Thay vì thiết kế nhà theo các mẫu nhà sàn truyền thống, kiểu nhà sàn bê tông xuất hiện như một luồng gió mới đầy độc đáo và mới lạ. Xu hướng xây nhà sàn bê tông đang này càng nở rộ và nhận được sự quan tâm đặc biệt của các chủ đầu tư. Vậy thiết kế nhà sàn bê tông là gì? Tất cả các thắc mắc về vấn đề này sẽ được giải đáp ngay dưới đây.

Thiết kế nhà sàn bê tông là gì?

Nhà sàn bê tông có nguồn gốc từ kiểu nhà sàn truyền thống của bà con miền núi. Về mặt cấu tạo và thiết kế mẫu nhà sàn này cơ bản vẫn giữ nguyên mẫu sàn thông thường nhưng được nâng hơn về vật tư xây dựng. Thay vì xây dựng nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên như gỗ tre nứa thì nhà sàn bê tông hiện tại được xây dựng bằng bê tông cốt thép.

Ảnh 1: Nhà sàn bê tông vẫn mang nét đặc trưng của nhà sàn truyền thống
Ảnh 1: Nhà sàn bê tông vẫn mang nét đặc trưng của nhà sàn truyền thống

Sự cải tiến mới của thiết kế nhà sàn đem lại nhiều lợi ích đặc biệt. Bởi nó vừa giữ được nét đẹp truyền thống văn hóa của bà con vùng cao vừa đảm bảo sự khang trang, hiện đại, vững chắc trong quá trình sinh hoạt. Không gian trong nhà sàn bê tông sẽ được phân chia thành 2 khu vực với những chức năng khác nhau như sau:

  • Khu vực sinh hoạt chính: Bằng cách sử dụng sức mạnh của các cột chống và đòn tay khu vực sinh hoạt chính sẽ được đặt trên phía cao. Đây là không gian chung cho cả gia đình. Gia chủ có thể sử dụng nó cho nhiều mục đích như giao tiếp, nghỉ ngơi…
  • Khu vực gầm nhà sàn: Thông thường khu vực gầm sàn sẽ được thiết kế dưới dạng mở. Khu này đảm nhiệm nhiều chức năng như để xe, nhà kho, nhà bếp… Ngoài ra khu vực này còn được biến tấu thành khu vực thư giãn, tiếp đón ngoài trời.

Nguồn gốc của nhà sàn bê tông

Nguồn gốc và sự phát triển của nhà sàn bê tông được đánh dấu rõ bởi 2 mốc thời gian quan trọng là trước thế kỷ 21 và sau thế kỷ 21. Hai mốc thời gian này cho thấy sự chuyển mình rõ rệt trong phong cách thiết kế nhà sàn của con người.

  • Thiết kế nhà sàn trước thế kỷ 21
Xem Thêm:   Tìm hiểu kích thước bể cá cảnh tiêu chuẩn theo phong thủy hút tài lộc

Nhà sàn là nét văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc của người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân vùng cao. Kiểu nhà này xuất hiện tại Việt Nam khá sớm và ngay từ những năm 1980 của thế kỷ 20 người dân tộc Mường đã ấp ủ ước muốn cải tiến nó thành nhà sàn bê tông.

Tuy nhiên tại thời điểm 1980, nguyên liệu xây dựng bằng bê tông chưa phổ biến bằng các loại nguyên liệu khác như xi măng, vôi… Cùng với sự khan hiếm của vật liệu bê tông thì các kỹ thuật đúc và chế tác trụ bê tông cũng chưa cao. Do đó, người dân ưu tiên sử dụng kiểu nhà sàn truyền thống hơn kiểu nhà sàn mới.

Ảnh 2: Kiến trúc nhà sàn ngày càng được hiện đại hóa
Ảnh 2: Kiến trúc nhà sàn ngày càng được hiện đại hóa
  • Thiết kế nhà sàn sau thế kỷ 21

Cho đến thế kỷ 21 khả năng sản xuất bê tông phát triển vô cùng mạnh mẽ nên vật liệu bê tông được phổ biến rộng khắp. Bên cạnh đó kỹ thuật đúc bê tông cũng được cải tiến đáng kể và nhận sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ cao. Nhờ đó, các chủ đầu tư bắt đầu chú ý và ưa chuộng kiểu nhà sàn bê tông.

So với mẫu nhà sàn truyền thống thì kiểu nhà sàn mới có thể giải quyết được hầu hết các vấn đề của bà con vùng cao. Thời gian hoàn thành một công trình nhà sàn truyền thống phải mất đến gần 1 năm. Thậm chí mất đến vài năm cho những những công trình công cộng. Trong khi đó xây dựng nhà sàn bằng bê tông rút ngắn thời gian thi công đi rất nhiều mà chi phí lại thấp hơn.

Những mẫu nhà sàn bê tông đẹp nhất

Các mẫu nhà sàn bê tông đẹp đều gây ấn tượng mạnh với người xem bằng phong cách thiết kế và phối cảnh nội ngoại thất. Chiêm ngưỡng những ngôi nhà sàn bê tông hiện đại đặc sắc chắc chắn sẽ đem đến cho bạn nguồn cảm hứng vô tận về cái đẹp.

Các căn nhà sàn giới thiệu dưới đây đều được chọn lọc một cách kỹ càng. Bạn hãy thưởng thức và áp dụng vào trong mẫu thiết kế của mình.

Xem Thêm:   Top 15+ mẫu tủ rượu hiện đại & sang trọng thời thượng nhất
Ảnh 3: Vẻ đẹp hiện đại của nhà sàn
Ảnh 3: Vẻ đẹp hiện đại của nhà sàn
Ảnh 4: Mẫu nhà sàn bê tông đẹp và độc đáo
Ảnh 4: Mẫu nhà sàn bê tông đẹp và độc đáo
Ảnh 5: Vẻ đẹp tráng lệ của nhà sàn không thua kém gì các biệt thự cao cấp
Ảnh 5: Vẻ đẹp tráng lệ của nhà sàn không thua kém gì các biệt thự cao cấp
Ảnh 6: Nhà sàn theo phong cách đơn giản
Ảnh 6: Nhà sàn theo phong cách đơn giản
Ảnh 7: Nhà sàn mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống Việt Nam
Ảnh 7: Nhà sàn mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống Việt Nam
Ảnh 8: Kiểu nhà sàn du lịch đặc trưng
Ảnh 8: Kiểu nhà sàn du lịch đặc trưng
Ảnh 9: Mẫu nhà sàn kết hợp với không gian xanh độc đáo
Ảnh 9: Mẫu nhà sàn kết hợp với không gian xanh độc đáo
Ảnh 10: Sự giản đơn từ ngôi nhà sàn đem lại cảm giác bình yên và an lành
Ảnh 10: Sự giản đơn từ ngôi nhà sàn đem lại cảm giác bình yên và an lành
Ảnh 11: Kiểu nhà sàn mái tam giác truyền thống
Ảnh 11: Kiểu nhà sàn mái tam giác truyền thống
Ảnh 12: Mẫu nhà sàn được các chủ đầu tư ưa chuông nhất
Ảnh 12: Mẫu nhà sàn được các chủ đầu tư ưa chuông nhất

Xu hướng đổi từ nhà sàn gỗ sang nhà sàn bê tông

Dấu hiệu rõ ràng nhất để nhận ra sự chuyển đổi xu hướng từ nhà sàn gỗ sang nhà sàn bê tông là nguyên vật liệu xây dựng. Bạn so sánh vật tư thi công của 2 kiểu nhà này như sau

Vật tư xây dựng nhà sàn truyền thống được lấy chủ yếu từ nguyên liệu tự nhiên. Các bộ phận cần sự vững chắc như cột, trụ, đòn, xà, sàn nhà được lấy từ gỗ tự nhiên. Còn các bộ phận làm vách ngăn, yêu cầu sự bền bỉ được lấy từ tre trúc.

Ngoài ra, người dân vùng núi còn tận dụng lá tranh, tre, dây mây để lợp thành mái nhà. Một số vùng khác không dùng lá tranh, tre, dây mây thì có thể thay thế lớp ngói mỏng.

Ảnh 13: Vật tư xây dựng tạo ra điểm khác biệt rõ ràng giữ 2 xu hướng nhà sàn
Ảnh 13: Vật tư xây dựng tạo ra điểm khác biệt rõ ràng giữ 2 xu hướng nhà sàn

Vật tư xây dựng nhà sàn kiểu mới được sản xuất từ những nguồn nguyên liệu tiên tiến, hiện đại, công nghệ cao. Các bộ phận cần sự vững chắc như cột, trụ, đòn, xà, sàn nhà được đúc từ bê tông cốt thép thay vì gỗ tự nhiên. Còn các bộ phận làm vạch ngăn được cải tiến bằng gạch, gạch men. Phần mái cũng được thay thế bằng mái tôn, mái bê tông.

Tiêu chuẩn thiết kế nhà sàn bê tông chi tiết

Một nhà sàn bê tông đạt tiêu chuẩn phải bảo đảm các tiêu chí về vật liệu xây dựng và cấu tạo thiết kế. Cụ thể như sau:

  • Tiêu chuẩn về vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng dùng cho công trình xây dựng phải đạt các tiêu chuẩn do bộ xây dựng Việt Nam quy định. Nếu bạn sử dụng phần thép để tạo kết cấu cho khung dầm và cột trụ thì nó phải thuộc loại TCVN 1651 – 1985, TCVN 1651 – 2008 hoặc JIS G3505 – 1996, JIS G3112 – 1987.

Đối với ngói xây dựng, nguyên liệu làm mái cần tiêu chuẩn TCVN 4313:1995. Còn gạch xây dựng sử dụng để tạo kết cấu tường nhà cần đạt TCVN 6355-7: 1998.

Ảnh 14: Mẫu nhà sàn tiêu chuẩn phải đáp ứng được các quy định chặt chẽ trong phần thiết kế
Ảnh 14: Mẫu nhà sàn tiêu chuẩn phải đáp ứng được các quy định chặt chẽ trong phần thiết kế
  • Tiêu chuẩn trong thiết kế

Thiết kế của một nhà sàn bê tông đạt chuẩn bắt buộc phải chia cấu tạo nhà thành 2 khu vực. Như đã nói ở trên 2 khu vực này là gầm nhà sàn và phần nhà sàn chính. Tuy nhiên việc phân chia thành hai khu vực đơn thuần là chưa đủ mà cần đạt các chỉ tiêu về số liệu cụ thể.

Xem Thêm:   Top 10 công trình kiến trúc vĩ đại và nổi tiếng nhất ở Lào

Đối với gầm nhà sàn, bộ phận này phải đạt chiều cao tối thiểu là 50cm. Không gian dưới gầm sàn nhà một phần dùng làm các cột trụ cột đỡ cho phần nhà trên. Phần còn lại tận dụng làm không gian sinh hoạt cho gia đình

Ngoài ra gia đình vẫn có thể bố trí thêm các phòng sinh hoạt riêng biệt bên dưới với điều kiện diện tích xây dựng dưới 80 – 90%. Nhằm giữ nguyên bản sắc vốn có của nhà sàn truyền thống, các phòng phải thiết kế theo không gian mở. Tức là bức tường giữa các phòng luôn có độ thông thoáng với không khí bên ngoài.

Đối với phần nhà chính, không khí trong khu vực này khá mát mẻ do được xây dựng cách mặt đất một khoảng nhất định. Vào mùa đông các bức tường bao quanh ngôi nhà nên vẫn đảm bảo sự ấm áp. Đây là kết quả của cấu trúc lưu thông khí chỉ có ở nhà sàn.

Thông thường các mẫu nhà sàn bê tông sẽ có khoảng 1 – 2 tầng với cấu trúc mái đặc biệt. Bạn có hai lựa chọn để làm mái nhà sàn là mái thái hoặc mái tam giác. Để tạo được nét truyền thống hơn nữa, bạn hãy lợp ngói bên ngoài mái. Điều này vừa giúp ngôi nhà cách nhiệt vừa giúp không gian kiến trúc thêm độc đáo.

Chi phí xây nhà sàn bê tông hết khoảng bao nhiêu tiền?

Không có một khoản phí nhất định khi xây nhà sàn bê tông bởi nó phụ thuộc chặt chẽ vào diện tích, vật tư xây dựng… Nếu bạn dự tính xây nhà sàn tại khu vực vùng núi thì diện tích khoảng 60 – 70m2 là hợp lý. Với mức diện tích này, chi phí xây dựng dao động từ 200 triệu cho đến 350 triệu.

Ảnh 15: Chi phí xây dựng nhà sàn kiểu mới phù hợp với hầu hết khả năng tài chính của người dân Việt Nam
Ảnh 15: Chi phí xây dựng nhà sàn kiểu mới phù hợp với hầu hết khả năng tài chính của người dân Việt Nam

So với các các công trình kiến trúc khác, phí xây dựng nhà sàn tương đối thấp nhưng hiệu quả lại khá cao. Khả năng chống thấm vượt trội, nói không với mối mọt khiến mẫu kiến trúc nhà sàn ngày càng được ưa chuộng và phát triển rộng rãi.

Vẻ đẹp độc đáo của công trình kiến trúc nhà sàn bê tông tạo ra điểm khác biệt lớn giữa vô vàn các mẫu thiết kế thông thường. Nó là sự kết tinh giữa vẻ đẹp truyền thống với sự sang trọng hiện đại. Bạn hãy lan toả phong cách thiết kế này đến nhiều người hơn bằng cách comment và chia sẻ bài viết nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *