này.

Công trình này được tọa lạc tại Vatican nước Ý với hơn 7 thập kỷ tồn tại cùng những nét thiết kế độc đáo có một không hai.

Một số kiến trúc sư nổi tiếng

Khi nhắc đến các công trình trong thời đại phục hưng, chúng ta không thể không nhắc đến những kiến trúc sư nổi tiếng trong lĩnh vực này.

Ngay từ những buổi đầu của nền kiến trúc thời kỳ phục hưng đã có không ít kiến trúc sư tên tuổi xuất hiện. Họ khẳng định tài năng của mình thông qua các công trình vĩ đại. Hãy cùng tìm hiểu sơ lược về họ nhé!

Brunelleschi

Đầu tiên phải nhắc đến đó là Brunelleschi, nhà kiến trúc sư tài ba trong thế kỷ 15. Được xuất thân trong gia đình đa phần là nghệ nhân, ông đã sớm được tiếp cận với các khuynh hướng nghệ thuật đình đám trên thới.

Cùng với sự giáo dục và rèn luyện từ gia đình, ông lớn lên và trở thành một trong những vĩ nhân thiết kế, sáng tạo kiến trúc tài ba bậc nhất thế giới.

Một số công trình ông đã thiết kế và vẫn còn tồn tại đến ngày nay có thể kể đến như là Mái vòm Brunelleschi, nhà giáo dục dành cho trẻ em cơ nhỡ Ospedale degli Innocenti, thánh đường San Lorenzo…

Những đóng góp của ông cho sự phát triển của nền kiến trúc thời kỳ này được người đời ghi nhận thông qua loạt vị trí và giải thưởng mà ông đã được nhận.

kien-truc-phuc-hung-005
Ảnh 5: thánh đường San Lorenzo (Nguồn: internet)

Leon Battista  Alberti

Bên cạnh bậc vĩ nhân Brunelleschi thì Leon Battista Alberti cũng là một trong những vị kiến trúc sư nhận được sự kính nể của giới nghệ thuật trên thế giới hiện nay.

Ông sinh ra vào năm 1404, là một nghệ nhân người ý có thể sáng tác văn, vẽ tranh, thiết kế công trình và còn là một nhà mật mã học. Những tài năng ấn tượng mà ông mang đến được thể hiện trong các tác phẩm để đời của ông.

Xem Thêm:   Cách bố trí thép sàn 2 lớp đơn giản và chuẩn xác nhất

Các tác phẩm mang đậm dấu ấn của Leon Battista Alberti phải kể đến như công trình tái cấu trúc San Pedro và Vatica được ông thực hiện cùng giáo hoàng.

10 cuốn sách kiến trúc với hàng ngày bí quyết, kỹ thuật xây dựng, thiết kế về mái vòm được ra đời cùng thời điểm này. Đây cũng là bộ sách được các kiến trúc sư trẻ thời đó tận dụng và học hỏi rất nhiều.

Ngoài ra, kiến trúc sư Leon Battista Alberti còn là người chịu trách nhiệm trong việc thiết kế mặt kính cho thánh đường Santa María de Novella.

Cùng với kiến thức mình sở hữu và tài năng thiên bẩm, kiến trúc sư đã tính toán các đường nét một cách tỉ mỉ và cho ra đời mặt kính độc đáo vẫn còn được hậu thế lưu truyền đến ngày nay.

Andrea Palladio

Andrea Palladio là một kiến trúc sư người Ý có sức ảnh hưởng rất lớn đến nền kiến trúc thời kỳ phục hưng. Những công trình, đóng góp của ông đều mang lại hiệu ứng tích cực, trở thành xu hướng cho các nhà kiến trúc sư khác đi theo.

Khuynh hướng làm nghệ thuật thời phục hưng của ông đa phần dựa vào các kiến trúc của hy lạp và la mã cổ đại.

Những công trình đầu tiên của Andrea Palladio không phải là thánh đường hay cung điện mà thay vào đó là một căn biệt thự nhiều tầng.

Ông đã cố gắng chăm chút từ khâu thiết kế cho đến việc giám sát dự án công trình theo các nguyên tắc, chuẩn mực riêng. Kết quả là ông nhận được sự công nhận từ sau khi dự án đó hoàn thành và bắt đầu sự nghiệp với các cung điện khác.

Sự tận tâm với nghệ thuật mà Andrea Palladio đã thực hiện vẫn đang được người đời ghi nhận và tưởng nhớ.

Một số công trình tiêu biểu của ông như là tòa thị chính ở Vicenza, Biệt thự Roton, Nhà hát Olimpico…Tác phẩm nghệ thuật của ông cũng được UNESCO ghi nhận và ra sức bảo tồn tính đến thời điểm hiện nay.

kien-truc-phuc-hung-006
Ảnh 6: Tòa thị chính ở Vicenza (Nguồn: internet)

Danoto Bramante

Tiếp đến là Danoto Bramante, một trong những kiến trúc sư mang đến nhiều công trình để đời bậc nhất thời kỳ phục hưng.

Mặc dù sinh ra trong một gia đình có truyền thống là nông dân nhưng Danoto Bramante đã sớm bộc lộ khả năng nghệ thuật của mình thông qua các thiết kế ảo ảnh trong không gian bổ sung. Qua thời gian, ông dần tìm thấy chính mình thông qua sở thích hội họa.

Ông để lại nhiều bức tranh nổi tiếng cho thế giới và hàng loạt những công trình thánh đường, cung điện khác nhau.

Một số thành tựu mang tên ông có thể kể đến như là Nhà thờ Santa Maria Presso San Satiro. Đây là nhà thờ và cũng là công trình kiến trúc đầu tiên ông bắt tay vào thực hiện. Công trình này hiện vẫn còn được bảo tồn và trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng thế giới.

Bên cạnh đó, Nhà thờ Santa Maria delle Grazie, nhà tròn Tempietto ở San Pietro ở Montorio…cũng là những công trình kiến trúc để đời của Bramante cho thời kỳ phục hưng vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Các tác phẩm để đời của ông cũng chính là chất xúc tác khiến cho tên tuổi của ông được lưu danh và được nhiều người kính trọng.

Michelangelo

Cuối cùng, chúng ta sẽ tìm hiểu đôi nét về kiến trúc sư bậc thầy trong việc sáng tạo các kiến trúc đa phong cách Michelangelo.

Ông sinh ra và lớn lên trong thời kỳ phục hưng, thế nhưng những công trình kiến trúc của ông mang một màu sắc và hơi thở mới lạ so với những kiến trúc sư còn lại. Ông sớm thể hiện tài năng của mình thông qua loạt sở thích về viết văn, hội họa và điêu khắc.

Các công trình của ông tuy không gây được tiếng vang lớn như những kiến trúc sư tầm cỡ khác. Thế nhưng, những đóng góp của ông cho nghệ thuật thời kỳ này vẫn xứng đáng để ông trở thành người có sức ảnh hưởng đối với nghệ thuật.

Ông là người đã tìm cách thể hiện kinh thánh trên trên trần nhà Sistine. Đồng thời tác phẩm “Sự phán quyết cuối cùng” của ông cũng được ưu ái đặt trên vị trí này.

Ngoài ra, Michelangelo còn được giáo hoàng tin tưởng giao cho trọng trách thiết kế và thi công thánh đường Peter, một trong những thánh đường nổi tiếng trên thế giới.

Cùng với thiết kế mái vòm trứ danh, ông đã không để mọi người thất vọng khi cho ra đời công trình với kiến trúc đồ sộ và độc đáo.

Công trình thánh đường Peter vẫn còn được bảo tồn cho đến ngày nay và trở thành một nơi mà bất kỳ ai cũng ao ước được đặt chân đến.

Trên đây là các thông tin chi tiết về kiến trúc Phục Hưng – một trong những tinh hoa của kiến trúc Phương Tây. Dù trải qua thời gian dài phát triển, với sự xuất hiện của những phong cách kiến trúc khác nhau nhưng vẻ đẹp của các công trình thời kỳ này vẫn luôn được loài người đánh giá cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *