Việt Nam là một quốc gia có nhiều sông ngòi, ao hồ vì thế hình ảnh sông nước và cá sẽ gắn liền với văn hoá Việt. Đặc biệt, hình tượng con cá chép không còn xa lạ với người dân nữa. Cá chép không chỉ là một loại cá dùng làm món ăn mà cá còn là biểu tượng của nhiều hình ảnh khác nhau, vừa là con vật cúng ông Công ông Táo về Trời, vừa là hình tượng của sự may mắn, tài lộc.

Ý nghĩa của tượng cá chép trong phong thủy

Thông qua câu chuyện sự tích cá chép hoá rồng chúng ta có thể thấy được cá chép không đơn thuần là chỉ mang một ý nghĩa tượng trưng mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu xa, đặc biệt trong phong thủy:

Biểu tượng của sự may mắn trong học hành và thi cử: Hình ảnh con cá chép khi cố gắng vượt qua cửa Vũ Môn để có thể tiến hóa thành rồng cũng sẽ tương ứng với việc học sinh viên vượt qua những những kỳ thi quan trọng khẳng định năng lực cũng như là để thành công và phát triển.

Biểu tượng của tiền tài và danh vọng: Cá chép là loài cá nhảy rất giỏi có thể nhảy qua cửa long môn để hóa thành rồng thì cũng sẽ là tượng trưng cho sự thăng quan, tiến chức trong công việc. Ngoài ra, theo tiếng Hán thì cá gọi là “ngư” – có âm đọc là ”Yu” đồng âm với “dư” 餘 (có nghĩa là dư dả) và hình vẽ cá thường được kết hợp với nhiều hoa văn khác có thể hiểu là “hữu dư” có nghĩa là “có”, tức giàu có: dư ăn dư để. Vì vậy, Cá Chép được coi như một biểu tượng của tiền tài và danh vọng.

Xem Thêm:   Đá hồ ly có tác dụng gì? Có nên đeo đá hồ ly hay không?

Biểu tượng của sự kiên trì, nhẫn nại: Được biết, trong sự tích cá chép hóa rồng thì có rất nhiều con vật khác nhau cũng tham gia thử thách nhưng tất cả chỉ có thể vượt qua cửa ải thứ nhất và thứ hai, không đủ sức cũng như sự kiên trì để vượt cửa ải cuối cùng. Nhưng chỉ có cá chép có đủ các yếu tố này nên đã thành công trong việc hóa thành rồng. Vì vậy, cá chép sẽ mang thêm ý nghĩa về sự kiên nhẫn, kiên trì vượt mọi khó khăn.

Biểu tượng hạnh phúc trong hôn nhân: Trong phong thuỷ cá chép là biểu tượng của âm dương, là đại diện cho người nam và người nữ. Chúng ta thường bắt gặp hình ảnh của một cặp cá chép chứ không phải một con riêng biệt. Vậy cho nên, cá chép còn thể hiện cho cuộc sống hôn nhân không có sự tranh cãi, hôn nhân được viên mãn và hạnh phúc.

Biểu tượng cầu con đàn cháu đóng: Cá chép là loài cá đẻ một lúc rất nhiều trứng, cũng đồng nghĩa với việc sinh con đàn, cháu đóng. Nên người dân cũng dùng hình tượng của cá chép để cầu được quý tử.

Với người Nhật Bản họ rất ưa chuộng xăm hình cá chép lên cơ thể vì theo quan niệm ho cho rằng hình xăm đó sẽ giúp xua tan tà khí.

Cách bài trí tượng cá chép chuẩn để tiền tài vô như nước

Cá chép sẽ không phát huy được hết những ý nghĩa biểu trưng của nó nếu như bạn chỉ sở hữu nó mà không kết hợp đúng vị trí. Để ‘tiền vô như nước’, bạn có thể đặt tượng cá chép ở những vị trí sau đây:

Xem Thêm:   Top 20 cây cảnh bonsai đẹp nhất Việt Nam, cực hợp phong thủy

– Nếu muốn tiền tài vô như nước thì nên đặt tượng cá chép ở ngay phòng khách, vì vị trí này sẽ là nơi tích tụ nhiều vận khí, giúp gia đình có sức khoẻ, phát tài, phát lộc.

– Nếu muốn học hành suôn sẻ, thi cử đỗ đạt thì nên để vật phẩm cá chép trên bàn học của bạn.

– Nếu muốn thành công, thăng quan tiến chức trong công việc cũng như giúp bạn có tập trung và sáng tạo thì nên đặt tượng cá chép ở ngay bàn làm việc.

– Về hướng đặt tượng trong phong thuỷ: Nên đặt tượng cá chép ở hướng Đông Nam – cung Phú Quý đây là biểu tượng cho việc gia tăng sự giàu có.

Một số kiêng kỵ khi đặt tượng cá chép:

Không được đặt tượng cá chép ở nhà bếp, vì cá chép tượng trưng cho mệnh thuỷ còn bếp tượng trưng cho mệnh hoả và hoả thường khắc thuỷ, sẽ làm cho gia chủ gặp nhiều xui xẻo, bệnh tật.

Không đặt tượng cá chép ở giữa cửa vì sẽ làm ngăn cản tiền tài, bổng lộc đi vào nhà.

Không đặt cá chép trong phòng ngủ vì phòng ngủ thuộc tính âm khắc với tính dương của cá.

Không nên đặt cá chép ở hướng Đông, Nam, Tây Bắc vì các hướng này thường khắc với hành Thủy của cá.

Thông qua bài viết này, Tuổi Trẻ Bộ Xây Dựng hy vọng rằng bạn sẽ hiểu rõ hơn về ý nghĩa cũng như cách bày trí hình tượng cá chép sao cho phù hợp với phong thuỷ. Hãy để lại bình luận bên dưới nếu như bạn có những ý kiến góp ý nhé.

Xem Thêm:   Ý nghĩa và cách trồng cây khế trong phong thủy

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *