Phần móng nhà là phần quan trọng nhất khi xây dựng một công trình. Móng nhà là phần nâng đỡ cho cả ngôi nhà, chịu trọng tải cho phần trên công trình. Nếu là móng nhà không sẽ có ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngôi nhà cũng nhà người ở. Ví dụ như: bị lún, nghiêng hay nứt nở… Sẽ gây thiệt hại không nhỏ. Do đó, khi xây dựng công trình bạn cần nắm được cơ bản các loại móng nhà. Từ đó, để chọn ra được loại móng phù hợp nhất với ngôi nhà của gia đình mình.

Móng nhà là gì? 

Kết cấu móng nhà có tác động quan trọng đến chất lượng bền vững và tuổi thọ công trình. Vậy móng nhà là gì? Có mấy loại móng nhà thông dụng trên thị trường hiện nay?

Móng nhà quyết định đến sự kiện cố và vững chắc của công trình
Móng nhà quyết định đến sự kiện cố và vững chắc của công trình

Trong lĩnh vực xây dựng, thuật ngữ móng nhà được sử dụng với nhiều tên gọi khác như móng nền hoặc nền móng. Đó là một bộ phận trong kết cấu nằm dưới lòng đất của mỗi công trình. Chức năng chính của móng nền nhằm chống đỡ tải trọng và áp lực đè lên công trình.

Quá trình thiết kế nền móng đạt chuẩn có tác dụng hạn chế tình trạng nứt vỡ hoặc hư hỏng công trình. Móng nhà kết hợp cùng nền đất chịu sức ép trọng lực từ các tầng và nâng đỡ công trình.

Các loại móng nhà trong xây dựng

 các loại móng trong xây dựng
Các loại móng trong xây dựng nhà bạn cần phải nắm chắc!

Theo phương pháp thi công

Móng đơn

Móng đơn là những móng đỡ một cột hay một cụm cột đứng sát nhau nhằm giúp chịu lực. Móng đơn được sử dụng dưới chân cột điện, chân cột nhà, mố trụ cầu,… Móng đơn nằm riêng trên mặt đất có thể là hình chữ nhật, hình tròn, vuông, tám cạnh…

Móng đơn có thể coi là móng mềm, móng cứng hay móng kết hợp. Móng đơn thường được sử dụng khi sửa chữa hay cải tạo nhà nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, móng đơn là loại móng tiết kiệm chi phí nhất trong tất cả các loại móng nhà.

Các loại móng nhà đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp
Các loại móng nhà đơn có thể là móng cứng, móng mềm hoặc móng kết hợp

Móng băng

Móng băng có dạng một dải dài, độc lập hoặc có thể giao nhau để đỡ tường hay hàng cột. Khi thi công móng băng cần phải đào móng quanh khuôn viên công trình. Hoặc có thể đào móng song song nhau trong khuôn viên. Móng băng được sử dụng phổ biến nhất vì có độ lún đề và dễ thì công hơn móng đơn.

Các hàng cột hay tường đều có hai phương còn móng băng giao nhau dưới dạng hình ô cờ. Loại móng băng ở hồi nhà được dùng tốt hơn móng băng dọc nhà hay móng băng tường ngăn. Khi xây dựng đáy móng băng cùng với chiều sâu, do đó, móng băng ở hồi nhà rộng hơn. Bên cạnh đó, những loại móng băng có thể là móng kết hợp, móng cứng, móng mềm.

Móng băng được sử dụng phổ biến nhất trong các kiểu móng nhà hiện nay
Móng băng được sử dụng phổ biến nhất trong các kiểu móng nhà hiện nay

Móng bè

Móng bè còn có tên gọi khác là móng bản hay móng toàn diện. Móng bè được trải rộng toàn bộ dưới công trình để chịu trọng tải lên nền đất. Loại móng bè này được dùng ở những nơi có nền đất yếu, khả năng chịu nén thấp. Hoặc móng bè có thể được làm: nhà kho, tầng hầm, hồ bơi, nhà vệ sinh….

các loại móng nhà dân dụng
Các loại móng nhà theo phương pháp thi công

Móng cọc

Là những loại móng bao gồm cọc và đài cọc có tác dụng truyền tải trọng công trình xuống sâu. Móng cọc được chia làm 2 loại móng như sau:

  • Móng cọc đài thấp là loại móng cọc khi các cọc chịu hoàn toàn độ nén, không hư tổn. Bên cạnh đó, tải trọng cột truyền xuống thấp gồm lực N, lực ngang H, momen M. Lực ngang H được xem là lực cân bằng với áp lực đất theo độ sâu móng tối thiểu.
  • Móng cọc đài cao được tính khi chôn móng nhỏ hơn với móng cọc. Từ đó, những móng cọc chịu uốn nén và được tính theo móng cọc đài cao. Sau đó, xác định được nội lực nằm trong cọc. Cấu tạo của móng cọc gồm: cọc gỗ, cọc bê tông cốt thép, cọc thép, cọc hỗn hợp. Mỗi cấu tạo cọc được liên kết với nhau và được chôn trong đài móng.
Xem Thêm:   Chiếu nghỉ cầu thang - Kích thước & mẫu chiếu nghỉ đẹp
Móng cọc có khả năng chịu tải cực tốt với giá thành hợp lý
Móng cọc có khả năng chịu tải cực tốt với giá thành hợp lý

Như vậy, có rất nhiều các loại móng nhà với những công dụng và kết cấu khác nhau. Để xây dựng công trình bạn nên chọn loại móng phù hợp nhất cho ngôi nhà mình.

Theo vật liệu xây dựng

Tùy theo những vật liệu sử dụng để làm móng nhà mà tên gọi được hình thành. Chi tiết như sau:

Móng nhà bằng gạch

Loại móng nhà này được cấu thành từ những loại gạch nung hay gạch không nung. Móng nhà bằng gạch được sử dụng cho những công trình nhà cấp 4. Hoặc những ngôi nhà xây gạch, công trình phụ, nhà tạm bởi trọng tải nhỏ. Một số khuyến cáo với không nên xây móng nhà bằng gạch như: đất ao, hồ, đầm ngập….

các loại móng nhà dân dụng
Các loại móng trong xây dựng phân theo vật liệu xây dựng

Móng nhà bằng gỗ

Những móng nhà loại này thường rất ít được sử dụng. Bởi đây là phương án sử dụng cọc tre, cọc gỗ để làm dưới nền đất yếu. Những trường hợp làm loại móng này để xây dựng nhà tạm, kiên cố ít và chi phí móng thấp.

Móng gỗ chỉ sử dụng cho công trình nhà tạm và ít kiên cố
Móng gỗ chỉ sử dụng cho công trình nhà tạm và ít kiên cố

Móng nhà đá hộc

Móng nhà này được làm cho các công trình có quy mô lơn hay yêu cầu từ chủ đầu tư. Loại móng phù hợp với những nơi có nguyên liệu địa phương, dễ khai thác sẽ giảm được chi phí. Móng nhà đá hộc thường được sử dụng phổ biến ở các vùng núi.

Thiết kế và xây dựng móng nhà bằng đá hộc có độ bền vững cao
Thiết kế và xây dựng móng nhà bằng đá hộc có độ bền vững cao

Móng nhà bê tông và bê tông cốt thép

Trong tất các các loại móng nhà thì đây là loại móng được xem là bền nhất. Loại móng được áp dụng cho nhiều gia đình cũng như các điều kiện địa chất. Móng nhà bê tông cốt thép có nhiều vượt trội về tuổi thơ, độ chịu lực hay độ chắc chắn…

Ngược lại, móng bê tông không có cốt thép tính bền chắc thấp, khả năng chịu lực kém. Nếu được so sánh với móng bê tông cốt thép thì móng băng bê tông kém hơn. Do đó, móng nhà bê tông cốt thép được được thịnh hành nhất hiện nay.

Móng nhà bê tông thường dùng cho các công trình có quy mô lớn
Móng nhà bê tông thường dùng cho các công trình có quy mô lớn

Móng nhà hỗn hợp

Loại móng nhà này được kết hợp giữa hai hay nhiều loại vật liệu phù hợp thiết kế và chi phí. Nguyên liệu chắc chắn được dùng trong móng hỗn hợp là bê tông.

Tùy vào tính chất sử dụng cũng như địa chất mỗi khu vực để chọn loại móng xây dựng vật liệu. Chủ đầu từ cần cân nhắc những loại móng sao cho phù hợp từ vật liệu đến chi phí với công trình.

Móng nhà hỗn hợp được làm từ hai hay nhiều loại vật liệu khác nhau
Móng nhà hỗn hợp được làm từ hai hay nhiều loại vật liệu khác nhau

Theo kết cấu móng

Cách tạo nền móng nhà có thể chia làm 2 loại như sau:

 các loại móng trong xây dựng
5.Các loại móng nhà dân dụng phân theo kết cấu móng

Móng nhà đổ khối

Là phương pháp chắc chắn, có độ bền cao được sử dụng phổ biến trong nhiều công trình. Móng nhà đổ khối là sự liên kết của các vật liệu: bê tông cốt thép, bê tông, đá hộc. Những loại vật liệu này xuất hiện rất nhiều trên thị trường và không khó để mua. Bởi ngày nay các công ty doanh nghiệp liên kết vận chuyển đến từng công trình.

Móng nhà đổ khối có độ bền cao nên được sử dụng rộng rãi
Móng nhà đổ khối có độ bền cao nên được sử dụng rộng rãi

Móng nhà dạng lắp ghép

Đây là loại móng được thiết kế với kết cấu có sẵn và ghép lại thành hình mong muốn. Ưu điểm vượt trội là thời gian thi công nhanh, độ bền cao. Hạn chế là điều kiện địa hình để vận chuyển và lắp ghép không tốt sẽ ảnh hưởng tới móng.

Xem Thêm:   Cách xác định kích thước cột nhà dân dụng chi tiết và chuẩn nhất

Ngày nay các ngôi nhà dân dựng sử dụng phổ biến những loại móng chịu được trọng tải lớn. Một ngôi nhà qua bao thế hệ do đó bạn nên cân nhắc chi một khoản tiền làm móng thật tốt.

Móng nhà lắp ghép có thiết kế kết cấu sẵn chỉ cần lắp ghép theo mong muốn
Móng nhà lắp ghép có thiết kế kết cấu sẵn chỉ cần lắp ghép theo mong muốn

Theo đặc tính chịu tải

Các loại móng nhà theo đặc tính chịu tải trọng
Các loại móng nhà theo đặc tính chịu tải trọng

Móng nhà chịu tải trọng tĩnh

Đây là loại móng được áp dụng cho các công trình nhà phố, nhà ống, trường học, thiết kế biệt thự…. Phổ biến với các công trình dân dụng , công nghiệp có ít những biến động về địa chất.

Móng nhà chịu tải trọng tĩnh được sử dụng ở khu vực ít có biến động địa chất
Móng nhà chịu tải trọng tĩnh được sử dụng ở khu vực ít có biến động địa chất

Móng nhà chịu tải trọng động

Kết cấu móng nhà được áp dụng cho các công trình có trọng tải lớn hay tính giao động cao. Các loại móng nhà như: công trình cấu, trụ cầu, móng nhà cao tầng… Trong quá trình thi công móng độ chịu tải trọng tốt kèm theo chi phí cao. Do đó, móng nhà chịu tải trọng động không phù hợp khi xây nhà dân dụng.

Những công trình xây dựng kiên cố đi kèm với chất lượng móng thật tốt. Một móng nhà chịu được trọng tải cao cũng cần những yếu tố khắt khe. Vậy những yếu tố đó như thế nào?

Móng nhà chịu tải động không phù hợp với công trình nhà dân dụng
Móng nhà chịu tải động không phù hợp với công trình nhà dân dụng

Yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn móng nhà

Những yếu tố được chủ đầu tư quan tâm để lựa chọn móng nhà phù hợp như sau:

Những yếu tố được chủ đầu tư quan tâm để lựa chọn móng nhà phù hợp
Những yếu tố được chủ đầu tư quan tâm để lựa chọn móng nhà phù hợp
  • Tải trọng công trình

Tải trọng của công trình đè xuống móng nhà là tổ hợp của nhiều tác động: Ví dụ như: khối lượng nội thất, trọng lượng công trình, con người, động đất… Bên cạnh đó, tải trọng công trình quan trọng nhất số tầng và vật liệu xây dựng. Số tầng của công trình càng nhiều thì trọng tải truyền xuống càng lớn. Kèm theo đó, công trình bê tông cốt thép sẽ có tác động lớn hơn công trình xây gạch.

  • Đặc điểm của nền đất

Đất ở nơi xây dựng công trình có thể là những loại đất sau: đất sét, đất rời, đất cát,… Mỗi loại đất có những đặc tính riêng biệt khác nhau. Do đó, khi khảo sát địa chất cần tìm hiểu kỹ các đặc điểm của đất nền.

Bên cạnh đó, không thể bỏ qua quá trình kiểm tra mực nước ngầm hay chiều dày của lớp đất và các loại đất. Sức chịu tải trọng của đất là vấn đề quan trọng nhất trong quá trình đề chọn làm móng. Những công trình quy mô càng to thì việc khảo sát càng phải sát sao và cẩn thận.

  • Kết cấu móng nhà của những công trình liền kề

Lựa chọn các loại móng nhà hay phương án làm móng dựa vào các nhà lân cận có điểm tương đồng. Nếu công trình chuẩn bị xây dựng nằm trong khu vực có địa chất giống nhau, kết cấu và kiểu dáng không nhiều điểm khác.

Chủ đầu từ có thể tham khảo phương án thực hiện móng của công trình trước. Từ đó, có thể áp dụng xây dựng cho công trình xây dựng của mình được thích hợp.

Các yếu tố có thể ảnh hưởng tới móng nhà
Các yếu tố có thể ảnh hưởng tới móng nhà

Chi phí làm móng nhà bao nhiêu?

Cách tính chi phí làm móng nhà là vấn đề được nhiều gia chủ quan tâm. Việc ước tính trước chi phí giúp gia đình triển khai quá trình thi công phù hợp ngân sách. Hạn chế tình trạng phát sinh chi phí gây khó khăn cho gia đình.

Hướng dẫn cách tính chi phí làm móng đơn giản nhất
Hướng dẫn cách tính chi phí làm móng đơn giản nhất
  • Quy đổi diện tích xây dựng nền móng

Chi phí xây dựng phụ thuộc vào các loại móng nhà và đơn vị nhà thầu. Để tính toán chính xác các khoản tài chính cần phải bỏ ra, gia đình nên nắm bắt cách quy đổi diện tích xây dựng như sau:

  • Phần móng nhà có diện tích dao động từ 30% đến 50%
  • Tầng trệt có diện tích làm móng là 100%
  • Đổ sàn tầng lửng có diện tích đạt 100%
  • Phần đổ móng vào ô trống tầng lửng chiếm diện tích 70%
  • Các tầng còn lại có diện tích làm móng là 100%
  • Sân thượng có diện tích toàn phần trong nhà đạt 100%
  • Sân thượng có diện tích một phần ngoài nhà đạt 70%
  • Phần mái nhà có diện tích dao động từ 50% đến 100%
  • Sân trước và tường rào có diện tích 70%
Xem Thêm:   Kiến Trúc Ai Cập Cổ Đại - Đặc Điểm & Công Trình Vĩ Đại

Ví dụ: Công trình xây dựng có diện tích 200m2. Diện tích xây dựng nền móng: 200m2 x 30% = 60m2.

Tính chi phí xây dựng nhà ở chuẩn xác
Tính chi phí xây dựng nhà ở chuẩn xác
  • Tính toán chi phí cụ thể

Xác định chi phí cụ thể để gia đình chuẩn bị ngân sách đầy đủ trước khi triển khai công trình xây dựng. Đơn giá làm móng nhà phụ thuộc vào vị trí, kiểu dáng, giá nhân công, vật liệu đối với từng loại. Từ đó, gia chủ có thể chủ động móng nhà nào tốt nhất cho công trình của mình. Áp dụng cách tính chi phí đơn giản như sau:

  • Công trình sử dụng móng băng một phương: Chi phí = 50% x Diện tích tầng 1 x Đơn giá phần thô.
  • Công trình sử dụng móng băng hai phương: Chi phí = 70% x Diện tích tầng 1 x Đơn giá phần thô.
  • Công trình sử dụng móng cọc: Chi phí = Đơn giá x Số lượng cọc x Chiều dài cọc + Chi phí nhân công + Hệ số đài móng x Diện tích tầng 1 x Đơn giá phần thô.
  • Công trình sử dụng móng cọc khoan nhồi: Chi phí = Đơn giá x Số lượng cọc x Chiều dài cọc + Hệ số đài móng x Diện tích tầng 1 x Đơn giá phần thô.

Quy trình làm móng nhà chuẩn

Quy trình làm móng nhà được hình thành dựa trên phương pháp thi công và loại móng cụ thể. Nắm rõ từng bước thực hiện trong quy trình giúp gia chủ giám sát chất lượng công trình hiệu quả. Dưới đây trình bày một số bước cơ bản để xây dựng móng nhà vững chắc bạn nên biết:

Dọn dẹp khu vực nền đất trước khi bắt đầu làm móng
Dọn dẹp khu vực nền đất trước khi bắt đầu làm móng
  • Bước 1: Khảo sát mặt bằng trước khi xây móng nhà
  • Bước 2: Dọn dẹp sạch sẽ và gọn gàng bề mặt khu vực làm móng
  • Bước 3: Tiến hành san đều và dầm phẳng móng nhà
  • Bước 4: Kiểm tra độ cao và độ bê tông lót móng công trình
  • Bước 5: Tiến hành quá trình đổ bê tông, cắt đầu cọc, ghép cốt pha, đổ bê tông móng nhà
  • Bước 6: Bảo dưỡng bê tông móng và tháo cốp pha hoàn thiện.

Lưu ý quan trọng khi làm móng nhà

Kết cấu móng nhà chịu toàn bộ tải trọng từ công trình bên trên. Nếu nền móng không vững chắc sẽ khiến công trình sụp lún, hư hỏng do biến động địa chất hoặc thời tiết. Để triển khai quá trình làm móng nhà chất lượng nên lưu ý như sau:

Nên chọn những ngày nắng ráo để làm móng nhà kiên cố hơn
Nên chọn những ngày nắng ráo để làm móng nhà kiên cố hơn
  • Chọn loại móng nhà phù hợp với nền đất: Đơn vị thi công cần khảo sát và đánh giá địa chất. Từ đó chọn ra loại móng nhà phù hợp để đáp ứng khả năng chịu lực tốt.
  • Chọn độ sâu của móng: Quá trình chọn độ sâu căn cứ trên địa hình, thủy văn và khả năng thi công công trình.
  • Khi nhà có nền đất yếu: Gia chủ nên lựa chọn loại móng nhà bền chặt, vững chãi để tránh rủi ro hư hỏng công trình về sau.
  • Chọn loại vật liệu để đổ móng nhà: Ưu tiên loại vật liệu có độ bền cao để không gây ra tình trạng sụt lún hoặc nứt vỡ nền móng.
  • Dọn vệ sinh sạch sẽ hố móng: Tiến hành trước khi triển khai hoạt động đổ móng nhằm hỗ trợ quá trình làm móng thuận lợi hơn.
  • Để chừa các lỗ kỹ thuật: Mục đích nhằm lắp đặt hệ thống cấp thoát nước cho công trình.
  • Khi đào móng trời mưa: Tránh làm móng vào ngày mưa để không mắc phải tình trạng ứ đọng nước.
  • Khi đào móng nhà liền kề, nhà phố: Đơn vị thi công cần lưu ý đến phần chân móng của các công trình xung quanh

Như vậy phần phân tích về các loại móng nhà trên giúp bạn hiểu hơn về móng nhà. Các loại móng không quá phức tạp và khó hiểu. Chắc chắn chủ đầu tư đã có cái nhìn tổng quát cơ bản nhất về móng nhà. Từ đó, có những lựa chọn phù hợp nhất cho công trình sắp tới của mình.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *