Một công trình hoàn hảo không thể thiếu những cột nhà đẹp. Tuy theo nhu cầu sử dụng, phong cách của công trình để lựa chọn mẫu phù hợp. Dưới đây là các mẫu cột nhà sẽ giúp tạo điểm nhấn cho ngôi nhà của bạn thêm phần sang trọng, đẳng cấp hơn đó.

Cột nhà, vai trò của cột nhà đẹp trong xây dựng

Cột nhà là một trong những bộ phận cấu tạo không thể thiếu trong xây dựng nhà ở. Không gian trong và ngoài nhà được sử dụng với những chiếc cột từ nhiều hình dáng, chất liệu và hoa văn khác nhau.

Cột nhà là một trong những chi tiết kiến trúc và kỹ thuật cấu trúc của ngôi nhà hoặc công trình. Đây cũng là một trong những bộ phận chịu lực chính của công trình, giúp ngôi nhà vững chắc hơn.

Cột là cấu trúc được thiết kế theo chiều dọc và thường có hình trụ tròn hoặc hình vuông. Cột trụ được thiết kế để chống lại các lực phía trên ép xuống, nâng đỡ cho ngôi nhà. Vì vậy một ngôi nhà kiên cố không thể thiếu cốt nhà.

Trong xây dựng, cột nhà có một vị trí quan trọng đó là kết cấu chịu lực chính trong công trình. Cột cũng là một trong những bộ phận để gối đỡ các đầu dầm chịu lực những như các bộ phận nhận tải trọng từ các bộ phận ở phía trên. Từ cột sẽ truyền lực nén thẳng đứng xuống móng, tạo nên kết cấu chịu lực chắc chắn cho toàn bộ công trình.

Bên cạnh đó, cột và trụ trong mỗi công trình cũng cần phải chịu lực cuốn ngang do trọng tải gió sinh ra. Như vậy các mẫu cột nhà đẹp đóng vai trò quan trọng trong thiết kế nhà và thi công, bạn không nên sơ sài trong hạng mục này nhé.

cot-nha-dep-8
Cột nhà là phần không thể thiếu trong kiến trúc

Tiêu chí phân loại cột nhà

Phân loại cột nhà theo hình dáng

Theo tiêu chí hình dáng, cột nhà sẽ được chia làm 2 loại cột phổ biến đó là cột hình vuông và cột hình tròn (cột hình trụ).

Cột hình vuông: Cột hình vuông được tạo hình bởi những đường thẳng, hình khối kéo dài, dứt khoát và mạnh mẽ. Kiến trúc cột hình vuông này được thường không sử dụng kết hợp với phù điêu hay trang trí đầu, chân cột nên thiết kế với các kiến trúc biệt thự, nhà ở mang phong cách hiện đại.

Cột hình tròn (hình trụ): Hình dạng tròn, trụ của cột phụ thuộc vào độ lớn của công trình kiến trúc, không gian sử dụng cột. Kiến trúc sư phải xác định được tỉ lệ kiến trúc phù hợp cho cột trong thể thế không gian để có sự tính toán phù hợp.

Cột trụ còn có hình dáng và kết cấu khỏe nhất, chắc chắn nhất. Với kiểu cột này sẽ giúp dàn đều lực nén lên toàn bộ bề mặt vật liệu và không tạo điểm yếu trong kết cấu cũng như xây dựng.

Trong xây dựng, cột hình vuông hay cột hình chữ nhật thi công không cần đòi hỏi tay nghề cao như cột hình tròn. Tuy nhiên làm cột hình vuông hay hình chữ nhật sẽ tốn vật liệu hơn so với cột hình tròn vì có phần nhô ra ở 4 góc.

Ngoài ra, cột tròn tăng diện tích tiếp xúc, tiện lợi trong sinh hoạt nên sẽ giảm chấn thương nếu va chạm. Dựa vào công trình thực tế để lựa chọn mẫu cột theo hình dáng phù hợp với ngôi nhà của bạn.

Xem Thêm:   99+ Mẫu nhà 2 tầng chữ L 4 phòng ngủ hiện đại giá rẻ

Phân loại cột nhà theo chức năng, vị trí sử dụng

Tiêu chí thứ hai để phân loại cột nhà đó là vị trí sử dụng. Theo vị trí sẽ có cột sảnh và cột trong nhà.

Cột sảnh: Đây là cột nằm ở vị trí tiền sảnh có nhiệm vụ chịu lực và mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ tối ưu cho toàn bộ công trình.

Trong thẩm mỹ công trình, cột sảnh giúp công trình trở nên thẩm mỹ và bắt mắt hơn nhiều. Bởi sảnh là không gian khách hàng tiếp xúc đầu tiên, đặc biệt là ở các công trình công cộng, nhà hàng hay khách sạn. Thêm vào đó, cột sảnh sẽ được trang trí thêm phào chỉ vào đầu cột và chân cột để tăng độ sang trọng, xa hoa cho không gian sảnh.

cot-nha-dep-9
Tùy theo từng loại công trình để sử dụng hình dáng cột nhà khác nhau

Cột trong nhà: Là cột được đặt trong nhà, tuy nhiên với các công trình như nhà ở hoặc biệt thự mini sẽ ít sử dụng loại cột nhà này. Bởi kiểu cột này không cần thiết kế về kết cấu chịu lực cũng như mang lại cảm giác vướng víu, ảnh hưởng đến không gian sử dụng chung bên trong.

Tuy nhiên với những không gian rộng vẫn cần cột trong nhà do yêu cầu về kết cấu chịu lực, khi đó kiến trúc sư phải bố trí và tính toán cột với số lượng và bố trí phù hợp. Vì vậy nếu bạn cần xây dựng các công trình lớn, bạn nên tham khảo ý kiến của kiến trúc sư để được tư vấn cụ thể hơn.

Phân loại cột nhà theo vật liệu xây dựng

Có nhiều vật liệu để tạo nên cột nhà đẹp, tuy nhiên thực tế thường sử dụng các chất liệu như sau:

Cột bê tông cốt thép: Đây là loại cột phổ biến nhất hiện nay với khả năng chịu lực uốn tốt. Cột bê tông thường được áp dụng cho nhà ở, các công trình lớn với khả năng chịu trọng tải tốt và chống rung động cao. Cột bê tông cốt thép sẽ thường liên kết với dầm để tạo nên hệ khung chắc chắn trong kết cấu xây dựng.

Cột gạch: Đây là loại cột được sử dụng trong những kết cấu nhà thông dụng. Với gạch dùng để xây cột sẽ là gạch mác 75, xây bằng vữa xi măng. Tiết diện của cột phù hợp với kích thước của gạch. Thông thường bạn sẽ thấy cột gạch dùng trong quá trình xây tường và khi hoàn thiện sẽ không để lộ ra bên ngoài, như vậy nhìn tổng thể công trình sẽ rất đẹp mắt mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ chung.

Cột gỗ: Nếu là các công trình cần trang trí hoặc tạm thời, cột gỗ sẽ rất phù hợp. Loại cột này sử dụng chất liệu gỗ, liên kết chân cột có thể được làm bằng thép, chôn sẵn trong bê tông làm móng. Cột gỗ được sử dụng trong các công trình nhà ở truyền thống của gia đình.

cot-nha-dep-10

Lưu ý cần nhớ khi thi công cột nhà đẹp

Lưu ý khi thi công cột nhà chữ nhật và hình tròn

Để có những mẫu cột đẹp, chất lượng, trong quá trình thi công cần lưu ý những điều sau:

Đầu tiên đó là lựa chọn mẫu cột phù hợp với công trình của gia đình bạn. Lựa chọn cột tròn hay cột vuông, sử dụng phào chỉ hay không, trang trí như thế nào, chất liệu ra sao. Bạn nên dựa trên công trình thực tế và tham khảo ý kiến của kiến trúc sư để được tư vấn chi tiết hơn.

Thứ hai đó là yêu cầu bề mặt cột sau khi hoàn thiện phải sạch sẽ, không xuất hiện các lỗ hổng hay lỗ đinh. Nếu tình trạng này xảy ra cần được vá lại và sử dụng giấy ráp đánh bóng mịn để bề mặt cột trong hoàn thiện nhất.

Xem Thêm:   5 mẫu nhà ống 2 tầng mặt tiền 4m đơn giản mà đẹp dễ xây dựng

Thứ ba đó là mặt tường khi trát cần phải có độ cứng nhất định, không bị vỡ, nứt hay để lộ các mạch vữa. Nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của công trình, kết cấu chịu lực cũng như tính thẩm mỹ của ngôi nhà.

Thứ tư đó là các hạng mục thi công nên được thực hiện theo quy trình. Hoàn thiện phần cột, trát cột sau đó mới thực hiện các phần công đoạn khác để đảm bảo được tính chắc chắn và theo dõi được các vấn đề cũng như có cách khắc phục phù hợp.

Với cột nhà chữ nhật đòi hỏi kiến trúc sư phải có chuyên môn cao cũng như đòi hỏi kinh nghiệm trong xử lý không gian, hình khối và chi tiết kiến trúc. Vì vậy khi thi công cần lưu ý những điều sau:

Đầu tiên đó là lựa chọn đơn vị thiết kế và thi công uy tín để thực hiện, như vậy mới thật sự yên tâm về chất lượng công trình của bạn sau khi hoàn thiện.

Thi công cột nhà hình chữ nhật cần đáp ứng các yêu thẩm mỹ. Việc tuân thủ thiết kế giống có thể xem như đáp ứng yêu cầu về mặt kĩ thuật của hệ thống cột. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, cột nhà không chỉ là bộ phận chống đỡ cho toàn bộ ngôi nhà mà nó còn là một trong những chi tiết đem lại vẻ đẹp cho ngôi nhà đó. Bởi vậy yếu tố thẩm mỹ khi thi công cột nhà hình chữ nhật là yếu tố không thể bỏ qua.

Bạn cũng nên chú ý đến bề mặt của cột, chất lượng cột bên trong để tránh tình trạng cột bị rỗng, ảnh hưởng đến khả năng chịu lực trong quá trình sử dụng.

Cách đổ bê tông cột không bị rỗ theo đúng tiêu chuẩn

Bước 1: Chuẩn bị

Chuẩn bị máy móc, thiết bị đảm bảo cho quá trình đổ bê tông.

Tiếp đến dọn dẹp, dội nước làm sạch cốt pha, cốt thép trước khi đổ bê tông

Bê tông dùng để đổ cần đảm bảo tiêu chuẩn theo đúng tỷ lệ cát, nước, sỏi. Nếu sử dụng bê tông tươi cần phải lựa chọn loại bê tông chất lượng cao.

Trước khi đổ bê tông cần đổ 1 lớp vữa xi măng dày khoảng 10 – 13cm để tránh bị rỗ bê tông.

Bước 2: Tiến hành đổ bê tông

Đưa bê tông vào khối đổ qua cửa thông qua máng đổ

Bê tông phải tiến hành đổ liên tục. Nếu các công trình yêu cầu cột có chiều cao dưới 5m sử dụng cho các mẫu biệt thự thì nên đổ liên tục, còn trên 5m thì nên sử dụng cách khoét lỗ ở giữa ván khuôn để luồn bê tông từ ngoài vào theo từng giai đoạn.

Đầm được đưa vào trong để đầm theo phương thẳng đứng, dùng đầm dùi để đầm, chiều sâu mỗi lớp bê tông đầm dùi khoảng 30-50cm, thời gian đầm khoảng 20-40s/lần. Chú ý trong quá trình đầm tránh làm sai lệch cốt thép. Đầm bê tông nên đầm chặt, kỹ và đúng kỹ thuật vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bê tông.

Bước 3: Bảo dưỡng

Thời gian tối thiểu để tháo dỡ cốt pha là từ 36 – 48 giờ

Khi tháo dỡ xong phải bảo dưỡng liên tục trong 2 – 4 ngày để đảm bảo khả năng làm việc của bê tông.

Nếu bê tông bị rỗ bề mặt với các vết rỗ nhỏ, chiều sâu không lớn, diện không rộng có thể tiến hành đục và trát vữa xi măng. Với vết rỗ nông nhưng ở diện rộng, ở trên mặt dứng nên dùng súng phun vữa. Sau khi đục, rửa sạch toàn bộ diện bê tông rỗ xốp phun loại vữa xi măng có cấp phối 1:1,15- 1:4,4.

Các mẫu cột nhà đẹp thường sử dụng cho các công trình

Các mẫu cột nhà hình chữ nhật và hình tròn ở dưới đây sẽ giúp ích cho công việc thiết kế nội thất của bạn rất nhiều đó, bạn có thể tham khảo nhé.

cot-nha-dep

Cột nhà hình chữ nhật với thiết kế đơn giản sử dụng tông màu trắng nhẹ nhàng. Phần chân cột ốp gạch tạo điểm nhấn cho cột và sự sang trọng cho ngôi nhà, phần đầu cột sử dụng các đường phào chỉ nhẹ nhàng không quá cầu kỳ, phù hợp với phong cách hiện đại của ngôi nhà.

cot-nha-dep-1

Cột trong nhà được thiết kế hình chữ nhật với tông màu trắng. Những công trình có diện tích lớn cần cột trong nhà để đảm bảo kiến trúc, khả năng chịu lực. Thiết kế 2 cột tạo khung cửa đi lại trong nhà, phù hợp với những ngôi nhà mang phong cách tân cổ điển.

Một kiểu cột hình vuông nữa cho gia đình bạn tham khảo. Cột được ốp đá sang trọng, không cần quá cầu kỳ trong màu sắc nhưng tạo được sự pha trộn hài hòa với phong cách tổng thể. Thiết kế cột phân định không gian bếp, nhà ăn và không gian bên ngoài giúp tổng thể của ngôi nhà chắc chắn hơn rất nhiều.

cot-nha-dep-3

Cột trong nhà được gắn họa tiết kẻ sọc màu đỏ, kết hợp đường phào chỉ trên dưới đúng theo phong cách tân cổ điển của ngôi nhà. Bạn có thể trang trí thêm đèn trang trí, gương treo tường và chậu rửa tay như thế này trong phòng tắm để tạo nên sự sang trọng cho ngôi nhà.

cot-nha-dep-4

Ốp đá vàng cho cột vuông trong công trình. Đây là công trình như nhà hàng, khách sạn rất cần bố trí cột bên trong để đảm bảo kiến trúc, khả năng chịu lực của toàn bộ công trình. Phần cột được ốp phào chỉ với họa tiết cầu kỳ, tạo nên phong cách sang trọng và đẳng cấp cho công trình của khách hàng.

cot-nha-dep-5

Cột bên ngoài được thiết kế đơn giản, kết hợp trang trí cũng là cách để tạo nên phong cách mà bạn mong muốn. Kết hợp đèn chiếu sáng gắn bên trên tạo hiệu ứng ánh sáng trang trí khi cần thiết.

cot-nha-dep-6

Một kiểu thiết kế cột thường gặp trong các công trình như nhà thờ họ, nhà chùa. Với hoa văn đậm chất cổ xưa, sử dụng tông màu xám trắng của bê tông, tạo phong cách mộc mạc cho công trình.

cot-nha-dep-7

Cột nhà vuông sử dụng chất liệu gỗ được sơn màu nâu đỏ, có khả năng chống mối mọt, không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn đảm bảo sự an toàn, chắc chắn của công trình. Kết hợp mái lợp bằng gỗ cũng là cách để tạo điểm nhấn cho ngôi nhà của bạn.

cot-nha-dep-11

Chuyển sang đến cột nhà hình tròn, phần chân cột được ốp gỗ, phần thân cột được ốp đá màu đen tạo không gian sang trọng, hài hòa với thiết kế tổng thể chung và phong cách chung của công trình.

Được thiết kế và trang trí theo phong cách cổ điển, cột hình tròn kết hợp các đường phào chỉ cầu kỳ, gắn thêm sắc vàng tạo không gian lung linh cho không gian sống. Căn phòng khách sử dụng cột trong nhà vừa để trang trí, vừa giúp phân cách với không gian xung quanh, tiện lợi trong sinh hoạt.

cot-nha-dep-13

Cột tròn sử dụng ngoài hiên tạo không gian sang trọng, phân chia từng khoảng cách cho hiên nhà. Kết hợp phào chỉ và trồng cây xanh xung quanh giúp không gian ngôi nhà của bạn thêm phần thông thoáng và dễ chịu.

Bạn không thích sự cầu kỳ, bạn có thể kết hợp cột tròn như thế này. Tông màu trắng nhẹ nhàng, bậc thang sử dụng gạch ốp tự nhiên tạo không gian đơn giản nhất cho ngôi nhà nhưng vẫn thể hiện nét đẹp mộc mạc và giản dị.

cot-nha-dep-15

Cột nhà hình tròn màu trắng được ốp đá bóng. Đây là thiết kế mang phong cách tân cổ điển cho một phòng tắm trong biệt thự, chắc chắn sẽ mang đến cho bạn những ý tưởng trang trí mới lạ cho chính ngôi nhà của mình.

cot-nha-dep-16

Sự lung linh, sang trọng và đẳng cấp thể hiện ở họa tiết và hoa văn trên cột. Thiết kế tông màu cổ điển, các đường nét hoa văn được khắc họa cầu kỳ tạo sự hài hòa với thiết kế tổng thể.

Xem Thêm:   30 mẫu phòng ngủ màu tím cho cô nàng “thuỷ chung”

Những mẫu cột nhà đẹp với nhiều thiết kế, cách trang trí khác nhau sẽ giúp ngôi nhà của bạn thêm phần cuốn hút hơn. Bạn có thể tham khảo hoặc liên hệ trực tiếp tới hotline để được đội ngũ kiến trúc sư tư vấn tận tình và chi tiết nhất.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *