Các mẫu cổng gỗ đẹp sang trọng vẫn chưa bao giờ hết hot trong thiết kế kiến trúc nội ngoại thất. Hiện nay, nhờ sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật ngày càng có nhiều mẫu cổng đa dạng hiện đại, đặc sắc. Vì vậy bạn hãy cùng website điểm qua top 20+ mẫu cửa cổng bằng gỗ đẹp, sang trọng nhất.

Ưu, nhược điểm khi làm cổng bằng gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên là loại gỗ được lấy trực tiếp từ các khu vực trồng cây như rừng trồng, rừng nguyên sinh. Nhìn chung các loại cây lấy gỗ đều có đặc điểm là thân cứng và chắc chắn. Vì thế một số ít những cây lấy tinh dầu hay lấy nhựa thì có thể tận dụng khai thác gỗ thêm.

Ảnh 1: Gỗ tự nhiên chứa nhiều đặc tính vượt trội so với các loại vật liệu thiết kế cổng khác
Ảnh 1: Gỗ tự nhiên chứa nhiều đặc tính vượt trội so với các loại vật liệu thiết kế cổng khác

So với gỗ công nghiệp, gỗ tự nhiên không phải trải qua giai đoạn chế biến gỗ thành vật liệu khác. Khi gỗ được khai thác từ rừng về chỉ cần thực hiện gia công cơ bản như cắt, xẻ, tẩm, sấy….để tạo thành vật dụng. Nếu làm cổng bằng gỗ tự nhiên thì bạn phải đối mặt với một số ưu nhược điểm nổi bật sau:

  • Ưu điểm khi làm cổng bằng gỗ tự nhiên

Giá trị sử dụng lâu dài: Gỗ tự nhiên có độ bền rất cao nên giá trị sử dụng tương đối lâu với thời gian. Một số loại gỗ sử dụng càng lâu thì giá trị gỗ càng tăng như Pơ mu, Giáng Hương, Đinh Hương, Gụ, Trắc…

Tính thẩm mỹ cao: Nhữngriêng c cổng làm bằng gỗ tự nhiên có thể thể hiện tinh tế từng đường vân trên thân gỗ. Đây chính là vẻ đẹp đồng thời là sự khác biệt, đặc trưng riêng. Mỗi loại gỗ sẽ có kiểu vân riêng và không bị trùng lặp với bất kỳ loại gỗ nào khác. Thậm chí một vài người am hiểu về gỗ còn có khả năng phân biệt loài gỗ thông qua vân.

Đa dạng, phong phú: Cổng gỗ tự nhiên có thể đáp ứng sở thích của bất kỳ ai từ vân gỗ cho đến màu sắc trang trí. Hiện nay 2 màu gỗ được sử dụng nhiều nhất là màu cánh gián và nâu vàng nhạt đậm. Một số ít người khác thì lựa chọn không sơn màu để giữ được nét tự nhiên, dân giã.

Bền với nước: Trong điều kiện được tẩm sấy, sơn bả kỹ không hở mộng thì cổng gỗ dường như không hề bị ảnh hưởng bởi nước.

Vững chắc: Những loại cổng gỗ tự nhiên có độ vững chắc hơn hẳn cổng gỗ công nghiệp. Vì vậy dù bạn có lựa chọn loại gỗ tự nhiên bình dân hay quý hiếm thì cũng thoải mái yên tâm về độ chắc chắn.

Dễ dàng trang trí tạo hình: Bề mặt gỗ tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho các nghệ nhân trạm trổ điêu khắc những hoạ tiết nghệ thuật lên đó. Trong khi các loại cổng gỗ công nghiệp thì không thể.

Xem Thêm:   Khe lún là gì? Khoảng cách khe lún quy phạm là bao nhiêu?

Mang đậm phong cách riêng: Cổng gỗ tự nhiên mang đậm phong cách cổ điển, ấm cúng và sang trọng. Thông qua cổng gỗ bạn dễ dàng truyền đi thông điệp sống cá nhân và cả gia đình.

  • Nhược điểm khi làm cổng bằng gỗ tự nhiên

Giá thành tương đối cao: Lượng gỗ tự nhiên tại Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài về. Kết hợp thêm với đặc tính chế tác gỗ thủ công nên giá thành của cổng gỗ tự nhiên cao gấp nhiều lần so với cổng gỗ công nghiệp.

Cong vênh, co ngót: Hiện tượng cong vênh, co ngót có xảy ra nhưng không nhiều. Hiện tượng này thường diễn ra với những loại cổng không đạt tiêu chuẩn trong thi công. Nguyên nhân chủ yếu đến từ việc thợ gia công không có tay nghề cao hoặc sản xuất trong môi trường thiếu chuyên nghiệp. Thời gian đầu cổng sẽ không xuất hiện tình trạng cong vênh mà chỉ lộ dần sau 1 thời gian sử dụng.

Một số loại gỗ tự nhiên thường dùng để làm cổng 

Có vô vàn loại gỗ có thể ứng dụng vào để làm cổng. Tuy nhiên chỉ có duy nhất 4 loại gỗ đảm bảo mọi tiêu chí sản xuất ra 1 mẫu cổng gỗ đẹp. Cụ thể như sau:

Cổng gỗ lim

Lim là loại cây gỗ thuộc họ Fabaceae, chi Erythrophleum và loài Erythrophleum fordii. Tại Việt Nam loài cây này được xếp vào trong top 4 loại gỗ tứ thiết quý hiếm.

Ảnh 2: Gỗ lim vững chắc và trường tồn với thời gian
Ảnh 2: Gỗ lim vững chắc và trường tồn với thời gian

Xét về mặt ưu điểm, cổng gỗ lim xứng đáng được các gia chủ lựa chọn bởi những yếu tố nổi bật sau:

  • Cổng gỗ lim rất cứng chắc và nặng. Các loại côn trùng hay mối mọt không thể tác động, phá hoạt cổng. Ngoài ra độ chịu lực nén của cổng tương đối tốt nên có thể sử dụng ở nhiều vùng miền, điều kiện thời tiết.
  • Hình dáng vân gỗ dạng xoắn tạo ra bề mặt cổng gỗ đẹp. Trong trường hợp gia chủ thích màu gỗ đen tuyền cổ xưa có thể ngâm chúng dưới bùn 1 thời gian.
  • Cổng gỗ lim hiếm khi xảy ra tình trạng cong vênh nứt nẻ nên thời gian sử dụng vô cùng lâu.

Bên cạnh các ưu điểm tuyệt vời trên thì một số gia chủ vẫn dè chừng nó bởi gỗ lim được đánh giá là loại gỗ khá độc.

Ảnh 3: Mẫu cổng gỗ lim độc đáo
Ảnh 3: Mẫu cổng gỗ lim độc đáo

Cổng gỗ sồi

Nguồn cung cấp gỗ sồi chính tại Việt Nam đến từ hoạt động nhập khẩu. Trong đó các quốc gia thuộc châu Âu và Mỹ là 2 nguồn cung lớn nhất. Các sản phẩm làm từ gỗ sồi đặc biệt là cổng gỗ được rất nhiều gia chủ yêu thích yêu thích bởi:

  • Kết cấu gỗ cứng chắc nhưng trọng lượng không hề nặng như gỗ lim
  • Gỗ chịu lực tốt nên xưởng sản xuất dễ dàng uốn cong vằng hơi nước.
  • Gỗ sồi có 2 kiểu đường vân là vân sọc và vân núi. Kiểu vân này thích hợp phun những màu sáng để tạo ra hiệu ứng bắt mắt, độc đáo.
  • Dễ dàng thích nghi với điều kiện gió mùa nóng ẩm mưa nhiều tại Việt Nam.
Ảnh 4: Xét về độ vững chắc thì khó có loài gỗ nào có thể vượt qua gỗ sồi
Ảnh 4: Xét về độ vững chắc thì khó có loài gỗ nào có thể vượt qua gỗ sồi

Mặc dù chứa nhiều tính năng vượt trột nhưng cổng gỗ sồi vẫn chứa đựng 1 vài hạn chế. Sự vững chắc quá cao của gỗ sồi có thể khiến quá trình thi công cổng và những sản phẩm khác gặp nhiều khó khăn. Từ đó kéo dài thời gian sản xuất và chi phí mua bán. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu gỗ sồi có thể gây ra tình trạng gia chủ mua phải hàng giả, kém chất lượng.

Xem Thêm:   Đơn giá xây dựng năm 2023 là bao nhiêu tiền 1 m2?
Ảnh 5: Vẻ đẹp hiện đại của cổng gỗ sồi
Ảnh 5: Vẻ đẹp hiện đại của cổng gỗ sồi

Cổng gỗ gụ

Nhắc đến các loại cổng gỗ đẹp không thể không nhắc đến cổng gõi gụ. Đây là loại gỗ rất quý hiếm và được xếp vào nhóm gỗ I. Gia chủ có thể nhận diện gỗ gụ thông qua các đặc điểm riêng sau:

  • Màu sắc: Màu sắc của gỗ gụ phụ thuộc vào độ tuổi của cây. Khi mới khai thác gỗ gụ sẽ có màu vàng và sau 1 thời gian thì chuyển sang màu nâu đậm hoặc nâu đỏ.
  • Trọng lượng: Trọng lượng của gỗ gụ rất nặng. So với các loại gỗ thường khác thì gỗ gụ nặng gấp vô số nhiều lần
  • Mùi hương: Mùi hương đặc trưng của gỗ gụ mà không thể nhầm lẫn với các loại gỗ khác là mùi chua nhưng không hăng.
  • Vân gỗ: Hàng vân gỗ thuộc loại cực phẩm. Hàng vân gỗ màu vàng trắng, thớ thẳng và vô cùng mịn màng
  • Một vài đặc tính khác: Gỗ cứng, độ bền cao, chịu nén tốt trong thời tiết khắc nghiệt…
Ảnh 6: Giá thành thiết kế gỗ gụ có thể lên đến hàng trăm triệu đồng
Ảnh 6: Giá thành thiết kế gỗ gụ có thể lên đến hàng trăm triệu đồng
Ảnh 7: Vẻ đẹp đầy sang trọng tinh tế của mẫu cổng gỗ gụ
Ảnh 7: Vẻ đẹp đầy sang trọng tinh tế của mẫu cổng gỗ gụ

Cổng gỗ táu

Gỗ táu là (Vatica tonkinensis A.Chev) thuộc họ thực vật Dipterocarpaceae (Dầu). Đây cũng là 1 trong số ít loại gỗ được xếp vào nhóm “tứ thiết” quý hiếm. Về các đặc điểm nổi bật, cổng gỗ táu cũng mang nhiều ưu điểm của các loại gỗ trên như: bền vững, chịu lực tốt, tính thẩm mỹ cao… Thời gian sử dụng gỗ táu càng lâu thì giá trị gỗ càng tăng cao.

Ảnh 8: Gỗ táu nằm trong top gỗ quý hiếm loại II ở Việt Nam
Ảnh 8: Gỗ táu nằm trong top gỗ quý hiếm loại II ở Việt Nam
Ảnh 9: Mẫu cổng 2 cánh được thiết kế bằng gỗ táu
Ảnh 9: Mẫu cổng 2 cánh được thiết kế bằng gỗ táu

Mẫu thiết kế cổng gỗ đẹp theo số cánh 

Mẫu thiết kế cổng gỗ đẹp theo số cánh được chia làm 2 dạng bao gồm mẫu cổng 2 cánh và mẫu cổng 4 cánh. Đặc điểm cụ thể của từng mẫu cánh như sau:

Mẫu cổng 2 cánh

Đây là mẫu cổng đang được các gia chủ yêu thích và săn đón nhất hiện nay. Những hoạ tiết vuông vắn, đường vân sắc nét tinh xảo của cổng 2 cánh có thể làm siêu lòng bất cứ gia chủ nào. Khi thiết kế cổng 2 cánh, đơn vị thi công sẽ sản xuất từ gỗ nguyên khối nên bạn yên tâm về độ bền vững chắc chắn của sản phẩm.

Ảnh 10: Cổng 2 cánh mẫu 1
Ảnh 10: Cổng 2 cánh mẫu 1

Nếu biết cách bảo quản tốt, cửa gỗ 2 cánh hoàn toàn số thể đồng hành cùng gia đình bạn hàng chục năm, thậm chí là hàng trăm năm. Mẫu cổng này chủ yếu thiết kế từ các loại gỗ như gỗ táu, gỗ gụ, gỗ lim, gỗ gõ đỏ…

Để trang trí cho cổng 2 cánh, gia chủ có thể thiết kế thêm mái che mưa nắng phía trên. Mái che vừa giúp bảo vệ cổng vừa tăng thêm tính thẩm mỹ.

Ảnh 11: Cổng làm băng gỗ 2 cánh mẫu 2
Ảnh 11: Cổng làm băng gỗ 2 cánh mẫu 2

Mẫu cổng 4 cánh

Mặc dù mẫu cổng 4 cánh được ít người sử dụng hơn nhưng không ai có thể phủ nhận rằng nó là mẫu cổng gỗ đẹp. Mẫu cổng này thường được thiết kế khi gia chủ không muốn sử dụng hệ cổng tù.

Ảnh 12: Cổng 4 cánh mẫu 1
Ảnh 12: Cổng 4 cánh mẫu 1

Ưu điểm lớn nhất của cổng 4 cánh là gọn nhẹ và đóng mở nhanh. Nó cực kỳ thích hợp với những gia đình ưa thích sự độc lạ và phải thường xuyên đi lại nhiều.

Ảnh 13: Cổng 4 cánh mẫu 2
Ảnh 13: Cổng 4 cánh mẫu 2

Thay vì thiết kế kiểu mái vòng như cổng gỗ 2 cánh, cổng 4 cánh tối ưu bằng mẫu thiết kế đồng bộ và thẳng hàng. Điều này khiến nó trông rất đơn giản nhưng không kém phần tinh tế. Chiêm ngưỡng mẫu cổng này, gia chủ có thể thấy sự giao thoa hoàn hảo giữa sự hiện đại độc đáo và cổ điển sang trọng.

Xem Thêm:   5 mẫu homestay nhà container 50 triệu siêu đẹp tiết kiệm

Mẫu cổng gỗ theo loại hình ngôi nhà

Ngoài các yếu tố về chất liệu kiểu cách, một mẫu cổng gỗ đẹp còn phải đảm bảo phù hợp với loại hình nhà. Đặc điểm của mẫu cổng gỗ cho từng loại nhà như sau:

Mẫu cổng gỗ cho biệt thự

Mẫu cổng gỗ cho biệt thự mang theo 2 xu hướng rõ rệt là cổ điển hoặc hiện đại. Tại Việt Nam phần lớn các công trình biệt thự đều lấy cảm hứng thiết kế cổng như trong phủ đường ngày xưa. Đặc điểm nổi bật của nó là màu trầm ấm, trạm trổ tinh tế và có phần cầu kỳ.

Một vài biệt thự khác thì lại thiết kế cổng gỗ lấy cảm hứng từ lối kiến trúc châu Âu. Không cầu kỳ như mẫu cổng cổ điển, mẫu cổng này khá đơn giản và nhiều điểm tương đồng với hệ cửa sắt hộp có các khe thoáng.

Ảnh 14: Cổng gỗ kết hợp với mái vòm đơn giản cho nhà biệt thự
Ảnh 14: Cổng gỗ kết hợp với mái vòm đơn giản cho nhà biệt thự
Ảnh 15: Cổng biệt thự cổ điển trầm ấm
Ảnh 15: Cổng biệt thự cổ điển trầm ấm

Mẫu cổng gỗ cho nhà phố 

Kiểu cổng phù hợp nhất cho mẫu nhà phố là cổng 2 cánh. Bởi nà phố vốn mang bản chất của sự hiện đại phóng khoáng nên kiểu cổng 2 hoàn toàn có thể đáp ứng được tính chất này. Ngoài mẫu cửa 2 cánh truyền thống, gia chủ hãy tự tạo ra nét phong cách riêng bằng các tô điểm thêm khung nhôm chẳng hạn.

Ảnh 16: Mẫu cổng nhà phố độc lạ
Ảnh 16: Mẫu cổng nhà phố độc lạ
Ảnh 17: Cổng nhà gỗ phong cách châu Âu
Ảnh 17: Cổng nhà gỗ phong cách châu Âu

Mẫu cổng gỗ cho nhà vườn

Mẫu cổng gỗ cho nhà vườn thích hợp với cả 2 mẫu cổng 2 cánh và 4 cánh. Những mẫu cổng này tạo ra độ bề thế cho ngôi nhà đồng thời tăng thêm sự thu hút cho khu vườn. Bạn tham khảo mẫu cổng gỗ đẹp cho nhà vườn dưới đây.

Ảnh 18: Mẫu cổng nhà vườn đơn giản
Ảnh 18: Mẫu cổng nhà vườn đơn giản
Ảnh 19: Mẫu cổng nhà vườn độc lạ
Ảnh 19: Mẫu cổng nhà vườn độc lạ

Những lưu ý khi thiết kế cổng gỗ 

Thiết kế cổng gỗ đóng vai trò rất quan trọng khi thiết kế 1 căn nhà. Nắm chắc các lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng được 1 cổng gỗ đẹp như ý muốn.

Mái cổng gỗ

Người xưa thường có câu “nhà cao cửa rộng” ý muốn nói đến sự hài hoà cân đối giữa nhà và cổng. Như vậy lưu ý đầu tiên mà gia chủ cần lưu tâm đó là thiết kế mái cổng sao cho phù hợp cân đối với cổng chính và căn nhà. Sự mất cân đối không chỉ ảnh hưởng đến yếu tố thẩm mỹ mà còn gây ra hậu quả nghiêm trọng theo phong thủy.

Theo phong thủy, nếu mái cổng quá lớn so với ngôi nhà, vận mệnh của gia chủ chuyển biến theo chiều hướng tiêu cực, tiền bạc tài chính không được thuận lợi, công việc gặp nhiều khó khăn. Còn mái cổng có kích thước quá nhỏ thì khí vào nhà sẽ bị hạn chế. Từ đó dẫn đến mẫu thuẫn bất đồng giữa các thành viên trong gia đình.

Ảnh 20: Mái cổng phù hợp với kích thước của cổng chính
Ảnh 20: Mái cổng phù hợp với kích thước của cổng chính
Ảnh 21: Cổng đỏ kết hợp với mái trắng tạo ra sự hài hoà bắt mắt
Ảnh 21: Cổng đỏ kết hợp với mái trắng tạo ra sự hài hoà bắt mắt

Trụ cổng gỗ 

Đối với trụ cổng gỗ, gia chủ lưu ý 2 điều sau:

  • Chọn mẫy cổng trụ phù hợp: Trụ cổng gỗ kết hợp với cổng chính và căn nhà thành 1 không gian thống nhất. Điều này đòi hỏi gia chủ phải thật cẩn trọng trong công đoạn thiết kế kích thước, màu sắc, kiểu dáng cho cổng trụ.
  • Chọn loại gỗ bền chắc: Phần trụ cổng đóng vai trò nâng đỡ cổng chính nên loại gỗ thiết kế phải thật bền chắc và vững vàng.
Ảnh 22: Trụ cổng gỗ vững chắc và cân đối
Ảnh 22: Trụ cổng gỗ vững chắc và cân đối
Ảnh 23: Trụ cột đơn giản nhưng tương đối chắc chắn
Ảnh 23: Trụ cột đơn giản nhưng tương đối chắc chắn

Phào chỉ

Hoạ tiết phào nhằm mục đích trang trí và tạo bề thế cho chiếc cổng. Hoạ tiết phào chỉ sẽ thích hợp với những căn nhà và kiểu cổng gỗ hiện đại hơn là cổ điển. Ngoài ra, hoạ tiết phào chỉ tạo ra hiệu ứng to lớn nên những căn nhà diện tích vừa phải nên cân nhắc trước khi sử dụng.

Ảnh 24: Mẫu cổng có phào chỉ đơn giản
Ảnh 24: Mẫu cổng có phào chỉ đơn giản
Ảnh 25: Phào chỉ nhẹ nhàng làm điểm nhấn cho nét cổ điển của cổng gỗ
Ảnh 25: Phào chỉ nhẹ nhàng làm điểm nhấn cho nét cổ điển của cổng gỗ

Cổng là yếu tố đầu tiên khi nhìn vào căn nhà bạn nên càng đầu tư cho nó bao nhiêu căn nhà bạn càng tốt, đẹp bấy nhiêu. Với những thông tin phía trên, website tin chắc rằng bạn sẽ thiết kế được 1 mẫu cổng gỗ đẹp như ý. Hãy comment xuống bài viết nếu bạn cần tư vấn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *