Mâm ngũ quả là thứ không thể thiếu trên bàn thờ gia tiên của gia đình Việt mỗi độ Tết về. Tuy nhiên, khái niệm phong thuỷ trái cây cũng như cách sử dụng trái cây phong thuỷ vào mâm ngũ quả để đem tài lộc cả năm về nhà không phải ai cũng biết. Tuổi Trẻ Bộ Xây Dựng sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi phong thuỷ trái cây là gì và ý nghĩa của từng loại trái cây đặt trên bàn thờ để nguyện cầu được chứng giám.
Phong thuỷ trái cây là gì?
Trái cây là kết tinh cuối cùng từ cây cối, từ sức lao động bỏ ra mà con người thụ hưởng. Theo quan niệm, “kết quả” thể hiện sự viên mãn, đủ đầy, biểu tượng của lời nguyện cầu muốn dâng lên bàn thờ gia tiên, thần linh. Theo phong thuỷ, việc chọn lựa trái cây nên chú ý đến màu sắc, số lượng và ý nghĩa của từng loại.
Trong những ứng dụng của phong thuỷ truyền thống, trái cây được phân loại từ các văn bản cổ dựa trên các đặc trưng về tuổi thọ, sự giàu có, thịnh vượng, khả năng sinh sản… Lựa chọn trái cây như một phương pháp chữa bệnh phong thuỷ và đòi hỏi bạn phải thấu hiểu được năng lượng của mỗi loại để đạt được ý nguyện.
Ý nghĩa của một số loại trái cây phong thuỷ
Những loại trái cây dùng trong phong thuỷ được gợi ý dưới đây có thể ứng dụng vào chính ngôi nhà của bạn để đem tới nhiều điều tốt đẹp trong cuộc sống.
Đào
Quả đào là loại trái cây phong thuỷ phổ biến nhất. Loại quả này biểu tượng cho sức khỏe, tuổi thọ và sự giàu có. Ngoài ra, trái đào cũng biểu trưng cho phong thuỷ tình yêu và hôn nhân.
Lựu
Lựu đặc trưng bởi hạt nhiều, bọng nước nên loại trái cây phong thuỷ này tượng trưng cho khả năng sinh sản. hoá giải và thúc đẩy vận may cho con cái. Những cặp vợ chồng hiếm muộn có thể xem lựu như “loại thuốc” giúp họ mau chóng sinh con đẻ cái.
Nho
Nho trong phong thuỷ biểu tượng cho sự phong phú về của cải vật chất và đại diện cho sự thành công ở hiện tại hoặc ở tương lai gần. Đôi khi nho được dùng để làm phương thuốc hoá hung thành cát.
Táo
Trái táo trong tiếng Trung có phát âm gần với từ “hoà bình”. Đây là loại trái cây phong thuỷ biểu tượng cho sức khỏe và gia đình hoà hợp. Táo có màu đỏ mang ý nghĩa rất tốt, nhưng các quả táo xanh hoặc vàng cũng được sử dụng phổ biến tuỳ theo thuộc tính màu.
Dứa
Phát âm từ “dứa” trong tiếng Hoa cũng gần với âm thanh của từ “may mắn đến theo cách của bạn”. Do đó, dứa trở thành biểu trưng phong thuỷ về sự thịnh vượng, phát đạt và may mắn.
Cam
Cam được ứng dụng trong phong thuỷ truyền thống bởi sự tươi mát và sắc cam chất lượng. Nếu đặt 9 trái cam trong phòng khách hoặc phòng bếp được tin rằng sẽ gặp được may mắn, thịnh vượng. Ngoài ra, nhiều người tin rằng các loại trái cây có múi có thể giúp xua đuổi xui xẻo.
Xoài
Phát âm của người miền Nam thì xoài sẽ đọc thành “xài” nên những trái xoài đặt trên bàn thờ mang ý nghĩa mong cầu cho một cuộc sống đầy đủ, sung túc, không thiếu thốn về vật chất.
Chuối
Trong phong thủy, chuối là loại trái có ý nghĩa sự thu hút nên việc đặt chuối trên bàn thờ có mục đích thu hút tiền tài, vận may trong cuộc sống. Tuy nhiên, người ta khuyên không nên đem đi tảo mộ hoặc trong tháng cô hồn bởi ám chỉ “chào đón” các vị khách không mời.
Bưởi
Trong tiếng Trung, bưởi đọc gần giống từ “con trai”. Vì vậy, người người bày bưởi với ý nghĩa xin lộc về cho con cái. Dịp lễ Tết, người Việt hay đặt bưởi trên nải chuối xanh với mong muốn phúc lộc tìm đến nhà.
Thanh long
Không chỉ đẹp ở bên ngoài, người ta tin nếu đầu năm được rồng ghé thăm thì cả năm gia đình được may mắn, phát tài lộc.
Sung
Nghe tên gọi thì có lẽ nhiều người cũng có thể đoán được ý nghĩa phong thuỷ của loại trái này. Sung biểu trưng cho sự sung mãn cả về tình cảm, sức khỏe lẫn tiền bạc.
Đu đủ
Giống như tên gọi, đu đủ được dùng trong phong thuỷ trái cây với ước muốn thịnh vượngđủ đầy trong cuộc sống và tình cảm.
Với những chia sẻ trên đây, mong rằng các bạn đã hiểu được phong thuỷ trái cây là gì và có thể chọn được cho gia đình loại trái cây phong thuỷ phù hợp để dâng lên bàn thờ gia tiên và các thần linh, đem về điều may mắn cho gia đình.