Kiến trúc chính là một biểu tượng của nền văn minh nhân loại. Các loại hình kiến trúc cổ đại Châu Âu, Ả Rập hay Hy Lạp cổ đại được biết đến qua các công trình kiến trúc nổi tiếng. Một trong những quốc gia có nền văn minh cổ đại, lâu đời và đồ sộ nhất chính là Trung Quốc. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp các công trình kiến trúc Trung Quốc nổi tiếng nhất từ đổ đại đến hiện đại. Mời bạn đọc cùng theo dõi!

1. Công trình kiến trúc Trung Quốc cổ đại và kỳ vĩ

1.0 Đặc trưng trong nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc cổ đại

Đặc trưng nổi bật nhất trong kiến trúc Trung Quốc cổ đại là việc dùng các khung nhà từ cột gỗ, xà, sử dụng dầm nhà, dầm đỡ để tạo nên một bộ khung chắc chắn cho ngôi nhà. Tường chỉ mang tính chất bao quanh ngôi nhà chứ không có tác dụng giữ cho ngôi nhà chắc chắn hơn, nên đây chính là nét độc đáo trong kiến trúc Trung Quốc.

Gắn liền với lịch sử lâu đời của Trung Quốc chính là các công trình kiến trúc đồ sộ. Trải qua hàng nghìn năm nhưng những công trình liến trúc cổ đại Trung Quốc vẫn tồn tại và trở thành biểu tượng văn hóa của đất nước này. Dưới đây là những công trình kiến trúc cổ đại làm nên tên tuổi của Trung Quốc:

1.1 Vạn Lý Trường Thành

[wpcc-iframe allowfullscreen=”” frameborder=”0″ height=”349″ mozallowfullscreen=”” src=”https://www.youtube.com/embed/NOJBjDoJmVI” webkitallowfullscreen=”” width=”560″]

Video vạn lý trường thành: con rồng khổng lồ của trung quốc, nhìn từ mặt trăng sẽ nhu thế nào? (Nguồn: Internet)

Nhắc đến Trung Quốc người ta sẽ nghĩ ngay đến Vạn lý trường thành (gọi tắt là Trường Vạn Thành Lũy). Là một trong những công trình vĩ đại không chỉ của riêng đất nước tỷ dân, mà còn là kiến trúc đáng ngưỡng mộ của nhân loại.

Địa điểm

Công trình vĩ đại này đi qua 7 địa điểm chính của Trung Quốc và trải dài qua 15 tỉnh thành và khu tự trị.

Diện tích

dien-tich-van-ly-truong-thanh-4-1659672942.jpg
Diện tích vạn lý trường thành (Nguồn: Internet)

Được công bố vào năm 2009 như sau:

  • Chiều dài: 8.850 km
  • Bức tường dài 6.259 km
  • Hào dài 359 km
  • Sông dài 2.232 km

Một nghiên cứu khảo cổ khác vào năm 2012 kết luận như sau:

  • Chiều dài 21.196 km
  • Chiều cao trung bình tường thành là 7m so với mặt đất
  • Mặt trên của trường thành rộng trung bình 5-6m

Thời gian xây dựng

thoi-gian-xay-dung-van-ly-truong-thanh-1659673025.jpg
Thời gian xây dựng Vạn Lý Trường Thành

Vạn lý trường thành được xây dựng qua 5 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Thời nhà Tần năm 208 TCN
  • Giai đoạn 2: Thời nhà Hán thế kỷ I TCN
  • Giai đoạn 3: Thời nhà Tùy thế kỷ VII
  • Giai đoạn 4: Thời Nam Tống từ năm 1138 – 1198
  • Giai đoạn 5: Thời vua Hồng Vũ đến vua Vạn Lịch nhà Minh từ năm 1368 – 1640

Tham khảo thêm

  • Biến động thị trường mua bán nhà đất
  • Biến động thị trường cho thuê nhà đất
  • Biến động thị trường sang nhượng nhà đất

Lịch sử

Tần Thủy Hoàng xây Vạn Lý Trường Thành bắt nguồn từ một câu “Sấm” :”Vong Tần giả, Hồ dã”. Mục đích chính khi xây dựng đó là bảo vệ người dân Trung Quốc khỏi sự di cư của người Mông Cổ và người Thổ Nhĩ Kỳ.

lich-su-hinh-thanh-van-ly-truong-thanh-4-1659673355.jpg
Bảo vệ người dân Trung Quốc khỏi sự di cư của người Mông Cổ và người Thổ Nhĩ Kỳ.

Đặc điểm thiết kế

Vật liệu chính sử dụng cho việc xây dựng Vạn lý trường thành là đất và đá. Theo nhiều truyền thuyết còn cho rằng ở đây lẫn máu xương của những nhân công bị chết. Tuy nhiên thực tế theo khảo sát của các nhà khoa học tường không có tồn tại xương người. Vì thế có thể kết luận vật liệu chính được sử dụng và đất và đá.

Ảnh 1: Khung cảnh thơ mộng của Vạn Lý Trường Thành mùa thu

Đoạn tường thành chính đầu tiên được xây dựng vào khoảng năm 208 TCN chủ yếu bằng đất nện và ghép nối với nhiều đoạn tường thành từ thời Chiến Quốc.

Ảnh 2: Tuyết rơi bao phủ Vạn Lý Trường Thành tạo nên tuyệt tác nghệ thuật

Bức tường chính thứ hai xây dựng ở thời nhà Hán và nhà Tùy và giai đoạn Thập Quốc. Phương pháp xây dựng vẫn áp dụng như thời nhà Tần. Trên thành, đã có xây dựng nhiều tháp canh nhiều tầng, được đặt cách nhau vài dặm.

Các vết tích của tường thành được xây dựng ở thời nhà Tần và nhà Hán, Tùy gần như đã bị xóa sổ. Hình ảnh mà chúng ta quan sát thấy ngày nay phần lớn là thành được xây dưới thời nhà Minh.

1.2 Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành được coi là báu vật lịch sử vô giá, nơi đây được coi là công trình lịch sử chứng kiến thời địa hoàng kim nhất của Trung Quốc thời phong kiến. Không chỉ mang giá trị lịch sử mà nó còn có giá trị to lớn về mặt văn hóa đối với nhân dân Trung Hoa. Nơi đây được coi là kiệt tác nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc với những nét chạm khắc tinh tế, tỉ mỉ.

Địa điểm

Tử Cấm Thành ngày nay còn được gọi là Cố Cung tọa lạc ở ngay trung tâm thành phố Bắc Kinh.

Diện tích

dien-tich-tu-cam-thanh-5-1659673636.jpg
Ảnh Diện tích tử cấm thành (Nguồn: Internet)

Tử Cấm Thành có kích thước kéo dài từ Bắc đến Nam dài 961m, từ Đông sang Tây dài 753m, tường thành cao 10m, dài 3.4km.

Thời gian xây dựng

Tử Cấm thành được khởi công vào năm thứ 4 đời vua Vĩnh Lạc (tức là năm 1406), và hoàn thành sau 14 năm (tức là năm 1420).

Đặc điểm thiết kế

Tử cấm thành gồm 4 góc thành là 4 tòa tháp canh với kiến trúc, kiểu mái phức tạp và 4 mặt tường thành có 4 cổng chính nối với cầu thông ra ngoài thành: Ngọ môn ở phía Nam, Thần Vũ môn ở phía Bắc, Đông Hoa môn ở phía Đông và Tây Hoa môn ở phía Tây.

Bên trong Tử Cấm Thành được chia làm 2 khu vực:

  • Ngoại Đình, hay còn gọi là Tiền Triều, nằm ở phía Nam, là nơi diễn ra các nghi lễ, lễ tế quan trọng, tổ chức các lễ thi cử…
  • Nội Đình, hay Hậu Cung là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất. Vào thời nhà Thanh, đây còn là nơi ở và làm việc của Hoàng đế.
Xem Thêm:   12+ Mẫu Kệ Tivi Dưới Cầu Thang Hiện Đại Dành Cho Nhà Ống
Ảnh 3: Bản đồ Tử Cấm Thành

Tử Cấm Thành không chỉ nổi tiếng vì những câu chuyện huyền sử mà còn bởi sự tráng lệ, độc đáo của kiến trúc Trung Quốc

  • Kiến trúc đối xứng Nam – Bắc

Đại diện cho quyền lực tối cao của Hoàng đế – trung tâm của quốc gia, tất cả cổng và các sảnh quan trọng của Tử Cấm Thành được bố trí đối xứng trên một trục trung tâm dọc từ hướng Bắc xuống Nam.

  • Màu sắc hoàng gia

Các bức tường, cột trụ, cửa ra vào hầu hết được sơn màu đỏ và mái đều lợp ngói tráng men màu vàng, tạo ra một bức tranh hài hòa, sống động.

Ảnh 4: Khung cảnh đồ sộ, nguy nga của Tử Cấm Thành
  • Công trình gỗ cao cấp nhất thời xưa

Các cột trụ chính, các dầm nhà đều đều được làm từ gỗ cây Trinh Nam quý hiếm. Các khớp gỗ ở đây đều được tạo tác đan xen với nhau, ghép lại mà không dùng đến một chiếc đinh nào.

  • Trang trí mái điện

Ở Tử cấm thành có một dãy những linh vật được sử dụng để khắc trên mái điện, điển hình nhất là rồng, phượng và sư tử – những con vật tượng trưng cho quyền lực trong văn hóa Trung Hoa.

  • Sư tử đồng/đá

Trong văn hóa Trung Quốc, sư tử là vua của muôn thú và được coi là biểu tượng của sức mạnh. Bởi vậy, sư tử đá và đồng được đặt ở Tử Cấm Thành mang ý nghĩa biểu tượng như linh thú canh giữ, bảo vệ hoàng gia.

1.3 Quảng trường Thiên An Môn

Quảng trường Thiên An Môn mang vẻ đẹp kiến trúc với bề dày lịch sử oanh liệt. Tại đây đã chứng kiến những cuộc chiến đẫm máu, là chứng nhân lịch sử oai hùng của người dân Trung Hoa.

  • Địa điểm: Quảng trường tọa lạc tại thủ đô Bắc Kinh.
  • Diện tích : tổng diện tích là 440.000 mét vuông.
  • Năm xây dựng: Thiên An Môn được bắt đầu xây dựng vào năm 1417
  • Đặc điểm thiết kế:

Ban đầu công trình này không có cổng. Năm 1651, quảng trường được xây dựng thêm và tu sửa thêm một số hạng mục công trình. Trong đời nhà Minh và nhà Thanh, tại Thiên An Môn trở thành các cơ sở của triều đình. Trong năm 1949, quảng trường được nới rộng ra thành diện tích bây giờ.

Ảnh 5: Quảng trường Thiên An Môn – Chứng nhân lịch sử

Quảng trường Thiên An Môn nổi bật bởi bức tượng đài nữ thần dân chủ có hướng mặt nhìn thẳng vào bức ảnh của Mao Trạch Đông. Chính giữa quảng trường có Bia Kỷ niệm Anh hùng Nhân dân và Lăng Mao Trạch Đông rất trang trọng.

Ảnh 6: Quảng trường Thiên An Môn – niềm tự hào nhân dân Trung Hoa.

Dọc theo phía Tây của quảng trường là Đại lễ đường Nhân dân rộng lớn. Tòa nhà này, được dựng lên vào năm 1959, là địa điểm của các cuộc họp Đại hội nhân dân toàn quốc Trung Quốc.

Dọc theo phía Đông là Viện bảo tàng Quốc gia Trung Hoa. Bảo tàng này ra đời vào năm 2003 và là sự kết hợp của Bảo tàng Lịch sử Trung Quốc và Bảo tàng Cách mạng Trung Quốc.

1.4 Di Hòa Viên

Di Hòa Viên hay cung điện mùa hè, nằm ở vùng ngoại ô phía Tây Bắc thành Bắc Kinh. Đây là lâm viên hoàn chỉnh duy nhất còn tồn tại đến ngày nay trong “tam cung ngũ viên” của vương triều phong kiến Trung Quốc.

  • Địa điểm: cách trung tâm thành phố Bắc Kinh khoảng 15 km về hướng Tây Bắc
  • Diện tích: 2.940 nghìn m2
  • Năm xây dựng: hơn 800 năm trước
  • Đặc điểm thiết kế:

Hoa viên được chia làm 3 khu vực: khu hành chính, khu nghỉ ngơi và khu phong cảnh. Khu hành chính để Từ Hi tiếp đại thần và giải quyết triều chính. Ngoài hồ Côn Minh, khu vực chiếm phần lớn diện tích hoa viên nữa là Vạn Thọ Sơn.

Đến với Di Hòa Viên, trên nền kiến trúc Trung quốc đồ sộ nguy nga, bạn sẽ thấy được xưa kia hoàng tộc và quan lại ăn chơi hưởng lạc ở mức độ xa xỉ như thế nào.

kiến trúc trung quốc
Ảnh 7: Toàn cảnh Di Hòa Viên

Dọc bờ hồ có dãy hành lang dài 728m gồm nhiều gian. Các gian được trang trí đầy tinh xảo và kỹ nghệ. Ở giữa hồ Côn Minh có một hòn đảo nhỏ. Nối với hồ là Thập Thất Khổng Kiều (Cây cầu 17 bậc).

kiến trúc trung quốc
Ảnh 8: Khung cảnh tuyệt đẹp bên hồ Côn Minh

Nhìn những tấm ảnh từ trên cao chụp xuống, bạn sẽ thấy hồ Côn Minh chính là một quả đào. Cuống quả là con sông dẫn nước vào hồ. Hành lang dọc hồ có hình đôi cánh con dơi. Đường hành lang ở mạn bắc của hồ lại có hình cánh cung.

1.5 Lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Lăng mộ Tần Thủy Hoàng là một những phát hiện khảo cổ vĩ đại nhất thế giới và công trình này đã được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1987. Việc phát hiện và khai quật lăng mộ Tần Thủy Hoàng giúp cho nhân loại có cái nhìn sâu hơn về một triều đại từng rất hưng thịnh trong lịch sử Trung Quốc

  • Địa điểm: phía Bắc núi Lý Sơn, thuộc địa phận tỉnh Thiểm Tây, cách thành phố Tây An 50km về phía Đông
  • Diện tích di sản 244ha; Vùng bảo vệ 3425 ha
  • Năm xây dựng 246 – 208 TCN
  • Đặc điểm thiết kế:

Kiến trúc lăng mộ Tần Thủy Hoàng có hình dạng Kim tự tháp với mặt để hình chữ nhật, kích thước cụ thể là mặt hướng nam bắc dài 350m, mặt hướng đông tây rộng 345m và chiều cao của lăng là 76m.

kiến trúc trung quốc
Ảnh 9: Lăng mộ Tần Thủy Hoàng cho thấy bức tranh lớn mạnh của dân tộc Trung Hoa thời cổ đại

Hình ảnh Lăng mộ Tần Thủy Hoàng nhìn từ trên xuống được xây theo 3 tầng bên trên cùng ngoại cung, tầng giữa là nội cung và cuối cùng là tẩm cung còn được gọi là khu vực an táng để quan tài. Khu lăng mộ này được xây dựng dựa theo kiến trúc của thành Hàm Dương.

Lăng mộ Hoàng đế Tần Thủy Hoàng được cho là đặt theo thuật phong thủy truyền thống Trung Quốc, nằm trong huyệt đạo mắt rồng. Lăng mộ như một mô hình hóa của kinh thành Hàm Dương, kinh đô Tây An, bao quanh bởi hai lớp tường thành bằng đất, bố cục theo trục Bắc – Nam. Tường thành cao khoảng 10m.

kiến trúc trung quốc
Ảnh 10: công trình khảo cổ lăng mộ Tần Thủy Hoàng

Thành ngoại, theo hướng Bắc – Nam dài 2187m, hướng Đông – Tây dài 975m. Diện tích khu vực thành ngoại rộng 213 ha. Giữa hai lớp thành là các tháp, cung điện, đền, nhà ở… Thành nội là hoàng cung và lăng mộ. Thành ngoại có 4 cổng, thành nội có 6 cổng ra vào.

Xem Thêm:   10+ gương mặt kiến trúc sư nổi tiếng nhất Việt Nam

1.6 Thành cổ Bình Dao

Thành Cổ Bình Dao là một bức tranh hoàn hảo phản ánh quá trình phát triển văn hóa, xã hội, kinh tế và tôn giáo trong lịch sử Trung Quốc. Các kiến trúc như tường thành, đường phố, cửa hàng, chùa chiền…đều cơ bản nguyên vẹn, đã thể hiện tư tưởng văn hóa truyền thống dân tộc Trung Quốc trong suốt mấy nghìn năm.

  • Địa điểm: nằm ở thị Tấn Trung thuộc tỉnh Sơn Tây
  • Diện tích: toàn thành rộng 2,25 km2
  • Năm xây dựng: khoảng thế kỷ thứ 9 trước công nguyên
  • Đặc điểm thiết kế

Thành cổ Bình Dao được xây dựng đầu tiên cách đây khoảng 2800 năm, thời điểm đó thành cũng chỉ và những vách tường đất được dựng lên rất sơ sài.

kiến trúc trung quốc
Ảnh 11: toàn cảnh Thành cổ Bình Dao

Trong thành, kiến trúc được bố trí khép kín lấy hướng Nam Bắc làm trục giữa, các phố to ngõ nhỏ đan chéo nhau, bố cục của thành phố rất ngay ngắn với chức năng rõ ràng.

Mọi kiến trúc nhà ở của thành cổ Bình dao đều là các khuôn viên tứ hợp viện xây bằng gạch màu tro có đường trục rõ ràng, đối xứng phải trái, chính phụ. Bên ngoài của mỗi khuôn viên khép kín, tường cao bảy tám mét.

Cái đặc biệt của các ngôi nhà ở tại thành cổ Bình Dao vẫn giữ được kiểu nhà hang động của khu vực Tây Bắc của Trung quốc với các kiến trúc khắc gỗ, khắc gạch trên cửa sổ, cửa ra vào.

kiến trúc trung quốc
Ảnh 12: Kiến trúc mái nhà cổ tại thành cổ Bình Dao

Trong thành cổ Bình Dao còn có sáu ngôi chùa có lịch sử lâu đời, khu vực xung quanh chùa có những dãy cửa hàng với mái ngói lưu ly màu vàng và màu xanh lá cây. Những kiến trúc cổ kính này đã phác họa bộ mặt sầm uất của ngành kinh doanh buôn bán tại Trung quốc dưới thời nhà Minh và nhà Thanh.

1.7 Thiên Đàn Bắc Kinh

Thiên Đàn không những chiếm địa vị quan trọng trên lịch sử kiến trúc Trung Quốc, mà còn là di sản quý giá của nghệ thuật kiến trúc thế giới. Đây là nơi để các vua chúa cầu nguyện cho mưa thuận gió hoà, thiên hạ thái bình.

  • Địa điểm: tọa lạc ở quận Tuyên Vũ – Bắc Kinh
  • Diện tích: 2,73 km2
  • Năm xây dựng năm 1420
  • Đặc điểm thiết kế:

Các kiến trúc chủ yếu của Thiên Đàn đều tập trung ở hai đầu nam bắc, trục giữa trong nội đàn, đó là Viên Khưu, Hoàng Cung Vũ, điện Kỳ Niên. Viên Khưu là đài đá hình tròn gồm ba tầng, mỗi tầng đều có lan can đá. Mặt bằng của Viên Khưu hình tròn, là trung tâm để nhà vua cử hành lễ tế trời.

kiến trúc trung quốc
Ảnh 13: Thiên đàn Bác Kinh là nơi tế lễ lớn nhất của các vị vua chúa

Một cụm kiến trúc cúng tế khác của Thiên Đàn là điện Kỳ Niên, đây là điện lớn hình tròn có ba tầng mái. Kiến trúc của Kỳ Niên điện cũng liên quan tới văn hóa nông nghiệp. Bốn trụ thông thiên trong điện tượng trưng cho bốn mùa xuân – hạ – thu – đông.

Ngoài cụm kiến trúc chính là Viên Khưu và Kỷ Niên điện ra, còn có sở Thần lạc là nơi ở của các nhạc công và vũ công, sở sát sinh là nơi nuôi và giết mổ súc vật dùng để tế trời.

kiến trúc trung quốc
Ảnh 14: Khung cảnh đàn thờ trời chụp từ trên cao xuống

2. Công trình kiến trúc Trung Quốc hiện đại và nổi tiếng

Nối tiếp với lịch sử và văn hóa lâu đời của nền kiến trúc Trung Hoa, hiện nay đất nước này có khá nhiều công trình hiện đại. Một số công trình đáng chú ý tại quốc gia tỷ dân hiện nay:

2.1 Tháp Thượng Hải

  • Tọa lạc vị trí: Lục Gia Chủy, Phố Đông, Thượng Hải
  • Chủ đầu tư: Shanghai Construction
  • Chi phí: 2.2 tỷ đô la Mỹ
  • Năm thi công 29 tháng 11 năm 2008 và hoàn thành vào mùa hè năm 2015
  • Đặc điểm thiết kế công trình:

Tòa tháp cao nhất Trung Quốc này có chiều cao 632 mét, 128 tầng và tổng diện tích lên tới 380.000 mét vuông. Được thiết kế vô cùng độc đáo theo dạng xoắn ốc, tháp Thượng Hải chịu được tối đa sức mạnh của gió.

