Móng bè là loại móng chúng ta có thể thường xuyên thấy xuất hiện ở nhiều công trình thi công xây dựng. Tuy nhiên, móng bè phù hợp nhất với những công trình như thế nào? và cấu tạo của móng bè ra sao? Nếu bạn cũng đang quan tâm về móng bè thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau.

Móng bè là gì?

Móng bè hay còn gọi là móng nền, đó chính là kết cấu kỹ thuật nằm ở phần dưới cùng của một công trình xây dựng. Nó đảm nhiệm chức năng chính là hỗ trợ tải trọng của công trình vào nền đất, giúp công trình có thể chịu được sức ép của các khối vật chất nằm ở bên trên đồng thời đảm bảo sự chắc chắn an toàn cho toàn bộ công trình thi công xây dựng.

Ảnh 1: Móng bè hay còn gọi là móng nền, đó chính là kết cấu kỹ thuật nằm ở phần dưới cùng của một công trình xây dựng
Ảnh 1: Móng bè hay còn gọi là móng nền, đó chính là kết cấu kỹ thuật nằm ở phần dưới cùng của một công trình xây dựng

Móng bè còn được gọi là móng toàn diện, loại móng này nông và được thiết kế sử dụng chủ yếu ở những nơi có nền đất yếu, có sức đề kháng thấp dù ở trong môi trường có nước hay không có nước. Ngoài ra nó còn phục vụ yêu cầu kết cấu của một số công trình bên dưới là tầng hầm, kho, bể vệ sinh, bồn chứa, hồ bơi.

Cấu tạo của móng bè

Phần móng bè rất quan trọng trong việc chịu được lực tác động của sức nặng các công trình. Thông thường cấu tạo móng bè sẽ bao gồm.

  • Lớp bê tông sàn có độ dày 10cm.
  • Kích thước của dầm móng là 300×700(mm).
  • Chiều cao bản móng chuẩn 32cm
  • Thép bản móng hợp chuẩn là 2 lớp thép Phi 12a200.
  • Thép dầm móng có kích thước chuẩn là thép dọc 6 phi (20-22) và thép đai là phi 8a150.
Ảnh 2: Phần móng bè rất quan trọng trong việc chịu được lực tác động của sức nặng các công trình.
Ảnh 2: Phần móng bè rất quan trọng trong việc chịu được lực tác động của sức nặng các công trình.

Kết cấu của móng bè

Nếu một dự án công trình xây dựng có kích thước 5m x 5m và nặng 50 tấn, khi lựa chọn móng bè để thi công thì kết cấu móng bè có độ chịu lực được tính theo công thức sau:

Trọng lượng công trình / Diện tích công trình = 50 tấn / 25m = 2 tấn.

Như vậy ta có thể kết luận được kết cấu xây dựng móng bè ở đây có thể chịu được 2 tấn/m vuông. Tuy nhiên, kết cấu móng bè sẽ được phân chia tính toán tùy thuộc vào các đặc tính riêng của từng khu vực để bảo đảm được độ an toàn tuyệt đối và tiết kiệm tối ưu chi phí xây dựng.

Xem Thêm:   20+ mẫu chòi nghỉ sân vườn đẹp, hiện đại và độc đáo
Ảnh 3: kết cấu móng bè sẽ được phân chia tính toán tùy thuộc vào các đặc tính riêng của từng khu vực
Ảnh 3: kết cấu móng bè sẽ được phân chia tính toán tùy thuộc vào các đặc tính riêng của từng khu vực

Ngoài ra còn có một số trường hợp như nếu móng bè được hỗ trợ bằng cột thì khả năng chịu lực xây dựng sẽ tăng lên đáng kể.

Ví dụ với chỉ số công trình đã nêu trên thì nếu có thêm 4 cột 1 x 1m thì tổng diện tích móng khi đó sẽ là 4m vuông kem theo đó hiệu suất trên mặt đất khi đó sẽ tăng lên là 50/16, rơi vào khoảng = 12,5 tấn /m vuông.

Tiêu chuẩn thiết kế móng bè

Trên thực tế, khi thi công bạn sẽ gặp vô số vấn đề khó lường trước được. Hãy tìm hiểu tiêu chuẩn thiết kế móng bègần nhất với thực tế để có thể dự phòng những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thi công thiết kế móng bè cho công trình:

Bản phẳng

Chiều dài của bản là e = (⅙)l khoảng cách giữa các cột l < 9m và có tải trọng khoảng 1.000 tấn/cột.

Bản vòm ngược

Loại bản này thường được các nhà xây dựng sử dụng khi công trình có yêu cầu về độ chịu uốn lớn.

Với các công trình không lớn thì bản vòm có thể cấu tạo bằng gạch đá xây, bê tông với e = (0.032 l + 0.03)m và độ võng của vòm là f = 1/7 l ~ 1/10.

Ảnh 4: Cần tuân thủ các quy trình thiết kế móng bè chuẩn
Ảnh 4: Cần tuân thủ các quy trình thiết kế móng bè chuẩn

Kiểu có sườn

Loại có sường thường mang hình thức cấu tạo theo 2 kiểu là sườn nằm dưới có tiết diện hình thang (khả năng chống trượt tốt và có chiều hướng gia tăng) và sườn nằm trên bản.

Kiểu hộp

Đây là loại móng có thể phân bố đều lên trên nền đất nhưng lực thì chỉ tập trung tác động nhiều lên nó.

Móng kiểu hộp sẽ thường được sử dụng cho thiết kế nhà 2 tầng và những ngôi nhà có tầng, kết cấu khung chịu lực tốt đồng thời nó cũng là loại có độ cứng lớn nhất nhưng trọng lượng lại nhẹ.

Ưu và nhược điểm của móng bè

  • Ưu điểm:
  1. Móng bè đặc biệt thích hợp cho các công trình nhỏ và thiết kế không quá nặng và cầu kỳ như nhà cấp 4 hoặc các loại nhà từ 1 tầng, 2 tầng đến 3 tầng bởi nó có chi phí khá thấp và thời gian thi công ngắn gọn.
  2. Giải pháp hữu hiệu được lựa chọn nhiều trong các công trình có thiết kế bồn chứa, kho, hồ bơi hay tầng hầm, bể vệ sinh
  3. Ưu tiên xây ở những khu vực có mật độ xây dựng công trình thấp và ít chịu tác động 2 chiều khi kể cả khi gần các công trình lân cận.
Xem Thêm:   Tiêu chuẩn xây tường gạch đúng kỹ thuật, chất lượng trong xây dựng
Ảnh 5: Móng bè đặc biệt thích hợp cho các công trình nhỏ và thiết kế không quá nặng và cầu kỳ
Ảnh 5: Móng bè đặc biệt thích hợp cho các công trình nhỏ và thiết kế không quá nặng và cầu kỳ
  • Nhược điểm
  1. Không phải tất cả các kiểu địa hình hay địa chất đều có thể áp dụng được móng bè. Phải tùy thuộc vào nơi phù hợp móng bè mới phát huy tốt khả năng của nó.
  2. Chiều sâu khi đặt móng bè khá nông, vì vậy nó sẽ kéo theo một số vấn đề như độ ổn định do các tác động từ môi trường ( sự thoát nước ngầm, động đất).
  3. Móng bè dễ bị lún hay bị lệch do các lớp địa chất bên dưới tác động và có thể bị thay đổi tại các vị trí lỗ khoan móng. Khiến công trình có thể xuất hiện vế nứt hoặc bị giảm tuổi thọ.

Quy trình thiết kế thi công móng bè

Nắm rõ các quy trình thiết kế thi công móng bè tiêu chuẩn để việc xây dựng thi công công trình ngày một dễ dàng hơn.

Giai đoạn chuẩn bị

Giai đoạn này các đơn vị nhà thầu cần chuẩn bị chu toàn các công tác xây dựng công trình hoàn chỉnh như sau:

Chuẩn bị mặt bằng công: Giải phóng mặt bằng và san lấp mặt bằng.

Chuẩn bị đầy đủ các nguyên vật liệu cần thiết cho xây dựng và các loại máy móc cũng như thiết bị thi công.

Ảnh 6: Quy trình thiết kế thi công không quá rườm rà nhưng cần sự cẩn trọng
Ảnh 6: Quy trình thiết kế thi công không quá rườm rà nhưng cần sự cẩn trọng

Đào đất hố móng

Sau khi xác định được diện tích công trình thi công theo bản thiết kế, trên diện tích đất sau khi đã được giải phóng mặt bằng và san lấp mặt bằng nhà thầu sẽ tiến hành đào hố móng ( hố móng sẽ được đào trên toàn bộ diện tích đất mà bản thiết kế nhà thầu quy định).

Xây tường móng

Sau khi đặt móng sẽ đến bước xây tường móng để củng cố sự chắc chắn cũng như trơn mịn của móng bè.

Đổ bê tông giằng móng

Để đảm bảo chất lượng bê tông móng và chất lượng toàn bộ công trình nhà thi công cần nhào trộn bê tông theo đúng tiêu chuẩn về liều lượng và tiến hành theo đúng quy trình, kỹ thuật cũng như thi công theo bản vẽ móng bè đã đề ra trước đó.

Ảnh 7: Đổ bê tông giằng là công đoạn khá quan trọng có khả năng giúp đảm bảo chất lượng bề tông móng bè cũng như tuổi thọ toàn bộ công trình
Ảnh 7: Đổ bê tông giằng là công đoạn khá quan trọng có khả năng giúp đảm bảo chất lượng bề tông móng bè cũng như tuổi thọ toàn bộ công trình

Cách thi công móng bè đúng chuẩn nhất thì bê tông sẽ được đổ vào theo từng lớp, mỗi lớp bê tông sẽ có độ dày khoảng từ 20cm – 30cm là hợp lý . Vừa đủ để bảo đảm cho sự liên kết giữa các lớp bê tông và hoàn thành mục tiêu lớp trên phải đổ chồng lên lớp dưới khi lớp dưới bắt đầu đông kết.

Xem Thêm:   Xác định cách tính mức giá 1m3 tường 220 xây bao nhiêu viên gạch

Đổ bê tông giằng là công đoạn khá quan trọng có khả năng giúp đảm bảo chất lượng bề tông móng bè cũng như tuổi thọ toàn bộ công trình về sau.

Nghiệm thu và bảo dưỡng móng

Sau khi hoàn thành các công đoạn đổ bê tông móng bè, móng bê tông cần phải luôn trong tình trạng được giữ ẩm cũng như được bảo dưỡng trước những tác động của thời tiết và môi trường tự nhiên.

Thông thường người ta sẽ bảo dưỡng móng bằng cách tưới nước để đảm bảo độ ẩm tiêu chuẩn cho đến khi kết cấu bê tông được kết dính chắc và đủ ngày tuổi công ra bê tông thành phẩm. Việc giữ ấm móng bê tông sẽ giúp móng luôn bảo đảm tốt nhất về chất lượng của nó.

Ảnh 8: Sau khi hoàn thành các công đoạn đổ bê tông móng bè, móng bê tông cần phải bảo dưỡng móng đầy đủ
Ảnh 8: Sau khi hoàn thành các công đoạn đổ bê tông móng bè, móng bê tông cần phải bảo dưỡng móng đầy đủ

Lưu ý khi thi công móng bè

  • Cọc móng có vai trò quan trọng nó là vật truyền trọng tải xuống nền đất dưới chân cọc thông qua sức kháng mũi và tác động vào các nền đất xung quanh cọc thông qua sức kháng bên của nó. Nhà thi công có thể bố trí nó theo các đường lối hoặc bố trí sao cho có thể điều chỉnh lún không đều, giảm áp lực lên nền ở đáy bè hoặc giảm nội lực bè.
  • Điều chỉnh độ lún phù hợp nhất, nếu độ lún không phù hợp theo thời gian sẽ khiến chiều dày vốn có của móng bè thay đổi gây ảnh hưởng đến kết cấu của công trình.
Ảnh 9: Điều chỉnh độ lún phù hợp tránh gây ảnh hướng đến công trình
Ảnh 9: Điều chỉnh độ lún phù hợp tránh gây ảnh hướng đến công trình

Phân biệt móng băng và móng bè

Ảnh 10: Các loại móng nhà vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ cũng như chất lượng của các công trình
Ảnh 10: Các loại móng nhà vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ cũng như chất lượng của các công trình

Móng băng và móng bè hiện nay đều được sử dụng nhiều trong các công trình thi công xây dựng. Tuy nhiên, 2 loại móng này đều có sự giống và khác nhau theo từng đặc điểm riêng đồng thời cũng tùy thuộc vào yêu cầu của công trình.

Đặc điểm cấu tạo, hình dáng Móng bè Móng băng
Hình dáng Là một lớp bê tông khá mỏng được trải rộng bên dưới của tất cả công trình xây dựng hoặc nằm sâu ở dưới dầm móng. Bao gồm các lớp bê tông lót mỏng hoặc có thể là một bản mỏng trải rộng chạy liên tục ở bên dưới nền móng.

Tất cả tạo thành một khối thống nhất và có độ dày vừa phải.

Độ dày bê tông Tiêu chuẩn độ dày của bê tông sàn là 10cm Tiêu chuẩn độ dày của bê tông lót là 10 cm
Chiều cao móng tiêu chuẩn 3200mm 350mm
Kích thước dầm Kích thước dầm móng là 300x700mm Kích thước dầm móng thông thường là 300x(500-800)mm
Tiêu chuẩn thép bản mỏng Thép bản mỏng tiêu chuẩn có 2 lớp thép với φ12a200 Thép bản mỏng phổ thông với φ12a150
Tiêu chuẩn thép dầm móng Tiêu chuẩn thép dọc 6φ(20-22),

Thép đai là φ8a150

Tiêu chuẩn thép dầm móng phổ thông với thép dọc là 6φ(18-22).

Thép đai φ8a150

Trên đây là những thông tin về móng bè mà chúng tôi đã cung cấp đến cho bạn. Hy vọng qua bài viết trên bạn có thể có cái nhìn chuẩn hơn về móng bè và có sự lựa chọn sáng suốt cho việc thi công xây dựng nhà ở.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *