Nhà kiểu Nhật chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho những ai yêu thích sự tối giản. Nội thất và bày trí đơn giản nhưng cũng hết sức tinh tế. Và đặc biệt là thể hiện được những điểm nhấn riêng. Và để tìm hiểu rõ hơn về phong cách thiết kế nhà Nhật Bản, đừng vội bỏ qua những chia sẻ sau đây.
Đặc điểm phong cách thiết kế nhà kiểu Nhật
Các thiết kế của Nhật Bản là tất cả về zen. Zen xuất phát từ trường phái Phật giáo Đại thừa và nhấn mạnh giá trị của thiền định và trực giác. Phong cách thiết kế nhà khích sự đơn giản yên bình xung quanh các thiết kế khiêm tốn của văn hóa Nhật Bản với những đặc điểm nổi bật như:
- Chiều cao giới hạn: Phong cách xây nhà kiểu Nhật theo lối truyền thống sẽ có đặc điểm nổi bật chính là đơn giản hóa về nội thất bên trong, chiều cao của ngôi nhà vì thế cũng sẽ thấp hơn để phù hợp với lối sống sinh hoạt.
- Phong cách tối giản: Áp dụng triết lý “zen”, những căn nhà kiểu Nhật sẽ không chứa những vật dụng hay nội thất ít hoặc không dùng đến. Việc tối giản nhằm làm tăng không gian rộng hơn cho căn nhà.
- Sử dụng màu đơn sắc: Thiết kế của người Nhật luôn ưa chuộng những màu sắc trung tính, đem lại cảm giác nhẹ nhàng và thành lịch. Cụ thể như gam màu trắng, be, xám,…
- Gần gũi với thiên nhiên: Việc xen lẫn cây cối vào thiết kế không gian bên trong cũng như bên ngoài của nhà ở được người Nhật vô cùng ưa chuộng. Họ mong muốn được gần gũi với thiên nhiên hơn giữa cuộc sống vô cùng hiện đại.
- Linh hoạt trong không gian: Tính linh hoạt được chú trọng, các công năng không được phân chia thành từng khu vực mà có thể ở cùng một vị trí. Tuy nhiên, tính linh hoạt của thiết kế giúp cho không gian dù nhỏ với nhiều công năng nhưng vẫn rộng rãi và thoáng mát.
- Chân trụ vững chắc bằng gỗ: Những ngôi nhà truyền thống kiểu Nhật sẽ được cố định chắc chắn, thể hiện được sự tỉ mỉ và cẩn thận vốn nổi tiếng trong tính cách của con người Nhật Bản.
- Mái nhà kiểu Nhật có độ dốc nhẹ: Mái dốc trong các mẫu thiết kế nhà kiểu Nhật không như những loại mái khác trên thị trường. Họ ưa chuộng sự bằng phẳng cao, chính vì thế mà mái dốc kiểu Nhật chỉ có độ dốc nhẹ, không quá rõ rệt.
Thiết kế nhà kiểu Nhật theo từng không gian
Ngôi nhà phong cách Nhật Bản là kết quả của hàng nghìn năm kiến trúc và thiết kế nội thất của Nhật Bản mang đến một phong cách sống sạch sẽ và gọn gàng. Phong cách trang trí Nhật Bản tôn trọng sự cân bằng, trật tự, phong tục cổ xưa và tình yêu với vẻ đẹp tự nhiên.
Nội thất trong không gian nhà theo phong cách nhật hiện đại có thể được sử dụng để mang lại sự sang trọng cho bất kỳ ngôi nhà nào. Cùng với đó là tạo nên sự hoàn hảo và bình yên cho cuộc sống hàng ngày.
Thiết kế phòng khách
Sự tối giản trong trang trí là những điều cần lưu ý trong không gian phòng cách Nhật Bản. Hãy cố gắng loại trừ các chi tiết không cần thiết, chẳng hạn như tranh ảnh, các vật dụng trang trí bằng kim loại,… Không gian tường phải đi kèm với những gam màu sáng như màu trắng hoặc kem. Nhờ đó, có thể tạo được sự thoải mái khi không gian không bị lấp đầy bởi quá nhiều đồ đạc.
Các yếu tố trang trí như bình phong, rèm cửa đơn giản cũng có thể được tận dụng trong không gian phòng khách. Thậm chí là những chậu cây cảnh bonsai và hoa tươi. Chúng sẽ giúp không gian không quá đơn điệu.
Ngoài ra, không gian phòng khách cũng nên được lát sàn bằng tre hoặc sàn gỗ công nghiệp. Không chỉ đảm bảo được độ bền mà còn dễ dàng làm sạch và phù hợp với mọi môi trường sống khác nhau.
Thiết kế phòng ngủ
Nên chú trọng thiết kế từ khu vực sàn, sau đó mở rộng lên trên. Trong không gian phòng ngủ theo phong cách Nhật, thảm tatami truyền thống được làm bằng rơm rạ là vật dụng không thể thiếu. Chúng mang đến sự thoải mái và khiến không gian trở nên hoàn hảo hơn.
Đồ nội thất trong nhà phong cách nhật nên có chân thấp. Ngay cả đối với giường ngủ kiểu Nhật cũng vậy. Giữ cho chân giường thấp nhất có thể. Hai bên giường có thể bố trí tủ ngăn kéo sơn mài để tạo thêm điểm nhấn. Nếu không muốn sử dụng giường, bạn có thể cân nhắc một tấm nệm ngay trên sàn nhà.
Khi lựa chọn đồ nội thất cho phòng ngủ, nên cân nhắc lựa chọn những món đồ thực sự cần thiết. Không nên bố trí quá nhiều đồ nội thất ở đây. Chỉ giữ lại những món đồ decor cần thiết nhất và không quá rườm rà.
Các vật dụng trang trí làm từ vật liệu tự nhiên như tre, nứa, hay gỗ sẽ giúp tô điểm thêm cho căn phòng. Bạn có thể sử dụng chất liệu lụa để làm điểm nhấn, đồng thời có thể treo rèm lụa trong phòng. Bên cạnh đó, hãy chọn một hoặc hai bức tranh về thiên nhiên hoặc hoa anh đào để tô điểm thêm cho không gian.
Thiết kế phòng bếp
Thiết kế nhà bếp theo phong cách Nhật Bản cũng không quá cầu kỳ. Đơn giản chỉ là mang đến một không gian ấm cúng và đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Không có quá nhiều vật dụng cũng như những không gian bếp rộng lớn.
Đối với các yếu tố trang trí bếp kiểu Nhật, bạn có thể cân nhắc sử dụng những yếu tố như tre nứa hoặc những tấm thảm đơn giản. Không nhất thiết là sử dụng bàn ăn và ghế, thay vào đó có thể dùng thảm để làm ghế ngồi. Bát đĩa hoặc các vật dụng nhà bếp làm từ sành sứ kiểu Nhật cũng sẽ bổ sung thêm cho không gian bếp.
Người Nhật chuộng đồ nội thất có kiểu dáng thanh lịch, chân thấp. Đó có thể là một chiếc bàn ăn thấp đi kèm với đệm ngồi. Những món đồ này sẽ là sự bổ sung đáng kể để giúp không gian thêm hoàn thiện.
Phòng tắm kiểu Nhật
Người Nhật thường sẽ sử dụng các thiết kế bồn tắm truyền thống. Được thiết kế ẩn dưới khu vực sàn nhà và thường được làm từ gỗ tự nhiên. Các thiết kế vòi hoa sen cũng sẽ được bổ sung thêm, vì trước khi ngâm mình vào bồn tắm người Nhật sẽ tắm bằng vòi hoa sen.
Trong phòng tắm còn được bố trí các không gian riêng tư để thay quần áo. Các khu vực này sẽ được ngăn cách bằng những tấm bình phong thay vì sử dụng những bức tường bê tông có phần nặng nề. Đối với màu sắc, nên chọn những tông màu nhẹ nhàng. Khu vực tường chính có thể được làm từ gỗ.
Mẫu nhà kiểu Nhật Bản được ưa chuộng
Hiện nay, những mẫu nhà kiểu Nhật được ưa chuộng khá nhiều trên thị trường thiết kế. Tuy nhiên, bạn đã tìm kiếm được cho mình một phong cách phù hợp hoàn toàn với mình hay chưa? Hãy cùng lướt xem những mẫu nhà kiểu Nhật đẹp đang được ưa chuộng ngay sau đây.
Nhà cấp 4 kiểu Nhật đẹp
Những kiến trúc nhà cấp 4 kiểu Nhật thiên về sự hiện đại và tối giản hết mức có thể. Những căn nhà này thường được thiết kế với gam màu trung tính như trắng và be. Phần mái nhà cấp 4 kiểu Nhật thường được thiết kế ngang hoặc có độ dốc nhẹ. Không gian của thiết kế này có sự đan xen giữa các phần với nhau, tạo ra tính linh hoạt cao nhất cho toàn bộ kiến trúc.
Ngoài ra, bạn có thể thấy được sự ưa chuộng và gần gũi với thiên nhiên được thể hiện khá rõ thông qua những kiến trúc xây dựng này. Đa phần thiết kế nhà cấp 4 kiểu Nhật sẽ tập trung sự gần gũi với thiên nhiên ở không gian bên ngoài căn nhà.
Nhà 2 tầng kiểu Nhật
Sự góc cạnh sẽ làm điểm nhấn cho nhà 2 tầng kiểu Nhật so với những công trình khác trên thị trường hiện nay. Thoạt đầu mới nhìn vào bạn có thể thấy các căn nhà kiểu Nhật này khá phức tạp. Tuy nhiên, sự góc cạnh và sắp xếp có phần khó hiểu ở bên ngoài chính là vì không gian bên trong đang tận dụng diện tích để có thể linh hoạt chức năng cho từng khu vực hơn.
Phần mái của nhà 2 tầng kiểu Nhật đa số có độ dốc nhẹ để làm giảm áp lực của nước mưa khi rơi xuống. Bên cạnh đó thì vẫn có một số kiến trúc sử dụng mái bằng để tạo nên thiết kế độc đáo.
Nhà sân vườn kiểu Nhật
Nhà sân vườn kiểu Nhật đưa người ở đến gần với thiên nhiên hết mức có thể. Bạn sẽ gặp cây xanh ở bất cứ nơi nào trong quá trình dạo quanh khuôn viên của ngôi nhà. Những phần đất trống gần như là không có và thay vào đó là các dải cỏ xanh, bố trí thêm những loại chậu kiểng quý.
Với những công trình nhà vườn kiểu Nhật, diện tích ngôi nhà thường được tối giản hết mức. Đồng thời, các thiết kế kiến trúc nhà kiểu Nhật để đưa con người đến gần với thiên nhiên thường sử dụng những loại vật liệu như gỗ, tre hoặc trúc, tạo nên sự đồng nhất trong không gian.
Nhà kiểu Nhật truyền thống
Nhà kiểu Nhật truyền thống được xây dựng dựa trên những cột gỗ được đặt trên các nền đá, cố định và có sự cân bằng vô cùng chắc chắn. Đồng thời, ngôi nhà sẽ được nâng lên hơn một gang tay để có thể tránh khỏi hơi lạnh từ mặt đất bốc lên. Nội thất bên trong tương đối đơn giản, người Nhật sẽ sử dụng thảm tatami thay vì các loại ghế ngồi khác. Vật liệu của ngôi nhà sẽ sử dụng gỗ là chủ yếu, các cánh cửa thiết kế kéo ngang. Phần mái sẽ có thêm hiên sau để giúp cho ngôi nhà có thể tránh khỏi sự hắt sáng của ánh nắng mặt trời.
Mẫu nhà kiểu Nhật hiện đại
Những ngôi nhà kiểu Nhật hiện đại đã được nâng cấp lên rất nhiều để có thể phù hợp với nhịp sống của con người hiện nay. Các ngôi nhà kiểu Nhật hiện đại có thể nâng thêm số tầng trong kiến trúc của mình. Mặt khác, sự xuất hiện của những cửa kính cũng giúp cho ngôi nhà trở nên sang trọng hơn.
Đa số những ngôi nhà kiểu Nhật hiện đại đều sử dụng mái bằng để tạo nên một kiểu kiến trúc gọn gàng và góc cạnh. Tuy hướng đến sự hiện đại nhưng những ngôi nhà kiểu Nhật này vẫn chú trọng với việc thiết kế không gian gần gũi với thiên nhiên hơn.
Dự toán chi phí xây dựng nhà kiểu Nhật
Các loại chi phí có thể bỏ ra cho xây dựng nhà kiểu Nhật
Để xây dựng được một căn nhà ưng ý, bạn có thể phải bỏ ra một số tiền rất lớn để dự án có thể tiến hành và hoàn thành một cách hoàn hảo nhất. Trong đó sẽ có nhiều hạng mục ảnh hưởng trực tiếp đến tổng chi phí xây dựng mà bạn cần phải liệt kê.
Cụ thể:
- Nếu mảnh đất của bạn là đất nền yếu, bạn phải bỏ thêm chi phí ép cọc và gia cố móng.
- Chi phí để xin duyệt cấp phép xây dựng, đây là hoạt động phải tiến hành, nếu không bạn sẽ được tính vào diện xây dựng nhà ở trái phép và có khả năng sẽ bị gỡ bỏ trong tương lai.
- Chi phí xây dựng cơ bản chính là bao gồm chi phí xây dựng phần thô và xây dựng hoàn thiện cho toàn bộ công trình. Tùy vào những đơn vị thi công mà sẽ có sự chênh lệch trong mức giá.
- Tất cả các công trình đều phải có một danh mục chi phí những khoảng có khả năng phát sinh thêm. Cụ thể như sự biến động của giá nguyên vật liệu, nhân công,…
- Chi phí để có thể đảm bảo được công trình có thể thi công hoàn thiện và an toàn, đây là khoản chi phí bị bỏ qua khá nhiều. Tuy nhiên, chi phí này sẽ giúp cho ngôi nhà có thể đảm bảo được sự hoàn thiện. Trong đó sẽ bao gồm chi phí thiết kế, giám sát thi công, bảo dưỡng và sửa chữa,…
Cách tính tổng diện tích xây dựng
Nếu bạn đã xác định được thiết kế nhà kiểu Nhật và diện tích thi công của mình là bao nhiêu, hãy cùng tham khảo cách tính chi phí xây dựng sau:
- Chi phí xây dựng tầng: 1 tầng sẽ tính tỷ lệ là 100% diện tích của công trình, nếu tăng số tầng lên thì nhân 100% cho số tầng.
- Mái nhà: tùy vào vật liệu thi công, mái tôn sẽ được tính là 30%, thi công mái bằng sẽ được tính là 50% và vật liệu là ngói thì sẽ là 70% chi phí.
- Các chi phí thi công phần thô hiện nay trên thị trường giao đồng từ 2.500.000 VNĐ cho đến 3.000.000 VNĐ. Tùy vào sự biến động của thị trường mà sẽ có sự thay đổi khác. Nếu sử dụng trọn gói xây dựng thì sẽ từ 6.000.000 VNĐ cho đến 8.000.000 VNĐ.
Đây chính là cách tính cơ bản cho việc thi công một công trình nhà kiểu Nhật mà bạn cần biết. Tuy nhiên, cần phải đi vào ví dụ cụ thể thì mới hiểu rõ được cách tính này như thế nào. Đừng bỏ qua thông tin tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tính dễ hiểu nhất.
Ví dụ cụ thể về cách tính tổng diện tích xây dựng nhà kiểu Nhật
Để có thể xây dựng được một ngôi nhà với 50m2 sàn xây dựng, bạn có thể bỏ ra chi phí là bao nhiêu?
Đầu tiên, chúng ta cần phải tính tổng diện tích công trình sẽ tiến hành thi công và xây dựng:
- Phần diện tích 1 tầng trệt: 5 x 10 = 50m2.
- Phần diện tích 2 tầng lầu cần thi công: 5 x 10 x 2 = 100m2.
- Phần thi công mái (cho là mái ngói): 5 x 10 x 70% = 35m2
Vậy tổng diện tích cần thi công sẽ là 50m2 + 100m2 + 35m2 = 185m2. Tính cho chi phí xây dựng trung bình là 185m2 x 6.500.000 tương đương 1,2 tỷ đồng. Ngoài ra, còn sẽ tính thêm những chi phí khác có thể phát sinh trong quá trình xây dựng thì giao động của việc xây nhà kiểu Nhật với 50m2 (1 trệt 2 lầu) sẽ cao hơn 1,2 tỷ đồng.
Những ngôi nhà kiểu Nhật thường có sức hút rất riêng. Đó không chỉ là sự tối giản mà còn là những hình ảnh hết sức tinh tế. Tạo nên một không gian sống hoàn hảo và vô cùng thoải mái. Với những chia sẻ trên đây, hy vọng rằng bạn đã nắm được những yếu tố chính trong thiết kế nhà kiểu nhật. Đồng thời có được những ý tưởng thiết kế độc đáo cho không gian sống của mình.