Bên cạnh đó, hệ thống lan can của tòa nhà cũng được thiết kế dạng xoắn ốc, hấp thụ được tối đa một lượng nhiệt lớn để điều hòa không khí và sưởi ấm cho tòa nhà.

kiến trúc trung quốc
Ảnh 15: Tháp Thượng Hải – tòa nhà cao thứ hai thế giới

Nhìn từ trên cao, tháp Thượng Hải có 9 hình trụ xếp chồng lên nhau với tất cả mặt ngoài được ốp kính trong suốt, càng làm lên sự sang trọng và lôi cuốn của tòa nhà. Mỗi tòa nhà này đều có nhà hàng, sân vườn, quán cà phê, cửa hàng tiện ích để phục vụ cư dân ở đây. Về mặt thiết kế và độ hiện đại, tháp Thượng Hải không thua kém gì tòa cao nhất thế giới ở Dubai.

2.2 Galaxy soho

  • Tọa lạc vị trí: Bắc Kinh, Trung Quốc.
  • Chủ đầu tư: SOHO China Ltd
  • Năm thi công/ hoàn thành: năm 2012
  • Đặc điểm thiết kế công trình

Kiến trúc trung tâm thương mại Galaxy SOHO là sự kết hợp đỉnh cao của 5 khối hài hòa, được kết nối với nhau qua các cây cầu nối uyển chuyển đầy sức hút. Toàn bộ các mặt của 5 khối đều được bao phủ bởi một lớp vỏ nhôm tạo thành một cấu trúc luân chuyển không mối nối, hài hòa và đẹp mắt.

kiến trúc trung quốc
Ảnh 16: Galaxy Soho – Công trình kiến trúc vĩ đại đầy tự hào trong kiến trúc của Trung Quốc

Bước vào phía trong khu vực trung tâm thương mại Galaxy SOHO là những khoảng sân rộng lớn đậm phong cách kiến trúc Trung Quốc. Thiết kế không gian mở liên tiếp bên trong khá độc đáo và thú vị.

Nhìn từ xa, Galaxy SOHO tựa như những chú ốc xoắn khổng lồ giữa lòng thủ đô Bắc Kinh. Bất cứ ngóc ngách nào của công trình Galaxy SOHO cũng có thể trở thành 1 background cực ảo diệu với ánh sáng tự nhiên tuyệt đẹp và sự thanh thoát cực hút mắt đến từ kiến trúc tòa nhà.

2.3 Trung tâm Tài chính Thế giới Thượng Hải

  • Tọa lạc vị trí: Phố Đông, Thượng Hải, Trung Quốc
  • Chủ đầu tư: Minoru Mori
  • Năm thi công 1997 đến năm 2008 hoàn thành:
  • Đặc điểm thiết kế công trình:

SWFC là tòa nhà có đỉnh mái cao bậc nhất thế giới (492m), với tầng quan sát cao nhất thế giới. Về kết cấu, tầng 1 và tầng 2 dành cho buôn bán thương mại. Từ tầng 3 đến tầng 5 dành cho Trung tâm hội nghị.

Từ tầng 7 đến 77 dành cho văn phòng. Từ tầng 79 đến 93 là khách sạn Park Hyatt Thượng Hải. Từ tầng 94-100 dành cho khách du lịch thưởng ngoạn phong cảnh Thượng Hải.

kiến trúc trung quốc
Ảnh 17: Trung tâm Tài chính Thế giới Thượng Hải – một trong những công trình cao nhất thế giới

Mỗi góc có 2 cột, 2 góc với 4 cột chạy thẳng đứng và 2 góc với 4 cột cong dần theo chiều cao và tụ lại trên đỉnh tháp. Hai hệ thống chịu lực theo phương đứng này được liên kết với nhau bởi hệ thống giàn thép theo phương ngang (bố trí cách nhau theo từng khối 11 tầng) và các thanh giằng chéo bằng các ống thép.

Xem Thêm:   Tham khảo các mẫu gạch ốp cột nhà cấp 4 mang đến vẻ đẹp ấn tượng

2.4 Tòa nhà trụ sở CCTV

  • Tọa lạc vị trí: Bắc Kinh, Trung Quốc
  • Chủ đầu tư: công ty kiến trúc OMA, Hà Lan
  • Chi phí: 5 tỷ nhân dân tệ
  • Năm hoàn thành: 07/2008
  • Đặc điểm thiết kế công trình:

Đặc điểm nổi bật của tòa nhà trụ sở CCTV là hình dáng khác thường của công trình bao gồm hai phần nhà tách rời (một phần dành cho phát sóng, một phần dành cho dịch vụ và các hoạt động khác của CCTV) được nối với nhau bởi phần mái lớn tạo thành một đa giác có mũi chĩa ra.

Phần thân dưới nối với nhau ngược hướng với phần mái tạo thành chân đế vững chắc đỡ trọng lượng của tòa nhà. Sâu dưới chân trụ sở là 3 tầng hầm để chứa xe cũng như kho cất dụng cụ kĩ thuật. Lối kiến trúc độc đáo này tạo cảm giác 3D huyền ảo khi nhìn từ phía xa.

Ảnh 18: Nét kiến trúc độc đáo của tòa nhà trụ sở CCTV

Vật liệu chính xây dựng tòa nhà với khung bằng sắt thép, nhựa composite, gốm sứ, xung quanh ốp kính chịu lực siêu dày đảm bảo an toàn cho nhân viên làm việc tại trụ sở. Ước tính mỗi tháp có đến 10 nghìn nhân viên làm việc với đầy đủ trang thiết bị dùng cho phát thanh truyền hình tối tân nhất hiện nay

2.5 Tháp truyền hình Minh Châu Phương Đông

  • Tọa lạc vị trí: Thượng Hải, Trung Quốc
  • Năm hoàn thành: 1995
  • Đặc điểm thiết kế công trình:

Tổng thể tòa tháp truyền hình Minh Châu Phương Đông là một khối kiến trúc sáng tạo, được tổng hợp từ 11 quả cầu có kích thước khác nhau nên được ví giống như một chuỗi ngọc.

Hai quả cầu lớn nhất được đặt dọc theo thân tháp, với đường kính là 50m ở phía dưới và 45m ở phía trên. Hai quả cầu này được nối với nhau bằng 3 cột trụ dài, mỗi trụ có đường kính 9m, trên cùng cao nhất là một quả cầu với đường kính 14m. Toàn bộ công trình được nâng đỡ bởi 3 cột cắm khổng lồ bên dưới.

kiến trúc trung quốc
Ảnh 19: Tháp truyền hình Minh Châu Phương Đông được mệnh danh là kỳ quan thời hiện đại của Trung Quốc

Tháp có 3 tầng quan sát. Tầng cao nhất cao 350m. Các tầng thấp hơn là 263m (tầng ngắm cảnh) và 90m (thành phố không gian). Có một nhà hàng xoay ở tầng cao 267m. Tháp cũng có các căn phòng triển lãm, nhà hàng và mua sắm. Có 20 phòng khách sạn gọi là Khách sạn không gian giữa hai quả cầu lớn.

2.6 Nhà hát lớn quốc gia

  • Tọa lạc vị trí: Bắc Kinh, Trung Quốc
  • Chi phí: 2,688 tỷ
  • Năm hoàn thành: 2007
  • Đặc điểm thiết kế công trình:

Diện tích nhà hát quốc gia Bắc Kinh khoảng 149.500 m2, mang hình ảnh viên ngọc trai khổng lồ ngay giữa thủ đô. Lối vào của tòa nhà như tách biệt với toàn thể kiến trúc, nối với nhau bằng đường ống dẫn trong suốt khoảng 60m. Bên trong còn mở ra các không gian khác nhau như khu mua sắm, nhà hàng, phòng chờ, đường phố…

kiến trúc trung quốc
Ảnh 20: Toàn cảnh Nhà hát lớn quốc gia Trung Quốc

Tòa bao gồm 3 phòng biển diễn, một nhà hát chứa 2.416 người, một nhà hát với 1040 người và một phòng hòa nhạc 2017 chỗ ngồi. Ngoài ra còn có phòng triển lãm nghệ thuật.

Trung tâm của công trình chính là nhà hát opera, nơi biểu diễn nghệ thuật ấn tượng thu hút rất nhiều người yêu âm nhạc cổ điển đến xem. Được bao phủ bởi lớp kim loại mạ vàng, khi ánh đèn từ sân khấu bật sáng cũng là lúc khán phòng trở nên nổi bật và thu hút mọi ánh nhìn.

2.7 Cầu Đông Hải

  • Tọa lạc vị trí: Thượng Hải và Sơn Dương
  • Chi phí: 2 tỷ USD
  • Năm hoàn thành: tháng 5 năm 2005
  • Đặc điểm thiết kế công trình:

Cầu Đông Hải được xây dựng với kiến trúc hiện đại. Chân cầu thấp các nhịp cầu lớn và vững chắc cao đến 420m. Cây cầu này được xem là niềm tự hào kiến trúc của người Trung Quốc.

Ảnh 21: Cầu Đông Hải – cây cầu vượt biển lớn nhất Trung Quốc

Cây cầu rất chắc chắn với 5 làn xe chạy, đây chính là con đường giao thông huyết mạch nối các tuyến đường trọng điểm với nhau. Mặc dù được xây dựng khá lâu nhưng khả năng chịu lực của nó cực kỳ lớn. Đây chính là một trong những cây cầu nối biển lớn nhất thế giới.

2.8 Sân vận động Tổ Chim

  • Tọa lạc vị trí: Bắc Kinh, Trung Quốc
  • Chủ đầu tư: công ty kiến ​​trúc Thụy Sĩ Herzog & de Meuron
  • Chi phí: 290 triệu USD
  • Năm hoàn thành: 2008
  • Đặc điểm thiết kế công trình:

Lấy cảm hứng từ những họa tiết nghệ thuật đặc trưng của gốm sứ Trung Hoa, sân vận động Tổ Chim quả thực là một tuyệt tác nghệ thuật có một không hai trên thế giới. Tạo hình Tổ Chim mang đầy tính nghệ thuật và biểu tượng, với kết cấu từ những khối thép khổng lồ đan xen mang lại cảm giác ấm áp, gần gũi và vững chãi như một mái nhà.

Ảnh 22: Kiến trúc độc đáo của sân vận động tổ chim

Toàn bộ kiến trúc sân vận động Tổ chim Bắc Kinh được chia làm 2 phần chính bao gồm: khu liên hiệp thể thao dưới nước và sân vận động trung tâm. Độc đáo nhất phải kể đến cấu trúc mái Tổ Chim với phần vòm làm bằng thép lớn.

Kiến trúc này vừa tạo ra sự độc nhất vô nhị, vừa tạo ra hiệu ứng mạnh đối lập với không gian tự nhiên xung quanh. Nhìn từ xa, sân vận động Tổ Chim sừng sững và đồ sộ giống như đang vươn mình che chắn một khoảng trời Bắc Kinh.

2.9 Khu nghỉ dưỡng Sheraton Huzhou Hot Spring Resort

  • Tọa lạc vị trí: Tỉnh Hồ Châu, Trung Quốc
  • Chủ đầu tư: Tập đoàn Shanghai Feizhou
  • Năm hoàn thành: 10/2013
  • Đặc điểm thiết kế công trình:

Tổng thể công trình có 27 tầng và 321 phòng khách sạn, đây được xem là một thiên đường nghỉ dưỡng và ăn chơi siêu sang bậc nhất toàn cầu với sự cung cấp hầu như toàn diện tất cả hoạt động vui chơi, giải trí và chăm sóc sức khỏe hàng đầu tại đây.

Chính vì thế, hàng năm khu resort sang trọng này luôn là địa điểm yêu thích của những người có thu nhập cao và giới thượng lưu trên toàn thế giới.

kiến trúc trung quốc
Ảnh 23: Khu nghỉ dưỡng Sheraton Huzhou Hot Spring Resort – nơi dành cho giới thượng lưu

Khách sạn sử dụng tổng cộng 19.000 bộ LED fixture, 44 bộ điều khiển ánh sáng thông minh và gần 1200 bộ nhận tín hiệu. Nguồn sáng sử dụng 2,3 triệu LED CLV6A-FKB độ sáng cao của Cree và thiết bị LED CLA1B-MKW. LED Cree có đặc điểm là độ sáng cao, độ bền màu cao, góc nhìn rộng và độ tin cậy cao.

Trên đây là toàn bộ thông tin về các công trình kiến trúc Trung Quốc nổi tiếng nhất hiện nay. Với nền văn hóa rực rỡ hơn 5000 năm, phong cách kiến trúc truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa Trung Hoa hiện diện lâu đời ở khắp tỉnh thành của đất nước to lớn này. Hy vọng với các thông tin chúng tôi vừa cung cấp các bạn sẽ hiểu hơn về nền văn hóa kiến trúc đặc sắc của quốc gia đông dân nhất thế giới – Trung Quốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *