Như chúng ta đã biết, cầu thang được ví như một chiếc xương sống. Nó có vai trò kết nối các tầng với nhau. Bởi vậy nên vị trí đặt cầu thang cũng được mọi người tính toán cẩn thận. Thiết kế cầu thang ở cuối nhà cũng được nhiều người cân nhắc. Nếu ai đang có ý định đặt cầu thang ở cuối nhà thì hãy tham khảo thật kỹ những thông tin sau đây nhé!

Lợi thế khi đặt cầu thang ở cuối nhà

Về vị trí đặt cầu thang trong nhà thì phụ thuộc rất nhiều vào kết cấu ngôi nhà và mục đích sử dụng của gia chủ. Mẫu thiết kế cầu thang ở cuối nhà cũng đem đến một số lợi lợi ích như sau:

Ảnh 1: Cầu thang bố trí cuối nhà mang đến một không gian rộng rãi và thoải mái hơn
Ảnh 1: Cầu thang bố trí cuối nhà mang đến một không gian rộng rãi và thoải mái hơn
  • Đặt cầu thang cuối nhà làm giảm diện tích dành cho cầu thang đặc biệt là những ngôi nhà ống
  • Tiết kiệm được nhiều diện tích cho ngôi nhà hơn
  • Mẫu cầu thang ở cuối nhà rất thích hợp với những nhà có kết hợp với kinh doanh. Gia chủ sẽ dành trọn được diện tích ở phía trước để dùng cho hoạt động kinh doanh.
  • Khi bố trí cầu thang ở cuối nhà giúp cho các công năng của ngôi nhà trở nên gọn gàng hơn.

Thiết kế cầu thang cuối nhà phù hợp với mẫu nhà

Khi thiết kế cầu thang thì có rất nhiều vị trí đặt cầu thang khác nhau. Bạn có thể bố trí cầu thang ở giữa nhà, bên trái, bên phải hay ở cuối nhà. Mỗi vị trí của cầu thang sẽ phù hợp với mỗi thiết kế nhà khác nhau. Và thiết kế cầu thang cuối nhà sẽ phù hợp với những mẫu nhà sau đây:

Thiết kế nhà ống

Nhà ống là kiểu nhà bị hạn chế về mặt chiều rộng. Vậy nên khi đặt cầu thang cuối nhà sẽ giúp gia chủ tối ưu diện tích mặt bằng. Điều này giúp cho không gian trở nên thoáng và rộng rãi hơn.

Ảnh 2: Thiết kế cầu thang ở cuối nhà đối với nhà ống giúp cho không gian thoáng đãng hơn
Ảnh 2: Thiết kế cầu thang ở cuối nhà đối với nhà ống giúp cho không gian thoáng đãng hơn

Đối với nhà ống thì bạn có thể sử dụng cầu thang được thiết kế từ bê tông cốt thép. Bề mặt của cầu thang làm từ bê tông và chia thành các bậc bằng gạch. Điều này giúp bạn tiết kiệm được chi phí xây dựng và tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Xem Thêm:   Bảng kê nguyên vật liệu xây nhà chuẩn & chi tiết từ A đến Z

Nhà ở kết hợp buôn bán, cho thuê văn phòng

Cầu thang ở cuối nhà rất thích hợp với những gia đình kết hợp nhà để ở và để kinh doanh, buôn bán cho thuê văn phòng. Đặt cầu thang ở phía sau sẽ giúp cho mặt tiền cho thêm diện tích và tạo được không gian riêng tư cho mọi người trong gia đình.

Ảnh 3: Cầu thang cuối nhà tạo không giang tư cho khu vực nhà ở
Ảnh 3: Cầu thang cuối nhà tạo không giang tư cho khu vực nhà ở

Cầu thang cuối nhà sẽ tách biệt khu vực buôn bán, cho thuê ở trước nhà và khu vực sinh hoạt hàng ngày ở các tầng phía trên. Ngoài ra, bạn có cánh cửa ngăn cách 2 không gian này với nhau để tránh sự làm phiền không đáng có của khách hàng.

Những ngôi nhà có chiều sâu

Đối với những ngôi nhà có chiều sâu thì cần phải đặt cầu thang ở cuối nhà. Nó sẽ tạo sự cân bằng và hài hòa cho không gian nhà ở. Giúp cho ngôi nhà giảm bớt đi về mặt chiều sâu. Đặc biệt, cầu thang ở cuối nhà sẽ giúp cho không gian phía trước trở nên thoáng đãng hơn.

Ảnh 4: Cầu thang ở cuối nhà là giải pháp tối ưu cho những ngôi nhà có chiều sâu
Ảnh 4: Cầu thang ở cuối nhà là giải pháp tối ưu cho những ngôi nhà có chiều sâu

Khi thiết kế cầu thang cho ngôi nhà có chiều sâu thì việc bố trí ánh sáng và nội thất trong phù hợp. Chọn kiểu cầu thang phù hợp với sở thích của gia chủ cũng như hài hòa với cách bố trí nội thất trong nhà là điều rất quan trọng. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng gầm cầu thang để chứa đồ, nhằm tiết kiệm diện tích cho căn nhà.

Những lưu ý khi thiết kế cầu thang ở cuối nhà theo phong thủy

Cầu thang không chỉ có tác dụng liên kết giữa các tầng với nhau mà còn có ý nghĩa quan trọng trong phong thủy. Cầu thang là nơi dẫn lối cho không khí và ánh sáng của toàn bộ ngôi nhà. Vì vậy, chúng ta phải thiết kế cầu thang sao cho hợp với phong thủy với những điều cần lưu ý như sau:

Tránh xây bậc cầu thang hở khi thiết kế cuối nhà

Bậc cầu thang hở là điều nên kiêng kỵ khi bố trí cầu thang ở cuối nhà. Bởi vì theo quan niệm phong thủy thì việc bậc thang không để hở sẽ làm cho ngôi nhà có vượng khí tốt hơn. Và các kẽ hở sẽ ảnh hưởng đến tài lộc và các nguồn vượng khí bị phân tán.

Đặc biệt, đối với những gia đình có trẻ con và người thì tránh xây bậc cầu thang hở. Nó làm cho sự di chuyển trở nên bất tiện và nguy hiểm hơn. Vì thế, điều này cần phải chú ý khi thiết kế cầu thang ở cuối nhà.

Ảnh 5: Thiết kế cầu thang ở cuối nhà không được có kẽ hở
Ảnh 5: Thiết kế cầu thang ở cuối nhà không được có kẽ hở

Chú ý việc đặt chân cầu thang khi thiết kế ở cuối nhà

Chân cầu thang có ảnh hưởng rất lớn đến phong thủy của ngôi nhà. Không nên đặt cầu thang ngay ở cửa ra vào, phòng ngủ. Điều này có thể dẫn đến việc tiêu tán tài sản trong gia đình. Chủ nhà sẽ gặp một số điều không may mắn về sức khỏe và tài lộc.

Nếu bạn đặt cầu thang ở trước cửa ra vào thì phải sắp xếp đồ vật sao cho gọn gàng, thông thoáng và sáng sủa. Khi đó, nguồn khi không tốt mới có thể giải tỏa và mang về vận khí tốt cho căn nhà. Ngoài ra, vị trí cầu thang giữa các tầng cũng phải có sự thống nhất với nhau.

Xem Thêm:   8 + Ý tưởng trang trí noel cho văn phòng công ty đẹp & độc đáo
Ảnh 6: Vị trí đặt chân cầu thang cũng rất quan trọng trong phong thủy
Ảnh 6: Vị trí đặt chân cầu thang cũng rất quan trọng trong phong thủy

Nên đặt cầu thang ở bên trái và bên phải ở cuối nhà

Đặt cầu thang ở bên trái hay bên phải là điều mà nhiều người thắc mắc. Theo kinh nghiệm thiết kế lâu năm thì chúng tôi khuyên bạn hãy đặt cầu thang ở phía bên trái ngôi nhà. Ở bên trái sẽ tiện nghi, khoa học hơn và tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Tuy nhiên nếu gia đình bạn có nhiều nam giới thì cầu thang nên được đặt ở phía bên phải. Như vậy sẽ giúp cho âm dương trung hòa và vận khí trong nhà ổn định, cân bằng hơn. Ngoài ra, bạn hãy xây thêm một số tiểu cảnh để thêm sinh khí cho ngôi nhà.

Ảnh 7: Nêu đặt cầu thang ở vị trí bên trái để tiện nghi và thẩm mỹ hơn
Ảnh 7: Nêu đặt cầu thang ở vị trí bên trái để tiện nghi và thẩm mỹ hơn

Trang trí cầu thang ở cuối nhà hợp phong thủy

Khi trang trí cho cầu thang, mọi người có thể chọn các chất liệu như gạch hoa, gỗ, gạch ốp. Những chất liệu này mang đến cảm giác an toàn, ấm cúng hơn. Ngoài ra, bạn có thể tận dụng gầm cầu thang để làm đủ đựng đồ hoặc tủ sách để tiết kiệm diện tích một cách tối đa.

Bên cạnh đó, bạn đừng quên trang trí cầu thang bằng những bức tranh hay đèn gắn tường. Điều này làm cho cầu thang thêm phần sinh động hơn. Và những chậu cây ở vị trí chiếu nghỉ sẽ giúp cho không khí trở nên thoáng mát hơn rất nhiều.

Ảnh 8: Trang trí cầu thang để nó thêm ấn tượng và độc đáo
Ảnh 8: Trang trí cầu thang để nó thêm ấn tượng và độc đáo

Không xây nhà vệ sinh dưới cầu thang

Việc xây nhà vệ sinh dưới cầu thang mặc dù sẽ giúp cho căn nhà trở nên rộng rãi hơn nhưng đây là điều không nên làm. Bởi vì khu vực cầu thang là nơi thu hút các dòng khí tốt. Nó vận chuyển dòng sinh khí này đến các khu vực trong nhà. Và khi bạn xây nhà vệ sinh ở phía dưới cầu thang sẽ ảnh hưởng xấu đến khả năng hút vận khí của cầu thang.

Ngoài ra, nhà vệ sinh là nơi chứa nhiều âm khí và khi đặt dưới cầu thang sẽ làm chặn các luồng khí tốt. Điều này tạo nên sự thụ động và khiến cho mọi người dễ gặp phải thất bại. Đặc biệt là những người nam giới trong gia đình có thể suy sụp và kiệt quệ về mặt tinh thần.

Ảnh 9: Thay vì đặt nhà vệ sinh ở dưới cầu thang thì chúng ta có thể thiết kế thành những cái tủ đựng đồ
Ảnh 9: Thay vì đặt nhà vệ sinh ở dưới cầu thang thì chúng ta có thể thiết kế thành những cái tủ đựng đồ

Chọn vật liệu phù hợp

Vật liệu để làm cầu thang rất quan trọng. Khi thiết kế cầu thang ở cuối nhà cần phải chọn vật liệu sao cho vững chắc và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Nên chọn những vật liệu có thể chịu được lực nặng của nhiều người cùng 1 lúc.

Mỗi loại vật liệu khác nhau thì sẽ có ảnh hưởng đến thẩm mỹ, phong thủy và giá thành khác nhau. Hiện nay, có 4 loại vật liệu mọi người thường dùng đó là: gỗ, bê tông, kính và sắt thép. Bạn có thể cân nhắc thật kỹ về 4 loại trên để chọn được vật liệu phù hợp nhất.

Ảnh 10: Chọn vật liệu phù hợp với thiết kế của ngôi nhà
Ảnh 10: Chọn vật liệu phù hợp với thiết kế của ngôi nhà

Đảm bảo ánh sáng cho cầu thang cuối nhà

Ở phía cuối nhà nên sẽ nhận được rất ít ánh sáng từ hệ thống đèn chiếu sáng tại khu vực chính trong nhà. Vậy nên để đảm bảo an toàn cho quá trình di chuyển thì mọi người phải có hệ thống ánh sáng cho cầu thang ở cuối nhà.

Xem Thêm:   20+ mẫu nhà để xe ô tô đẹp, hiện đại, tiện nghi chuẩn phong thuỷ

Bạn có thể lắp hệ thống ánh sáng ở hai bên lan can của cầu thang. Khi đó đèn sẽ chiếu sáng cho tường và các bậc cầu thang. Tạo nên nguồn sáng ấm áp và dễ chịu cho mắt nhìn. Cách bố trí đèn như thế này đang được nhiều người yêu thích.

Ảnh 11: Phải đảm bảo ánh sáng cho cầu thang cuối nhà đầy đủ
Ảnh 11: Phải đảm bảo ánh sáng cho cầu thang cuối nhà đầy đủ

Tránh làm cầu thang quá dài hoặc đứt đoạn

Đối với những ngôi nhà có nhiều tầng thì cần phải có chiếu nghỉ cầu thang. Không được thiết kế cầu thang quá dài đi từ tầng này liền qua tầng khác. Như vậy sẽ khiến cho người sử dụng dễ bị mất sức và gây nên tình trạng đau chân và mệt mỏi. Và theo phong thủy, cầu thang quá dài khiến cho khí sinh ra càng yếu.

Không chỉ có thế, khi thiết kế cầu thang cũng không được làm đứt đoạn cầu thang ở giữa các tầng. Đây là điều không tốt cho phong thủy. Điều này làm cho vận khí ngôi nhà không được thông suốt và thường xuyên đứt đoạn. Ngoài ra, còn tạo nên những điềm không may mắn và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người.

Ảnh 12: Khi cầu thang quá dài hoặc đứt đoạn sẽ ảnh hưởng xấu đến vận khí của ngôi nhà
Ảnh 12: Khi cầu thang quá dài hoặc đứt đoạn sẽ ảnh hưởng xấu đến vận khí của ngôi nhà

Cần thiết kế đèn cầu thang

Khi thiết kế đèn cho cầu thang cần phải phù hợp với diện tích của cầu thang. Cầu thang cần khoảng sáng là bao nhiêu và số lượng đèn như thế nào mới hợp lý. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa như ở nước ta thì nên chọn đèn có khả năng chống chịu tốt. Loại chất liệu phù hợp đó là plastic, mica, hợp kim sơn tĩnh điện và đồng đá đều được ưa chuộng.

Ảnh 13: Thiết kế hệ thống ánh sáng phù hợp
Ảnh 13: Thiết kế hệ thống ánh sáng phù hợp tạo điểm nhấn cho ngôi nhà

Chọn màu sơn cầu thang phù hợp

Chọn màu sơn cho cầu thang là điều rất quan trọng về mặt thẩm mỹ cũng như ý nghĩa phong thủy. Màu sơn vừa giúp cho cầu thang trở nên nổi bật hơn đem lại vận khí tốt cho ngôi nhà. Vì vậy, chúng ta cần phải chọn được màu sơn phù hợp.

Khi chọn màu sơn cho cầu thang cần phải có sự hài hòa với nội thất trong nhà. Tuy nhiên, không được chọn màu đỏ. Đây là màu kỵ nhất khi chọn màu cho cầu thang. Bên cạnh đó, hạn chế những gam màu gây tối tăm và u ám như màu đen.

Ảnh 14: Khi chọn màu sơn cho cầu thang phải tạo sự hài hòa với nội thất căn nhà
Ảnh 14: Khi chọn màu sơn cho cầu thang phải tạo sự hài hòa với nội thất căn nhà

Tính bậc cầu thang hợp phong thủy

Các bậc cầu thang được tính theo chu kỳ sinh – lão – bệnh – tử. Nó được tính khá đơn giản từ bậc đầu tiên và bậc cuối cùng với công thức sau: N = 4n+1. Trong đó: N là số bậc còn n là số chu kỳ. Bạn tính số bậc sao cho bậc cuối cùng rơi vào chữ Sinh của chu kỳ là tốt. Điều này với hi vọng mang lại may mắn và tài lộc cho mọi người trong gia đình.

Ảnh 15: Số bậc cầu thang phù hợp với yếu tố phong thủy
Ảnh 15: Số bậc cầu thang phải đảm bảo sao cho phù hợp với yếu tố phong thủy

Chọn kích thước cầu thang phù hợp

Việc chọn kích thước cho cầu thang cũng phải hợp với tiêu chuẩn an trong thiết kế. Kích thước và kỹ thuật của cầu thang đảm bảo những số liệu sau:

  • Thân cầu thang có chiều rộng từ 0.8 đến 1.5m
  • Độ dốc tương ứng với chiều rộng là 24 – 30 cm và độ cao là 15 đến 18cm
  • Lan can phải đảm bảo độ cao từ 85 đến 90 cm.
  • Chiếu nghỉ cầu thang lớn hơn hoặc bằng chiều rộng của thân cầu thang (0.8 đến 1.5m).

Như vậy, bài viết này đã cung cấp cho bạn một số điều cần biết khi thiết kế cầu thang ở cuối nhà sao cho hợp phong thủy. Đây là điều bạn nên chú ý để mang đến tài vận và may mắn cho gia đình. Với những thông tin này sẽ giúp ích cho mọi người trong việc thiết kế và bố trí cầu thang. Nếu mọi người có điều gì cần giải đáp thì hãy comment vào dưới bài viết này nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *